2016/09/08

SỰ DỞ HƠI CỦA PHẠM VIẾT ĐÀO (Tiếp theo và hết)

Phần I: SỰ DỞ HƠI CỦA PHẠM VIẾT ĐÀO


Sau khi thể hiện sự dở hơi của mình khi cho rằng phàm cái gì đã được đưa ra để so sánh với nhau thì phải hoàn toàn tương đồng với nhau. Vị nhà văn dân chủ Phạm Viết Đào tiếp tục đặt tiếp một câu hỏi mà nếu so sánh với những gì trước đó cũng không có sự khác biệt là mấy!

Phạm Viết Đào viết tiếp như sau: 
"Ngoại giao Việt Nam là Tre hay…?
Những đặc tính đó của tre hoàn toàn xa lạ với đường lối ngoại giao của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Không rõ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi nói đến “trường phái ngoại giao tre” của Việt Nam có biết đến đặc tính của tre: sự liên minh, liên kết chặt chẽ với nhau và “nội bộ tre” luôn đồng lòng cao, có thế mới tạo nên “ thành lũy tre” chống gió bão - như là một đặc điểm sinh tồn?
Hiện tại, đường lối đối ngoại của Việt Nam được nêu trong các văn kiện của Đảng cũng như các phát biểu của những người có trách nhiệm, điển hình là ý kiến trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trước thềm Hội nghị Ngoại giao 29:
Với đường lối ngoại giao và cách ứng xử với dân hiện tại là Đảng không tin dân và dân cũng không tin Đảng thì làm sao có thể so sánh với tre, mà tự nhận đi theo đường lối “ngoại giao tre” được?
“Chúng ta đã rút ra bài học, không để bất cứ lực lượng nào lôi kéo vào sự cạnh tranh. Đường lối của chúng ta là độc lập, tự chủ, không để bị lôi kéo vào bất cứ liên minh nào.”
Còn về sự đồng lòng trong nội bộ Việt Nam? Với đường lối ngoại giao và cách ứng xử với dân hiện tại là Đảng không tin dân và dân cũng không tin Đảng thì làm sao có thể so sánh với tre, mà tự nhận đi theo đường lối “ngoại giao tre” được?". 
Xin được dừng trích dẫn những điều được Phạm Viết Đào trích ra tại đây bởi nếu trích thêm chắc sẽ có người sốc về con người từng biết đến với danh xưng là nhà văn này! 
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet). 

Có thể ở Entry thứ nhất ở trên, sẽ có người chưa thể tin lắm về sự dở hơi, khó hiểu của Phạm Viết Đào song với những gì đã chỉ ra ở trên thì có vẻ mọi sự đã trở nên sáng rõ hơn! Và từ sự nhận thức có phần ngây ngô của mình khi nói về chủ thể so sánh và chủ thể được so sánh, đến đây Phạm Viết Đào tiếp tục mang lối nghĩ ấy vào để nhìn nhận, đánh giá thông qua những biểu hiện của nền ngoại giao Việt Nam đang được vận hành. 

Theo đó, Phạm Viết Đào áp đặt và cho rằng, Phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị ngành Ngoại giao vừa qua chỉ đưa ra 1 phần trong đặc tính của cây tre Việt Nam để so sánh với nền ngoại giao Việt Nam đương đại: "Những đặc tính đó của tre hoàn toàn xa lạ với đường lối ngoại giao của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Không rõ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi nói đến “trường phái ngoại giao tre” của Việt Nam có biết đến đặc tính của tre". Cũng từ đó, không hiểu từ căn cứ nào Phạm Viết Đào chia ra thành 02 trường phái ngoại giao tương ứng với 02 nhóm đặc tính của tre Việt Nam: (1) sự liên minh, liên kết chặt chẽ với nhau và (2) “nội bộ tre” luôn đồng lòng cao, có thế mới tạo nên “ thành lũy tre” chống gió bão - như là một đặc điểm sinh tồn?

Chưa hết, từ sự chia tách vấn đề có phần chủ quan và cảm tính như thế, Phạm Viết Đào đã tiếp tục đưa ra những ví dụ cho thấy chưa bao giờ nền ngoại giao Việt Nam có sự thống nhất về mặt đường hướng thông qua những lời phát biểu của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trước thềm Hội nghị Ngoại giao 29 hay trong Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội 12 hay phát biểu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong Hội nghị vừa qua tại Trung Quốc. Cụ thể: 

- Tại hội nghị lần thứ 29 Ngành Ngoại giao Việt Nam, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng:“Chúng ta đã rút ra bài học, không để bất cứ lực lượng nào lôi kéo vào sự cạnh tranh. Đường lối của chúng ta là độc lập, tự chủ, không để bị lôi kéo vào bất cứ liên minh nào.”

- "Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang nhấn mạnh tới sự hợp tác, liên kết và đoàn kết với các quốc gia khác trong vấn đề Biển Đông". 

Mà Phạm Viết Đào không biết rằng, trong thế giới hiện đại, nhất là trong bối cảnh mối quan hệ quốc tế đang có tính đan xen một cách chằng chịt về mặt lợi ích kiểu: "Không có kẻ thù vĩnh viễn, không có đồng minh vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh cửu", "Kẻ thù của kẻ thù là bạn". Cho nên vốn dĩ không riêng gì Việt Nam chưa bao giờ có một đường hướng có tính công thức chung nhất cho nền ngoại giao mà xin được thưa rằng, nó luôn thay đổi theo từng bối cảnh, giai đoạn lịch sử cụ thể. Sự rập khuôn về mặt đường lối đôi khi sẽ đẩy chính đất nước đó vào những tình thế bị cô lập, tẩy chay trên diện rộng. Việt Nam không muốn bị như thế và đó là lí do chưa bao  giờ có xuất hiện sự đồng nhất về mặt đường lối ngoại giao trong các giai đoạn khác nhau. 

Những sự thiếu thống nhất được chỉ ra ấy phản ánh rất rõ sự thay đổi qua các thời kỳ khác nhau, trước những mối quan hệ khác nhau của Việt Nam trong thời gian gần đây mà thôi! Sự mềm dẻo về mặt đường hướng ngoại giao là điều mà Việt Nam đang theo đuổi. Vậy nên, có thể tại Hội nghị có sự góp mặt của các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Đức, Pháp.... Việt Nam sẽ dõng dạc mà tuyên bố về nguyên tắc độc lập, thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nhưng nếu tại Hội nghị mang tính nội khối của Asean thì Việt Nam sẽ kêu gọi việc hợp tác, liên kết giữa các thành viên để chống đỡ lại các nguy cơ từ bên ngoài.... Tất cả các nước đều làm vậy chứ không riêng gì Việt Nam! 

Và nếu có một sự so sánh đúng nghĩa thì đường hướng mà nền ngoại giao Việt Nam đang theo đuổi, thực hiện là nền "Ngoại giao cây tre" thực thụ. Nó không chỉ phản ánh sự dẻo, mềm, linh hoạt có thể sống trong mọi hoàn cảnh của từng cây tre mà nó còn cho thấy những đức tính quý báu khi những cây tre đơn lẻ ấy liên kết, tạo thành một lũy tre: Luôn sẵn sàng đoàn kết lại với nhau vì những lợi lích chung nhất. 

Sự chia tách hết sức khó hiểu ở trên về mặt trường phái, một lần nữa càng cho thấy Phạm Viết Đào không những không hiểu về cây tre Việt Nam mà suy nghĩ ông đã trở nên bị lỗi thời trong bối cảnh Hội nhập quốc tế hiện nay. Và thật dễ hiểu khi với một cặp mắt, một nhãn quan chính trị xưa cũ và thuộc về một thời xa xăm nào đó nên Phạm Viết Đào khó mà hiểu được những chuyển động đang diễn ra. Và cũng xin được nói thêm rằng, phải chăng những năm tháng ở trong tù đã khiến một Phạm Viết Đào trở nên khô cứng về mặt suy nghĩ, chai sạn về độ thích nghi thời cuộc và hệ quả là ông đã cho ra những suy nghĩ ấu trĩ và ngu xuẩn đến thế này? 

Nếu đó là sự thật thì thực sự vào tù đối với bất cứ ai đi nữa cũng đều là cực hình và nhiều mất mát. Do vậy, khuyên cho những ai đang muốn vào tù để lấy chiến tích kia rằng, đó không phải là chuyện dễ dàng gì!

An Chiến

No comments:

Post a Comment