GS. TS Trần Đình Sử (Nguồn: Internet).
Fbker Chú Tễu của Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, Viện Hán Nôm Việt Nam vừa đăng tải lại bài viết ngắn "Nghĩ về lời thề của Chủ tịch nước" của GS. TS, Nhà phê bình văn học nổi tiếngTrần Đình Sử.
Trong bài viết của mình, GS. TS Trần Đình Sử đã chỉ ra 02 điểm chưa chuẩn (chứ không gọi là sai) trong Lời tuyên thệ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang sau khi được Quốc hội khóa XIV chính thức phê chuẩn chức danh Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam vừa qua.
Ở điểm thứ nhất, GS. TS Sử đã cho rằng "Từ năm 1945 cụ Hồ làm chủ tịch nước, không thấy có lời thề nào, nay học các nước phương Tây thêm lời thề khi nhậm chức, có thể nói là tiến bộ. Song đã thề thì nên thề như thế nào? Xin nói đây là nghi thức quốc gia, thì nó phải chuẩn. Lời thề chủ tịch nước trước quốc dân về mặt văn học nó là một thể loại, giống như cáo, chiếu, biểu ngày xưa. Không thề thì thôi, mà đã thề thì phải đúng".
Tôi hoàn toàn đồng ý với GS ở những gì đã được chỉ ra (về mặt lí luận). Tuy nhiên, cái ví dụ được GS dẫn ra để minh họa cho điều mình nói thì thiết nghĩ là chưa phù hợp. Bởi dù đúng như GS nói "Chủ tịch nước chỉ là một cương vị, một chức danh" và đã là chức danh thì không thể thề. Nhưng xin hỏi GS là ở Việt Nam có đến mấy ông Chủ tịch nước? Mà cái gì đã duy nhất thì người thực hiện có quyền quy kết nó là một. Cái cách nói "Tôi, chủ tịch nước xin thề..." không khác về mặt bản chất cũng như văn phạm với cách nói: "Tôi, Trần Đại Quang, được bầu làm Chủ tịch nước xin thề" là thế.
Mặt khác, cũng cần nói thêm rằng, việc tuyên thệ dù trang trọng và cần thiết đến mấy thì nó cũng mang ý nghĩa là một nghi thức. Quan trọng hơn là việc chức danh đó, cá nhân được giao phó đã được Quốc hội bầu lên. Và sẽ không có gì quan trọng hơn việc cá nhân đó được suy tôn! Vậy nên, dù không muốn nói ra nhưng tôi xin mạn phép khẳng định rằng, điều mà GS Sử nói ra kia là thừa và không cần thiết. Có chăng, nó cho thấy sự linh hoạt, sáng tạo trong quá trình thực hiện các nghi thức cấp Quốc gia sao cho phù hợp mà thôi!
Ở điểm thứ hai, GS nói rằng: "Ông Quang nói thề trung thành với tổ quốc, nhân dân, với hiến pháp đều đúng, nhưng khi nói xin thề hoàn thành mọi nhiệm vụ do đảng quốc hội, nhân giao phó. Điều này có vẻ không phù hợp với lời thề của chủ tịch nước, vì các chức danh khác cũng có thể thề như vậy. Ở đây đã giao cho anh nhiệm vụ chủ tịch nước rồi, thì anh phải làm tròn nhiệm vụ chủ tịch nước, Đảng không thể giao nhiệm vụ khác. Mà đã chủ tịch nước thì phải làm cho nước giàu dân mạnh, giữ vững độc lập chủ quyền. Lời thề nên cân nhắc cho súc tích, gây ấn tượng, còn nói chung chung nhạt nhẽo, theo lối sáo ngữ thì chán".
Cũng như điểm thứ nhất, tôi hoàn toàn đồng ý với những nội dung mang tính lí luận được GS chỉ ra. Có điều, vẫn là điệp khúc cũ, là nó vẫn chưa thể hiện hết tính thực tế của điều được chỉ ra. Nghĩa là dẫu biết rằng nhiệm vụ của Chủ tịch nước là hết sức rõ ràng, ít thay đổi. Song ít thay đổi không có nghĩa là không thay đổi và thẩm quyền thay đổi không ai khác là nhân dân và những đại diện do nhân dân bầu lên và trao quyền (Quốc hội). Cho nên, việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang thề: "Trung thành với tổ quốc, nhân dân, với hiến pháp. Xin thề hoàn thành mọi nhiệm vụ do đảng quốc hội, nhân giao phó" thêm một lần nữa cho thấy sự kín kẽ về mặt văn phạm cũng như lường trước được những khả năng mà trong quá trình thực hiện có thể xảy ra.
Và tôi tin chắc rằng, các đại biểu Quốc hội, những vị ở Văn phòng Chính phủ sẽ rất biết ơn GS. TS Trần Đình Sử ở những góp ý hết sức nhiệt tâm và trách nhiệm ấy dù nó vẫn còn rất nhiều điểm chưa hợp lý, còn bất cập. Nhưng, họ cũng sẽ không quên chửi vào mặt Nguyễn Xuân Diện vì cái thói a dua kệch cỡm và tầm thường của gã khi đăng tải bài viết của GS Sử với lời bình: "Phát hiện và góp ý của Thầy Sử rất đúng, rất tinh tế. Thầy đã nói về hai vấn đề của nghi lễ THỀ - một tuyên cáo của nguyên thủ: AI THỀ? THỀ GÌ?".
An Chiến
No comments:
Post a Comment