2016/08/31

BẢN NĂNG PHẢN XẠ CỦA CỜ VÀNG

xichloviet



Khi cần tập hợp nhau thì  biện pháp kích động là bước khởi động không thể thiếu của dân cờ vàng, nhằm  kích thích “phản xạ cờ vàng” –  tập hợp  số đông cùng  hội cùng thuyền – biểu dương lực lượng, để hù dọa trấn áp đối phương bảo vệ bầy đàn. Nó giống y như tiếng tru tiếng hú để thông tin  với nhau của các loài động vật hoang dã nhằm  cảnh báo   mối nguy hiểm đang  xuất hiện đe dọa chúng.
Không kích động nhau cờ vàng chắc chắn sẽ tan rã.
Việc báo động lâm nguy trong thế giới bầy đàn hoang dã từ xa xưa đã là điều rất tự nhiên và cần thiết,  đó là quá trình tiến hóa hàng triệu năm của loài vật. Nó rất hữu ích trong việc bảo vệ sự tồn tại của giống nói, nó là bản năng di truyền, nó ăn vào máu biết bao thế hệ để tạo thành phản xạ nhằm đối phó với những hiểm nguy của thế giới xung quanh.
Khi con người tiến hóa làm bá chủ thiên nhiên, thống trị  thế giới muôn loài,  không còn kẻ thù từ thế giới hoang dã, mối hiểm nguy từ các giống loài khác không còn, phản xạ bầy đàn của con người  đã thoái hóa.  Tàn tích của phản xạ chỉ còn là sự giật mình khi có tiếng động bất thường.
Có một nghịch lý là dân cờ vàng mấy chục năm qua lại ra sức tạo ra những phản xạ bầy đàn đã thoái hóa của con người cho chính bầy đàn của mình để xù lông với đồng loại.
Giống như  thế giới thiên nhiên hoang dã, dân cờ vàng rất lo sợ cho sự tồn tại của bầy đàn mình cho nên mấy chục năm qua họ  đã tạo được sự phản xạ rất đặc biệt, rất nhậy bén,  không giống ai mà ta chỉ có thể đặt tên là “phản xạ cờ vàng “ .
Nếu so sánh với loài vật hoang dã thì nó không khác tí nào cả. Cũng  lo sợ hiểm nguy, cũng ra sức tạo hiệu ứng báo động dây chuyền trong bầy đàn, cũng phát đi những tín hiệu  báo động về “nguy cơ” và  cũng sử dụng đám đông nhe răng xù lông để uy hiếp đối thủ. Nó rất đặc trưng không thể lầm lẫn với bất cứ cộng đồng nào,  nhưng nó khác loài động vật hoang dã một chút ở chỗ  cờ vàng  kích động nhau  không đơn thuần chỉ là  tru lên tiếng báo động hiểm nguy  mà họ luôn  phóng đại cường điệu quá mức sự nguy hiểm.
Cờ vàng nhận thức  rằng  cường điệu phóng đại bóp méo để kích động  sẽ đánh động bầy đàn tốt hơn, quy tụ nhau được nhiều hơn, gia tăng được sức mạnh bầy đàn hơn và cảm thấy bình an, nhẹ nhõm khi quần tụ được đám đông cùng nhau xù lông khoe nanh vuốt.  Họ thừa biết rằng xù lông để trấn áp đối phương thì hiệu quả càng ngày càng ít ỏi nhưng họ vẫn cứ phải làm vì cái cần của họ  là thích được sống trong hơi thở  đồng điệu, sự chở che của bầy đàn và  hơn nữa, nó  trấn áp  nỗi tự kỷ ám thị của chính mình.
Động vật hoang dã dùng tiếng tru, tiếng kêu hay những tín hiệu hình thể trực quan để báo động nhau. Dân cờ vàng không thể tru lên được cho nên nhất thiết phải có những cơ quan truyền thông cờ vàng để làm công việc đó. Những cơ quan truyền thông cờ vàng là nơi để cộng đồng cờ vàng cùng nhau góp tiếng nói  kích động và cảnh giác nhau về những “nguy cơ”.  Những cơ quan này phải xác định rất cụ thể cái mà họ gọi là “lằn ranh quốc cộng” để tác nghiệp. Truyền thông cờ vàng phải biết đâu là “nguy cơ” và phải biết đâu là làm lợi cho CS.
Nguy cơ cộng sản  trong cộng đồng cờ vàng xưa nay vẫn là bóng ma vô hình len lỏi mọi ngóc ngách cuộc sống của họ, và  trở thành nỗi tự kỷ ám thị trầm trọng.  Dường như chẳng có lúc nào họ không cảnh báo nhau về “nguy cơ” đó và hình như ở đâu cũng có thể có nguy cơ Cộng Sản rình rập. Mỗi thành viên cộng đồng cờ vàng đều có những đánh giá về nguy cơ khác hẳn nhau cho nên mấy chục năm qua cứ như thế nguy cơ nó tràn ngập trong cộng đồng cờ vàng và đã đến lúc họ cảm thấy bất lực vì nguy cơ đầy dẫy mà những tiếng kêu tụ tập bầy đàn càng ngày càng yếu ớt, và cái vũ khí nhe răng xù lông hù dọa càng ngày càng mất dần tác dụng.
Chính cờ vàng đang lãnh lấy hậu quả từ những “nguy cơ” được họ tạo ra để hù dọa nhau.  Từ chỗ nó không có thực, phản xạ bầy đàn làm nó thành mối đe dọa có thực và nó trở thành nỗi tự kỷ ám thị có sự truyền nhiễm như một thứ dịch bệnh nặng nề đeo bám họ.
Cộng đồng Việt ở hải ngoại còn nhớ rõ những trò kích động nhau để chống lại cái gọi là “nguy cơ Cộng Sản”, “tuyên truyền làm lợi cho CS”, hay “phỉ báng cờ vàng”  mà chỉ có họ mới nhìn  thấy nó trong sợi dây thắt lưng một ca sĩ,  nhìn thấy nó trong những bức tranh triển lãm nghệ thuật, và ngay cả trong cái chậu rửa chân.  Qua sự kích động thì dân cờ vàng nào cũng thấy đó là “nguy cơ” cần phải dập tắt.  Họ thực sự bị ám ảnh mạnh bởi lá cờ đỏ sao vàng đến nỗi bằng mọi giá họ không để cho nó xuất hiện bất cứ nơi đâu dù là trên sợi dây nịt hay một thoáng  truyền hình. Sự kích động lẫn nhau cũng chỉ đi đến cái đích cuối là tụ tập bầy đàn để tỏ thái độ chống lại những “nguy cơ” họ tự tạo cho mình.
Sự kích động lẫn nhau cũng nhằm nuôi dưỡng hận thù và ra sức  tố cộng với mục đích  hạ thấp hình ảnh của đảng CSVN bằng  những trò nói láo để vuốt ve lừa mị nhau về hình ảnh một đảng CS tàn bạo thối nát đang suy tàn vì mất lòng dân.  Họ cho rằng nhân dân trong nước cũng đang phẫn nộ sẽ có tiếng nói chung với bầy đàn của họ và họ mơ đến việc “giải thể Cộng Sản”. Chính vì đua nhau nói láo để tố cộng cho nên họ rất lo sợ làn sóng người trở về VN và tất cả những thông tin về sự thật mà  họ cho rằng “có lợi cho Cộng Sản”.
Chỉ cần một cái bắt tay của BU MỸ với CS  đã đủ  “làm lợi cho cộng sản “ gấp trăm ngàn lần những lời lẽ vu vơ mà cờ vàng tố khổ. Tuy nhiên chẳng khi nào và chắc chắn là không bao giờ họ có những sự  “lên tiếng” để tỏ thái độ  với bu. Điều này nói lên rằng những cáo buộc nhau “làm lợi cho CS” suy cho cùng chỉ là để  triệt hạ nhau cái tội nói ngược với  tiếng nói chung của bầy đàn mà thôi.
Sự kích động lẫn nhau còn là sự kêu gọi tập trung cờ vàng để tự sướng rằng mình vẫn là một thế lực. Những hình ảnh quen thuộc của  một rừng cờ vàng khi họ tập họp nhau lại có tác dụng nâng đỡ tinh thần nhau và tạo ảo giác rất mạnh, cho họ cái cảm giác rất ấm áp và an toàn khi ở trong bầy đàn.
Gần đây nhất là vụ cờ vàng kích động để thỉnh nguyện BU can thiệp vào nội bộ VN  và xin được hát cho bu nghe bài ca tố cộng. Cờ vàng  được dịp sướng đê mê khi tập họp được hàng trăm ngàn chữ ký  tưởng chừng như chắc chắn bu phải đoái hoài và  được mách bu. Vẫn là sự kích động từ truyền thông cờ vàng, vẫn là trò nói láo phóng đại nổ banh nhà lồng chợ và vẫn là việc tạo ra những bánh vẽ. Thế mà đến thế kỷ 21 rồi mà họ vẫn đưa nhau được lên mây bằng tàu bay giấy.
Cả tuần qua dân cờ vàng lại cùng nhau phát tiếng tru bầy đàn khi phát hiện “nguy cơ” ngay chính trong tờ báo ruột thịt của mình, tờ Người Việt,  tờ nhật báo lớn nhất là nồng cốt của tiếng nói cờ vàng, và ngay lập tức trò kích động phản xạ cờ vàng lại được dùng đến. Lý do được nói đến để kích động là tờ báo này đã dám đăng ý kiến 1 độc giả được cho rằng ca ngợi CS,  phỉ báng cờ vàng mặc dù độc giả này phát biểu với ý cá nhân và chỉ  lập lại ý của cả trăm ngàn ý kiến khác trên internet
Khi bị các chuyên gia kích động lên tiếng, tờ báo này đánh hơi ngay được hậu quả và nghĩ ngay đến nồi cơm.  Tờ Người Việt đã từng nếm mùi gây rối của những anh cờ vàng vô công rỗi nghề ăn vạ cả năm trời trước cửa mà chỉ  đòi được xin lỗi,  làm cho nồi cơm của mình  bị ảnh hưởng nặng nề.  Lần này rút kinh nghiệm, tránh voi không xấu mặt nào,  tờ báo đã chủ động tự xử trước bằng cách đá văng nồi cơm nhân viên của mình  đồng thời nhanh chóng hạ mình “xin lỗi” rất thành khẩn để hạ nhiệt đám đông , để lấy lòng cờ vàng và cứu lấy nồi cơm tờ báo.
Thập niên 80, 90 cờ vàng rất thành công trong việc quy tụ bầy đàn. Sự kích động có hiệu quả rất cao và phản xạ cờ vàng có sức lan tỏa mạnh mẽ. Sự kích động đã dẫn đến những cuộc biểu tình lớn tập họp được số đông và đạt được mục tiêu xù lông trấn áp và triệt hạ  đối phương. Thời gian này những lãnh tụ cờ vàng vẫn còn sức lực và tham vọng biến bầy đàn cờ vàng thành một đảng mafia khống chế cộng đồng. Nếu sự kiện này xảy ra vào thập niên 80, 90 có lẽ phản xạ cờ vàng sẽ rất ghê gớm và chưa biết điều gì xảy ra cho tờ báo Người Việt.
Tuy nhiên có thể thấy trong cuộc họp của báo Người Việt để trần tình thú nhận tội lỗi vừa qua,   cái khí thế cờ vàng đã sa sút trầm trọng. Điều này có phần bởi thái độ của bộ sậu tờ báo này đã chủ động cúi rạp  mình sát đất để “thành khẩn nhận lỗi”, nhưng phần lớn sự xì hơi của cái khí thế là bởi sự kích động phản xạ cờ vàng đã quá nhàm không thể tạo ra hiệu ứng domino như ngày nào, không thể nhân lên cái sự “phẫn nộ”,  và cái “nguy cơ” từ tờ báo cũng nhẹ hều chẳng khác những nguy cơ đang  tràn ngập cộng đồng, không thể xù lông mà giải quyết được nữa rồi.
Một buổi họp để giải quyết mâu thuẫn cờ vàng mà lại có sự hiện diện công khai hai thằng” Việt gian”.   Nó ngồi chình ình trước mặt để quay phim như trêu ngươi mà vẫn phải ngậm bồ hòn đủ thấy cái khí thế cờ vàng nó tuột dốc thê thảm. Hai cái gai “Việt gian” nó rung đùi trước mặt còn đáng “phẫn nộ” gấp trăm lần cái ý kiến của một độc giả ảo ở đâu đâu “phỉ báng cờ vàng” mà cử tọa vẫn lặng thinh, chỉ phản ứng yếu ớt bằng  tràng pháo tay tán thưởng phát biểu của lão già gần xuống lỗ cuối buổi họp cảnh báo về sự có mặt hai thằng Việt Gian. Lão già cũng không quên thòng thêm một câu tự sự không biết ngụ ý gì, rằng đã gần đất xa trời nên không sợ gì nữa.
Cái sự “phỉ báng” nó đang xảy ra như cơm bữa đối với dân cờ vàng, cho nên cái sự “phẫn nộ” nó xẹp dần bởi số lượng càng ngày càng tăng của cái sự “phỉ báng” mà phải bó tay. Giờ đây họ chỉ phản ứng như một phản xạ bầy đàn nhưng rất yếu ớt, họ phải phản ứng vì  tự ái cờ vàng , vì cảm thấy bị sỉ nhục,  nhưng nó chỉ còn tác dụng hù dọa với những kẻ yếm thế hèn nhát mà thôi.
Những  kích động bầy đàn của cờ vàng  luôn khởi đi từ các anh được học hành, xưng là trí thức, có chữ nghĩa, có tài nói láo dẻo như bún. Các  anh  này có rất nhiều kinh nghiệm và thủ thuật để kích động tập hợp bầy đàn  của mình thông qua các hệ thống truyền thông chống cộng.  Có thể nói ngay rằng các anh này có công rất lớn trong việc tạo ra những “phản xạ cờ vàng” .
Nếu anh cờ vàng nào  cho rằng những so sánh trong bài viết này là phỉ báng, là mạ lị xin mời các anh lên tiếng phản biện  về sự khác biệt giữa phản xạ bầy đàn  cờ vàng của các anh và loài động vật hoang dã ra sao.
Xin mời các nhà trí thức, các anh tiến sĩ cờ vàng hãy phản biện cho việc các anh đã dầy công tạo dựng thành công  cho riêng bầy đàn của mình cái bản năng phản xạ bầy đàn mà con người đã thoái hóa từ rất lâu lâu rồi: bản năng thú vật.

No comments:

Post a Comment