2016/08/07

XIN LỖI ĐÀNG HOÀNG, SỢ ĐÉO GÌ?

Ong Bắp Cày

Chị cực ghét thể loại hành nghề phạm lỗi, lại được thiên hạ chỉ hộ mà vẫn khăng khăng lấp liếm, đến một câu xin lỗi để bảo toàn danh dự cũng không có. Ngoan cố thế chị chê.

Công bằng mà nói, chuyện lâm tặc hay dân tặc phá rừng Tây Nguyên là có thật, và nó cực kỳ nghiêm trọng. Ai từng bay bằng từ Đà Nẵng lên Tây Nguyên sẽ nhìn thấy những quả đồi trọc lõn, đỏ hoe, khô khốc thay thế cho những cánh rừng đại ngàn được mô tả trong giáo khoa.

Các cô cũng nên hoan hỷ vì VTV lên tiếng bằng các phóng sự hình, dù trước đó báo chí đã vào cuộc. 

Cũng phải công nhận rằng, hầu hết nội dung về việc phá rừng ở ĐakLak nêu trong Chương trình Chuyển động 24h của VTV là đúng và cũng đã được chính quyền ĐakLak thừa nhận. 

Tuy nhiên, việc lừa người dân chặt cây, cuốc đất để mô tả cảnh phá rừng tại địa điểm không phải là rừng cần được bảo vệ để đánh lừa người xem thì sai mẹ. Cái đó vi phạm nguyên tắc trung thực, khách quan và xa hơn là bỗng dưng đẩy người dân vô tội thành kẻ phạm pháp. Thậm chí, khi bị dư luận bóc mẽ, sau khi tung một clip để minh oan thì VTV vẫn tiếp tục bước vào cái sai thứ 2, là lừa người dân kể chuyện đói khổ để biện minh cho việc "lương thiện" của mình.

Hãy dũng cảm xin lỗi để mục đích cao đẹp của VTV là bảo vệ rừng Tây Nguyên tiếp tục nhận được sự ủng hộ của người xem.

***
Một điều chắc chắn là các anh chị VTV đã không trực tiếp chứng kiến cảnh phá rừng nên mới thuê hoặc lừa người đóng giả cảnh đó để phóng sự thêm sinh động và củng cố niềm tin.

Chuyện phá rừng xảy ra ở nơi khác, nhưng anh chị dùng rẫy của người dân đã khai phá hơn 20 năm làm hiện trường thực tế phá rừng là đéo ổn. Vì thế, những gì mà VTV quay được và thuyết minh không phải là sự thật, các cô công nhận không đã?

Báo Người Lao Động viết: "Trưởng thôn Giàng A Nụ khẳng định cây mà ông Dinh đã chặt là cây trong rẫy của ông Vừ A Lao, không liên quan gì đến rừng. Rẫy này đã từng khai phá 20 năm trước. “Bảo chặt cây trong rẫy để nói phá rừng thì không hiểu nổi họ làm sao nữa” - ông Nụ thở dài".

Trong câu chuyện này, đúng sai đã rõ, vấn đề quan trọng hơn là sinh mạng chính trị của người dân bị VTV coi thường. 

Xem phóng sự lần đầu, chị đây đã phải tốc váy và chửi rằng: Ơ địt mẹ bọn phá rừng kia sao không gô cổ chúng nó lại, tống chúng nó vào tù, cho dù chúng là ai, là con ông nào, phá có đúng quy trình hay không.

Thế đấy các cô ạ, đọc báo mới biết, ông Vừ Dũ Dinh, bà Sùng Thị Mao, bà Giàng Thị Xá và ông Vàng A Tu đéo phải là bọn phá rừng. Hiểu biết như chị mà vẫn bị lừa, thế mới đau. 

Khi phóng sự lên sóng, người dân và cơ quan thực thi pháp luật sẽ hiểu những người này là lâm tặc, sống nhởn nhơ ngoài vòng luật pháp, và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của cả hệ thống chính trị nơi đây. Quan trọng là những người lương thiện kia, bỗng chốc biến thành tội phạm có tổ chức, ai sẽ kêu oan, bảo vệ quyền lợi cho họ đây?

Các cô nói đi, ai đã chỉ đạo những con người khốn khổ kia phá rừng và ai là chủ mưu? Giờ đây, họ sẽ sống như thế nào trong ánh mắt căm giận từ cộng đồng chỉ vì bị lừa. Liệu 600k của "phóng viên chiến trường" được bọc trong tấm giấy có ghi chữ "hảo tâm" có làm dịu nỗi nhục của họ?

***
Anh Nguyễn Văn Đức, bạn thân chị, giờ làm Luật sư nói: Nếu thông tin của VTV là đúng thì những người dân “phá rừng” có liên quan trong phóng sự gồm: ông Vừ Dũ Dinh và vợ là bà Sùng Thị Mao; bà Giàng Thị Xá và em Vàng A Tu (cùng ngụ xã Ea Đáh, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) sẽ bị xử lý ra sao? Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và bảo vệ lâm sản, Nghị định 40/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 157, hành vi của những người này có dấu hiệu vi phạm điều 12 Nghị định 157, với mức phạt tiền ít nhất là 600.000 đồng đối với loại gỗ không thuộc nguy cấp, quý hiếm; trường hợp gỗ thuộc loại nguy cấp, quý hiếm theo nhóm IIA thì mức phạt ít nhất là 1 triệu đồng. Nếu những người này đã từng bị xử phạt về hành vi đốt, phá rừng, hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thì sẽ đối diện với nguy cơ vi phạm pháp luật hình sự (điều 189 Bộ Luật Hình sự 1999). Trường hợp cơ quan điều tra xác định họ là “diễn viên” trong phóng sự theo sự hướng dẫn của phóng viên thì có thể họ được xem xét ở mức độ nhẹ hơn.

***
Cho đến giờ này, chị vẫn không hiểu vì sao VTV không lên tiếng xin lỗi.

Nếu là chị, xin lỗi đàng hoàng, sợ đéo gì?

No comments:

Post a Comment