2016/09/05

KHÔNG CÓ CHUYỆN ÁO SÔN CHƯA MẶC MỘT LẦN

Em Sôn ở Tây Nguyên tự tử, nguyên nhân mù mờ do các báo ăn ốc nói mò là do không có áo mới đến trường, nhưng sau khi điều tra kĩ thì không phải thế. Nhiều thuyết âm miu được đưa ra, nhưng chưa thấy ai đề cập đến khả năng em là nạn nhân của bạo lực học đường dẫn đến trầm cảm. Bạo lực học đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tự tử của học sinh, khoảng hơn 2000 trường hợp mỗi năm và nạn nhân có xu hướng tự tử cao hơn tới 9 lần so với những học sinh khác, cao hơn cả nguyên nhân áp lực trong học tập.

Theo quan điểm của cụ Mác râu thì bạo lực là tất iếu khi mọi thương thuyết đều không đi đến kết quả, bạo lực học đường không ngoại lệ.

Chưa có giải pháp nào hĩu hiệu cho nạn bạo lực học đường, kể cả ở các nước phát triển. Ví như một ngôi trường có 9999 học sinh ngoan, thì chỉ cần có 1 đứa nghịch phá và có tư duy thủ lĩnh, sẽ lôi kéo được lực lượng rất nhanh. Những đứa to xác, phát triển thể chất sớm nếu bắt nạt bạn bè thường hiếm khi nặng tay, đây là hành vi lạm dụng sức mạnh đơn thuần, bọn này khá dễ bảo, nếu phát hiện sớm trước khi chúng biến trò đánh bạn thành thú vui và có phương pháp thích hợp thì không đáng ngại.

Những trò bạo lực nguy hiểm, ngu và ác thường là từ các băng nhóm, đa phần là bọn chân cò tay rện, Phú từng điểm qua hồ sơ của 100 đứa học sinh anh chị cộm cán nhất ở các trường trung học, tất cả (100%) đều gày nhom, bé, lùn nhưng cực lì, đánh nhau rất máu, kể cả bọn to xác hay giỏi võ cũng khá ngán bọn này.

Nữ sinh thì phức tạp hơn, khoa học mà nói nếu bọn con gái chơi thành nhóm nhỏ 3-5 đứa, tách biệt với bọn con gái khác trong lớp, thì sẽ hay đánh bạn hơn. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm đó là quan sát, tìm cách gắn kết cả lớp lại, đừng để em nào bị tách ra khỏi tập thể. Nếu 1 đứa bị tách ra, nó sẽ là nạn nhân bị bạo hành. Nếu vài đứa tách ra, chơi với nhau, chúng sẽ biến thành thủ phạm bạo hành.

Học sinh khi bị các băng nhóm học sinh khác đánh hay trấn lột thì ít để lại thương tổn tâm lý hơn, chúng quan niệm rằng mình không phải nạn nhân duy nhất, và hiểu rằng hành vi của bọn kia là xấu xa, chỉ là may mắn nên bọn đấy chưa bị bắt hay đuổi học.

Vấn đề nằm ở những trò bắt nạt nhằm vào một số em học sinh cụ thể, diễn ra lâu dài, công khai, không nhằm mục đích gì cả, không trấn lột tiền, không ép làm việc xấu, nó không nghiêm trọng để giáo viên hay các học sinh khác can thiệp, thậm chí còn coi như trò giải trí, mua vui miễn phí. Sự thờ ơ trở thành đồng loã. Có thể chỉ là bị giật tóc (nếu là nữ), bị búng tai nhè nhẹ (nếu là nam) hoặc đập kính mắt, vứt cặp sách xuống sân, hay đơn giản là quây xung quanh hò hét, hỏi cung, doạ dẫm.. vv, những trò này không quá đau về thể xác, nhưng do diễn ra lâu dài, kiểu như đặc biệt ngứa mắt với 1 số người nhất định, đến mức cứ gặp là cả lũ xông vào kiếm chuyện, trò này đặc biệt gây huỷ hoại tâm lý kinh khủng, khiến trẻ tự ti, méo mó nhân cách, mất niềm tin vào mọi người xung quanh, sợ đến trường và nguy hiểm hơn, khi có cơ hội chính nạn nhân sẽ lại biến thành kẻ bắt nạt. Một dạng tâm lý trả thù đời thường thấy ở kẻ iếu bị dồn nén.

Và đừng quên gần như tất cả các vụ đánh nhau nghiêm trọng, xé áo lột quần cạo đầu bôi vôi đều là vì lí do tình cảm. Con nhỏ có người iêu sớm chưa hẳn đã đáng lo, vì ít ra còn biết là nó iêu đứa nào, hoàn cảnh ra sao, chỉ cần gặp gỡ cả 2 đứa nói chuyện nghiêm túc, thì nguy cơ con gái cưng bị xé áo hoặc đi xé áo đứa khác, sẽ giảm đáng kể. Vừa an toàn vừa tránh những rủi ro về sức khoẻ sinh sản vị thành niên, chính ra người Mông rất khôn, bọn nhỏ nhỏ cho iêu nhau sớm luôn đi đỡ phải lo ngay ngáy như ôm quả bom nổ chậm.

Theo dõi (trong bí mật) con cái trên facebook cũng là một í tưởng hay, không hiếm những sự vụ là do vạ miệng trên mạng xã hội.

Tâm lý trẻ mới lớn rất phức tạp, nhưng theo quy luật. Dường như tất cả những ai chưa từng va vấp kiếm sống, chưa lo cơm áo gạo tiền bon chen lừa lọc, đều có nếp tư duy rất giống nhau.

Hiểu bọn trẻ không khó, thật ra tôi thấy ngạc nhiên khi ngay cả các phụ huynh trẻ cũng không nắm được tâm lý con em mình, các bạn cũng đã từng trải qua tuổi đấy chưa lâu lắm, hồi đó các bạn suy nghĩ thế nào thì giờ chúng cũng suy nghĩ như vậy. Còn nếu ngu đến mức không nhớ nổi thời học sinh mình suy nghĩ thế nào, thì tốt nhất đừng lập gia đình phá hoại nguồn gene vốn đã không tốt lắm của nước ta.

Clip ngắn về vấn đề bạo lực học đường của học sinh trường Ams - ngôi trường sản sinh ra non nửa số facebooker nghìn lai trên toàn cõi mạng, khá hay và bổ ích.

https://www.youtube.com/watch?v=Mb9c9Gti_CU&sns=em

Và đừng quên gia đình vẫn là quan trọng nhất trong việc định hình nhân cách của trẻ em, khi gia đình không còn là tổ ấm cho chúng trở về nữa, thì chúng sẽ buộc phải đi tìm những chỗ ấm hơn, và rất có thể sẽ trở thành một trong 2 phe của các trò bạo lực, phe bắt nạt hoặc nạn nhân, đều nguy hiểm như nhau.

Ảnh minh hoạ gia đình không nghèo lắm của nạn nhân bác bỏ giả thuyết của bọn lều báo, hoàn toàn không có chuyện "áo Sôn chưa mặc một lần"

No comments:

Post a Comment