2016/08/01

Từ chuyện doanh nhân 2 quốc tịch lọt vào Quốc hội, bàn đến chuyện xác nhận lý lịch ứng cử viên ĐBQH


Dư luận Việt Nam vừa qua xôn xao quanh chuyện doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường mang quốc tịch Cộng hòa Malta sau 4 năm mới bị phát hiện ra và bị tước quyền Đại biểu Quốc hội với lỗi gian đối, không kê khai trong hồ sơ ứng cử cho thấy, có lỗ hổng nghiêm trọng trong việc bỏ ngỏ khâu thẩm tra, xác nhận lý lịch của ứng cử viên ĐBQH.



Từ vụ việc này  quay ngược trở lại những cá nhân trong “phong trào dân chủ” tổ chức chiến dịch ứng cử ĐBQH nhằm gây nhiễu loạn, phá hoại bầu cử cũng có màn xác nhận lý lịchtự khai tương tự, hầu hết họ đều bỏ qua những tình tiết “bất lợi”, thậm chí án tích vi phạm pháp luật của mình khi hồ sơ ứng cử ĐBQH, quay ngược lại tấn công, đòi kiện UBND một số phường bổ sung phần hành vi vi phạm pháp luật, thái độ chính trị, vi phạm tiêu chuẩn ứng cử viên ĐBQH trong quá trình xác nhận lí lịch tự khai bằng việc trích dẫn văn bản luật quy định, UBND Phường chỉ có thẩm quyền “xác nhận” chữ ký là của họ, không có quyền xác nhận, bổ sung gì vào bản khai,  những gì họ khai còn đúng sai thuộc về trách nhiệm cá nhân người khai trước pháp luật!!!

Nội dung “ăn vạ” của một ứng cử viên ĐBQH zân chủ đã tự xóa nhưng còn lưu trên cached https://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:3-EspIfWouIJ:https://www.facebook.com/loveland090/posts/10209219546983618+&cd=2&hl=vi&ct=clnk&gl=vn

Nguyên văn quy định này từ Chỉ thị số 1520/HTQTCT-CT của Cục Hộ tịch - Quốc tịch - Chứng thực, Bộ Tư pháp hướng dẫn xác nhận sơ yếu lý lịch quy định:  "...Sở Tư pháp chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai Sơ yếu lý lịch; người khai phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong lý lịch" và  "Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã không ghi nội dung về việc chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân./."

Vậy nên mới có chuyện dở khóc dở cười mà chỉ có người trong cuộc, hàng xóm, chính quyền địa phương mới nắm được bản thân ứng cử viên có xứng đáng, có đáp ứng được tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và các cơ quan dân cử lại được quy định rất rõ ràng trong luật thì bị chính văn bản hướng dẫn thực hiện luật “nhắc nhở”: tôn trọng và nên chấp  nhận  nội dung khai báo bất kể đúng sai của ứng cử viên !?!

Tất nhiên trong Hội đồng bầu cử các cấp có tiểu ban an ninh có trách nhiệm này. Tuy nhiên đây là vấn đề hết sức tế nhị trong điều kiện Đảng, Nhà nước có chủ trương khuyến khích người dân ưu tú, ngoài Đảng ứng cử vào cơ quan quyền lực Nhà nước, nên các quá trình Hiệp thương dễ bị lên án là Hội đồng bầu cử  định đoạt  “số phận” ứng cứ viên, sẽ không công bằng, khách quan với người tự ứng cử - vốn gặp nhiều bất lợi về mặt cạnh tranh uy tín, ảnh hưởng hơn các ứng cử viên được các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội lựa chọn giới thiệu. Đây là lỗ hổng mà đám zân chủ trơ tráo khai thác để lấp liếm sai phạm của bản thân khi bị một số UBND phường ghi vào sơ yếu lý lịch của họ để ăn vạ chính quyền “bất công”, “phân biệt đối xử”, “gây khó dễ” cho các ứng cử viên tự do như họ

Đánh giá về công tác bầu cử vừa qua, báo chí trong nước đã đề cập đến việc cần bổ sung bản xác nhận lý lịch tư pháp vào hồ sơ ứng cử ĐBQH và HĐND các cấp vì thực tế đã có hàng trăm ứng cử viên có vấn đề về tâm thần, có vấn đề về sức khỏe, thậm chí thích ứng cử cho “oai”, gây khó xử cho cả phía Hội đồng bầu cử, thậm chí là lỗ hổng nghiêm trọng cho những kẻ không coi trọng việc ứng cử mà chỉ muốn làm để quậy phá quá trình bầu cử, tạo cớ tuyên truyền chống Nhà nước, làm đẹp profile “nạn nhân chế độ” như họ mong muốn để làm màu với thế lực đang nuôi dưỡng, bảo kê, tiếp sức, yểm trợ cho họ.

Vụ việc của ĐBQH Nguyễn Thị Nguyệt Hường càng cho thấy, lỗ hổng nghiêm trọng trên trong quy trình bầu chọn ứng cử viên ĐBQH. Phàm càng muốn xây dựng và đảm bảo dân chủ thì luật pháp càng phải chặt chẽ, rõ ràng, rành mạch, bịt kỹ các khe hở để những kẻ vụ lợi, suốt ngày chỉ nghĩ cách “chống” và “phá” bớt đi cơ hội thì Quốc hội khóa này cần sửa đổi, bổ sung yêu cầu xác nhận lý lịch tư pháp, khám sức khỏe vào hồ sơ ứng cử của công dân, ai không đáp ứng “tiêu chuẩn cứng” thì loại thẳng ngay từ Hiệp thương 2, tránh lãng phí ngân sách, cơ hội gây nhiễu loạn, chống phá hay lọt lưới sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn vào cơ quan quyền lực Nhà nước 

No comments:

Post a Comment