Chiềng Chạ
Như đã thông tin ở Entry trước đó, một trong những chi tiết gây tranh cãi trong Hồi ký của Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Nga Viktor Maslov trong bản dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt của dịch giả Cao Kim Ánh được đăng trên trang Đông Tác Giao Lưu chính là việc có hay không việc: "Lê Vũ Anh, con gái ông Lê Duẩn, bị đầu độc?".
Tất nhiên, có một điều dễ thấy, đó là bản thân dịch giả này chưa đi tới khẳng định chi tiết này trong bản dịch của mình mà chỉ đặt ra nghi vấn bằng dấu chấm hỏi (?) ở cuối câu.
Quay trở lại với bản dịch Hồi ký Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Nga Viktor Maslov do Cao Kim Ánh dịch sẽ thấy rằng, hoài nghi bà Lê Vũ Anh bị đầu độc dẫn đến cái chết sau đó là từ câu chuyện của bà Bảy Vân (vợ của Cố Tổng bí thư Lê Duẩn). Toàn văn đoạn dịch gây nghi vấn này là:
“Tôi mơ thấy một luồng sáng: người ta đã đầu độc Vũ Anh. Tôi chia sẻ phỏng đoán với các bác sĩ. Họ không loại trừ khả năng ấy, nhưng cho rằng các vết xanh-đỏ trên da có thể xuất hiện trong trường hợp chảy máu nghiêm trọng. Sau đó nhiều năm, khi nằm điều trị tim tại một bệnh viện tim mạch tôi quan sát thấy người ta đã tiêm geparin cho các bệnh nhân để làm loãng máu, và trên người họ cũng xuất hiện những vết đúng như thế. Theo quan điểm của tôi đã xuất hiện thêm một phương án khả tín: việc chảy máu là do tác động cố ý, bằng cách tiêm thứ thuốc đó. Không phải tự nhiên Vũ Anh đã linh cảm thấy tai họa. Và máu đã chảy cạn … Trong đám tang bà mẹ đau khổ đến mất trí. Bà ấy nói rằng cha của Vũ Anh đã giết con và muốn giúp đỡ tôi – đưa bọn trẻ về Việt Nam”.
Trước những thông tin được nhiều trang tin đăng tải, ngoài việc Hồ Thanh Bình (cháu ngoại của Tổng bí thư Lê Duẩn, con trai của GS. TS Hồ Ngọc Đại và bà Lê Tuyết Hồng) lên tiếng phủ nhận thông qua việc trích lại nguyên vẹn bài ghi chép của Thảo Nguyên (báo ANTG) trong cuộc trao đổi với TS Lê Kiên Thành (cậu ruột của Hồ Thanh Bình) trên FB cá nhân thì những cứ liệu sau đây sẽ làm rõ hơn bản chất sự việc đang được nói đến.
Thứ nhất, theo ghi nhận của Mõ thì đến thời điểm hiện tại Hồi ký bằng tiếng Nga của Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Nga Viktor Maslov được 02 dịch giả dịch lại. Đó là dịch giả Cao Kim Ánh như đã nói ở trên và người thứ hai là Phan Doc Lap. Điều đáng nói là 02 bản dịch này ra đời cùng thời điểm và được đăng tải trên nhiều trang Fb, blog khác nhau. Tuy nhiên, về chi tiết được nói đến thì ở hai bản dịch có sự khác nhau.
Theo đó, khi nói về chi tiết bà Bảy Vân chia sẻ với Viktor Maslov dịch giả Phan Doc Lap dịch lại như sau: "Tại đám tang, mẹ nàng lo lắng đến mất trí. Bà nói, Vũ Anh mất rồi, một mình tôi sẽ phải vất vả với 3 đứa nhỏ nên muốn giúp đỡ tôi, mang theo 3 đứa trẻ về Việt Nam nuôi". Trong khi đó dịch giả Cao Kim Ánh lại dịch ra: "Trong đám tang bà mẹ đau khổ đến mất trí. Bà ấy nói rằng cha của Vũ Anh đã giết con và muốn giúp đỡ tôi – đưa bọn trẻ về Việt Nam". Điều này cho thấy chưa thể khẳng định ngay tính đúng đắn trong bản dịch của dịch giả Cao Kim Ánh và đương nhiên bản dịch của dịch giả Phan Doc Lap cũng không thể bị xem thường.
Và điều đáng nói ở đây, là dù ra đời cùng thời điểm song không hiểu vì sao một số trang như Ba Sàm, Kim Dung (của nhà báo Kỳ Duyên), Cảnh sát 04 sao lại thích đăng tải bài dịch của Cao Kim Ánh hơn. Phải chăng, bản dịch này có một chi tiết độc đáo hơn hay đó nó phản ánh nhận thức chính trị cũng như ý đồ riêng của các chủ blog này?
Thứ hai, để xác định độ chính xác của bản dịch về Hồi ký của Viktor Maslov do Cao Kim Ánh (FB Anh Cao Kim), tác giả Hoàng Ngân Thương đã cậy nhờ tới một Chuyên gia tiếng Nga để giải mã tính hợp lý, đúng đắn trong bản dịch của dịch giả này. Dưới đây là toàn văn câu trả lời của vị chuyên gia này được tác giả này chia sẻ:
"Về một lỗi dịch sai quan trọng trong bản dịch Hồi ký Maslov
Như các bạn đã biết, gần đây trên mạng lưu truyền rộng rãi bản dịch tiếng Việt hồi ký của VS Viktor Maslov viết về cuộc hôn nhân sóng gió của ông với Lê Vũ Anh, con gái của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Bản dịch tiếng Việt này do dịch giả Cao Kim Ánh dịch từ bản tiếng Nga, và được cộng đồng mạng đánh giá cao.
Tuy nhiên, trong bản dịch có một lỗi nhỏ, nhưng khá nghiêm trọng về mặt ngữ nghĩa.
Trong hồi ký, Viện sĩ Viktor Maslov viết
"На похоронах ее мать безумно переживала. Она сказала, что отец Ань просто убит и хочет мне помочь — забрать детей во Вьетнам." (chữ đỏ là chúng tôi nhấn mạnh).
Dịch giả Cao Kim Ánh chuyển ngữ như sau:
"Trong đám tang bà mẹ đau khổ đến mất trí. Bà ấy nói rằng cha của Vũ Anh đã giết con và muốn giúp đỡ tôi – đưa bọn trẻ về Việt Nam”.
Ở đây, dịch giả Cao Kim Ánh đã nhầm về dạng thức của động từ,dẫn đến sai hoàn toàn ngữ nghĩa của đoạn văn. Động từ убить (nghĩa phổ biến là giết chết) ở đây chia ở cấu trúc bị động(пассивный залог), cho nên nó phải có nghĩa là bị giết. Vì vậy,câu thứ hai có nghĩa là "cha của Vũ Anh đơn giản là bị giết", chứkhông phải là “cha của Vũ Anh đã giết con”.
Mở ngoặc ra, trong tiếng Nga nếu muốn nói “cha của Vũ Anh đã giết” thì ông Viktor Maslov đã viết là “отец Ань просто убил”.
Tất nhiên chữ "bị giết" này thì phải hiểu theo nghĩa bóng, vàchiếu theo văn cảnh, chúng ta hiểu là - ông ấy bị giết vì đau khổ, ông ấy chết điếng vì đau khổ.
Do đó hai câu trên phải được hiểu như sau:
"Trong đám tang, mẹ của cô ấy hết sức lo lắng. Bà nói rằng,cha của Vũ Anh chết điếng vì đau khổ, và muốn giúp tôi - đưa bọn trẻ về Việt Nam."
Liên quan đến nội dung này, điều quan trọng nhất là chính dịch giả Cao Kim Ánh đã thừa nhận sự sai sót của mình và chính ông cũng rất cầu thị: "Nếu còn phát hiện các lỗi khác, xin anh chỉ cho".
Như vậy, chúng ta có thể thấy được rằng, với một sai sót mà theo đánh giá của Mõ là không hề nhỏ tí nào bởi nếu không được xác minh, làm rõ thì nó có thể đã được nhiều người định hình và cho đấy là sự thật.
Ảnh chụp từ FB cá nhân của Blog Cảnh sát 4 sao (Nguồn: FB).
Ở đây, Mõ cũng xin chia sẻ thêm rằng: Mặc dù sau khi bản dịch Hồi ký của Viktor Maslov do dịch giả Cao Ánh Kim dịch được nhiều trang đăng tải, người Cháu ngoại của Cố Tổng bí thư Lê Duẩn đã lên tiếng phủ nhận bằng cách trích lại ý kiến phát biểu của một người trong gia đình của Cố Tổng bí thư Lê Duẩn - TS Lê Kiên Thành (như đã nói ở trên). Toàn văn bản lên tiếng của Hồ Thanh Bình đã được blog Canhsat4sao đăng tải trên blog của mình và dẫn nguồn trên FB cá nhân (Ảnh ở trên). Tuy nhiên, một điều dễ thấy là người ta vẫn xem trọng nội dung được phản ánh trong Hồi ký của Viktor Maslov từ bản dịch của dịch giả Cao Ánh Kim hơn. Bằng chứng cho điều này là việc chủ FB Lê Thế Bình đã viết khi bình luận về nội dung này như sau: "Người ngoài cuộc ( cho dù là mẹ đẻ đi nữa ) làm sao biết hết nội tình !Hãy tin tưởng vào sự thật trong hồi kí của chính người trong cuộc!". Cho nên, hi vọng rằng, với những điều được chỉ ra đã giúp những ai cần sự khách quan thấy được bản chất của sự việc và trả lại những giá trị cao đẹp mà các vị từng có, từng biết về Cố Tổng bí thư Lê Duẩn!
No comments:
Post a Comment