2016/08/19

VỀ CHUYỆN DÙNG VÀ QUẢN LÝ SÚNG


Xin được nói luôn, câu chuyện được nói sau đây không quá mới và cũng không phải nói ra để ngợi ca chính quyền trong việc siết chặt việc dùng, quản lý súng hay thế nào. Nó được viết ra đơn giản từ sự gợi ý của hai câu hỏi: Xã hội Việt Nam sẽ như thế nào nếu việc sử dụng súng chỉ quan trọng vào việc bạn có tiền hay không? và đến người được cho phép dùng súng còn gây chuyện nữa thì người không được cấp phép sử dụng thì sẽ thế nào? 

Như một lẽ tất yếu, 02 câu hỏi này cũng đặt ra thực trạng mà tôi cho rằng nó cần thiết phải đưa ra bàn bạc một cách nghiêm túc và cầu thị: Có hay không việc duy trì việc cấp, quản lý, sử dụng súng cho những đơn vị không phải là lực lượng vũ trang nhưng lại có chức trách tham gia phòng chống tội phạm khi mà "Ở Việt Nam, súng bắn tội phạm thì ít nhưng bắn nhau do tức nhau thì nhiều" như kết luận của Fbker Lăng Khắc Trọng. 

Lực lượng kiểm lâm là một ví dụ. 

Những ai quan tâm vụ việc nổ súng rúng động tại Văn phòng Tỉnh ủy và Ban tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái hẳn đã thấy, ngay sau khi vụ việc xảy ra, cùng với việc trả lời câu hỏi ai là hung thủ thì hung khí Đỗ Cường Minh sử dụng gây án được quan tâm liền sau đó? Nghĩa là nói gì thì nói, bên cạnh những nguyên nhân sâu xa khiến hung thủ có động cơ ra tay (hiện đang được các cơ quan chức năng giải mã) thì nguyên nhân trực tiếp từ súng (hung khí) được chú ý một cách đặc biệt. Hay nói cách khác, dùng súng với bất cứ mục đích gì đều lợi thì ít, hại thì nhiều. 

Cũng như chia sẻ của Fbker Lăng Khắc Trọng, ngay tại  dải đất Nghệ Tĩnh (nơi Fbker này sinh sống) thôi đã xảy ra không ít sự việc mà tôi tạm gọi là tai nạn trong quá trình sử dùng súng do không đúng quy trình: 
"Thằng Ngũ CA Quỳ châu hôm đó đưa một ít gỗ về đóng hậu sự cho cha mẹ (cứ cho là thế) đến trạm kiểm lâm,Ngụ xin nợ tiền làm luật nhưng lão H cương quyết không cho nợ... Tức lên Ngụ chạy lên xe lấy súng AK xuống vào trạm phằng mấy phát làm lão H chết ngay tại chỗ. ong đó Ngụ cũng dùng chân đạp cò tự sát luôn ngay sau đó ở trạm kiểm lâm.

Thằng Thông CA DC người đẹp trai hiền lành to cao yêu một cô ở Diễn B,cô này là em gái diễn viên Kim Cúc người đóng vai Thị Hến trong vở "Nghêu sò ốc hến" nổi tiếng đẹp,tất nhiên là cô em cũng đẹp. Đùng một cái cô này tuyên bố bỏ,không yêu đương chy nựa.Đếm hôm đó Thông đến nhà người yêu gọi là "bựa chia tay cuối cùng" Lúc người yêu đang mắc màn để chuẩn bị đy ngủ... Thông rút súng ra phằng một phát làm người yêu chết ngay trên giường. Thông bỏ về đơn vị và báo cáo sự việc cho chỉ huy... Sau đó Thông ngồi tù được mấy năm rồi ra tù,do mắc bệnh hiểm nghèo Thông qua đời sau khi ra tù được mấy năm.

Thằng T cũng to cao đẹp trai,võ giỏi do bị kỷ luật ra khỏi nghành không biết kiếm đâu ra được 1 khẩu K54.Vừa ra khỏi ngành được mấy thánh T tổ chức cùng 2 thằng nữa dùng súng đi cướp xe khách bị CA Thừa Thiên Huế bắt sống bị kết án chung thân. Nhờ vụ Lão Bin cờ lin Tơn sang thắm T được giảm án xuống 20 năm nay đã ra và tu chý mần ăn mở văn phòng vệ sỹ ở Bình dương,vợ chồng lão sống hạnh phúc và sống rất lành (Nếu được phép sẽ có 1 stt về lão T này)

Ngoài ra cũng phải nhắc đến những vụ như : vụ ở đồn biên phòng Diễn Châu, Vụ Đô Lương,vụ TP Hà Tĩnh... là những vụ dùng súng không đúng "quy trình".
Tuy nhiên, nhưng có phải do cái LỢI ÍT, HẠI NHIỀU đó mà chúng ta đặt ra vấn đề hạn chế, thậm chí là cấm tiệt quyền được sử dụng súng của một số lực lượng không phải là lực lượng vũ trang nhưng liên quan đến công tác đấu tranh tội phạm như lực lượng kiểm lâm? 

Trên góc nhìn của một người quan sát thì tôi cho rằng việc đặt ra vấn đề này là hết sức bất cập và thiếu hợp lý. 

Có lẽ ở đây chúng ta sẽ không cần nhắc lại những vụ việc lâm tặc sử dụng hung khí để tấn công lại lực lượng chức năng, trong đó có lực lượng kiểm lâm. Và cho đến nay, cùng với các biện pháp căn cơ khác, việc cho phép lực lượng kiểm lâm (nhưng chỉ hạn chế ở một số vị trí, cán bộ) đang là môt những điều khiến lâm tặc phải tỏ ra sợ hãi, thận trọng trong thực hiện hành vi khai thác rừng. Nói như thế để thấy rằng, việc cho phép lực lượng kiểm lâm dùng súng dù chưa phải sử dụng quá nhiều trong răn đe tội phạm song về mặt cơ chế ảnh hưởng thì ít nhiều nó đã có những hiệu ứng tích cực nhất định. Và thử nghĩ xem, điều gì sẽ xảy ra nếu như đám lâm tặc ngoài kia biết được chuyện Pháp luật Việt Nam không cho phép lực lượng kiểm lâm dùng súng trong quá trình thực thi công vụ? Tin chắc rằng, sẽ có thêm những vụ án dù mức độ rúng động không bằng vụ việc xảy ra tại Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái nhưng mật độ người thi hành công vụ bị tấn công sẽ vì thế mà dày hơn! 

Đồng tình rằng, việc cho phép cán bộ kiểm lâm dùng, quản lý súng trong quá trình thực thi công vụ là một trong những nguyên nhân gây nên vụ thảm án rúng động tại Yên Bái. Tuy nhiên, thiết nghĩ chúng ta cần rạch ròi về mục đích dùng súng trong trường hợp này. Theo đó, rõ ràng, nhà chức trách tại Việt Nam đã không sai khi trao gửi cho lực lượng này quyền sử dụng, quản lý súng để phòng ngừa, tự vệ trước sự tấn công của tội phạm (cụ thể là lâm tặc, tội phạm phá rừng). Hay nói cách khác, vụ việc không và chưa xảy ra trong không gian được cho phép sử dụng. Sự việc tại Yên Bái chỉ có thể xem là một sự biến tướng trong quá trính sử dụng súng của cán bộ kiểm lâm và nó càng không nói lên bản chất trong quá trính sử dụng súng. Cho nên, việc đặt ra chuyện hạn chế hoặc không cho lực lượng kiểm lâm dùng súng với lí do liên quan vụ thảm sát tại Yên Bái là không công bằng và không hợp lẽ!

Đó là chưa nói tới việc các loại tội phạm, trong đó có tội phạm phá rừng đang trở nên rất manh động, khó lường! 

Chính vì vậy, đồng ý rằng, sử dụng súng thì bất cứ lực lượng nào, ngành nào cũng lợi bất cập hại, song đó là điều mà chúng ta chấp nhận như đã thừa nhận sự hai mặt của chính cuộc sống mà mỗi chúng ta đang là một cá thể trong đó! 

An Chiến

No comments:

Post a Comment