2016/09/05

SUY NGHĨ LỆCH LẠC CỦA MỘT BLOGGER VỀ NGÀY QUỐC KHÁNH 2/9

SHADOWLESS
Cách đây vừa tròn 71 năm, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà ngày nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Kể từ đó đến nay, ngày 2/9 hàng năm được lấy làm ngày Quốc khánh và cũng là ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam. Để có được ngày này, bao nhiêu xương máu của cha anh đã ngã xuống trong thời buổi xây dựng lực lượng, đứng lên dành lại chính quyền từ những tên đế quốc, thực dân và cũng để cho cuộc sống người dân Việt Nam sống trong hòa bình ngày hôm nay thì nhiều hơn số đó đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng đất nước qua hai cuộc chiến chống Pháp, Mỹ và bè lũ tay sai. Sự hy sinh lớn lao đó để đổi lấy hòa bình, ấm no, hạnh phúc của hiện tại của cha anh và mỗi người dân Việt Nam hiện nay cần phải tỏ lòng biết ơn vì điều đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng vậy và một Blogger có tên Lê Văn Luân đã đăng bài thể hiện quan điểm lệch lạc trên trang Blog Tễu của Nguyễn Xuân Diện qua bài viết “Ngày Quốc khánh”.
Có thể nói rằng, bao trùm bài viết là một tư tưởng xét lại, ấu trĩ một cách rất thiếu ý thức của một thứ nếu sống ở Việt Nam hay là công dân Việt Nam hiện nay thì đó đúng là một thứ cặn bã của xã hội, một thứ vô ơn không thể chấp nhận được. Trong bài viết của Lê Văn Luân có đoạn: “Vì độc lập, cả dân tộc đã phải đánh đổi hàng triệu sinh mệnh, trong những cuộc chiến tranh liên tiếp, trường kỳ và khốc liệt, sai hay đúng, chúng ta còn phải chờ lịch sử xét lại. Giống như cụ Phan Chu Trinh có một cách nghĩ khác với tư tưởng của cụ Phan Bội Châu về đường hướng cách mạng (cụ Châu chủ trương bằng bạo lực), cụ Phan thì có tư tưởng “ỷ Pháp cầu tiến bộ”, tức dựa chính vào người Pháp để “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Tất nhiên điều đó đã không được lịch sử dung nạp, mà đó thực sự cũng là một cách hữu hiệu để giải thoát dân tộc khỏi cả hai thứ, cả giặc ngu dốt và chiến tranh bạo lực đẫm máu. Và nếu cụ Phan Chu Trinh thành công thì có thể đất nước ta giống như con đường thịnh vượng của Hồng Kông hoặc Đài Loan sau vài thập kỷ “giao thương” với các quốc gia phát triển để đi lên. Vì bởi lẽ, chiến tranh khôn ngoan nhất là chiến tranh đẩy đối thủ đến bàn đàm phán (Ytzhak Rabin, Thủ tướng Israel, đoạt giải Nobel Hoà Bình năm 1994)”. Quả thật, chúng ta không nên và không bao giờ được phép bình luận về các bậc tiền bối đi trước bởi lẽ như cụ Phan Chu Trinh hay cụ Phan Bội Châu, mặc dù đều thất bại trong việc tìm con đường sáng cho dân tộc Việt Nam nhưng đó là thể hiện ý chí, lòng yêu nước thương dân của các cụ đối với dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn đúng con đường và nếu như lời Lê Văn Luân thì chưa chắc bây giờ dân tộc Việt Nam đã có hắn bởi lẽ đặt vào bối cảnh lịch sử thì Việt Nam lúc đó không khác gì một miếng mồi béo bở đối với bọn đế quốc thực dân và y đã chấp nhận đất nước Việt Nam thân yêu này là một con cờ của bọn chúng. Thật khốn nạn! Cụm từ “Nếu cụ Phan Chu Trinh thành công…” được nói trong tưởng tượng của y thì đã được lịch sử khẳng định rồi.
C:\Users\TEMP\Pictures\Capture.PNG
Ảnh chụp bài viết xuyên tạc của Lê Văn Luân trên trang Blog Tễu
Hơn nữa, Lê Văn Luân cho rằng: “Ông chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương phải thống nhất đất nước chứ không thể để chia cắt làm hai miền Nam-Bắc như Triều Tiên và Nam Hàn bây giờ. Ông quyết đưa đất nước theo chủ nghĩa cộng sản mà ông đã đọc từ Marx, sau này là Stalin và Mao, người mà ông nhận định rằng, “ai thì có thể sai, chứ Mao và Stalin thì không sai bao giờ”. Những gì Ông áp dụng trong suốt chiều dài lịch sử khi còn sống và có quyền bính trong tay, một cách rất khôn khéo và mềm mỏng, nhưng là trước mặt, còn đằng sau là áp dụng chiến lược “Cây gậy lớn” (của ông Theodore Roosevelt, Tổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ). Điều đó đã dẫn tới sự thành công của Ông trong chính trị và chiến tranh trên các mặt trận”. Thực sự thì những kẻ chỉ đọc lịch sử trong sách vở, không kinh qua những năm tháng khó khăn đó thì không thể hiểu hết được bản chất của vấn đề, chưa kể chúng bị tiêm nhiễm những tư tưởng thù địch trong giai đoạn hiện nay. Sự bình luận một cách phiến diện nêu trên sẽ không bao giờ có thể biết được bản chất của vấn đề hay công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam. Hãy để cho nhân dân phán xét.
Cuối cùng, bên trên, tác giả nói rằng nếu Lê Văn Luân sống ở Việt Nam hay là công dân Việt Nam hiện nay thì đó đúng là một thứ cặn bã của xã hội, một thứ vô ơn không thể chấp nhận được, nhưng hoàn toàn có thể hiểu được khi mà y đang sống ở nước ngoài, chịu ơn hay tiêm nhiễm tư tưởng của các nước đế quốc. Tuy nhiên, giả sử đúng như vậy thì việc y viết bài phủ nhận công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và xuyên tạc ý nghĩa lịch sử ngày Quốc khánh của dân tộc là không thể chấp nhận được.

No comments:

Post a Comment