2016/07/15

NƯỚC PHÁP LẠI MỘT LẦN NỮA TRẢ GIÁ CHO "LÒNG NHÂN ĐẠO



Video quay lại vụ khủng bố tại nước Pháp đêm qua (14/07/2016). 

Theo thông tin mới nhận được, nước Pháp đã tiếp tục bị tấn công vào đúng ngày Quốc khánh biểu tượng của tự do (14/07). Người đứng đầu nước Pháp trong cuộc họp báo ngay sau đó đã nói đấy là một vụ khủng bố và xác nhận đã có 77 người thiệt mạng, gồm cả trẻ em và 20 người đang trong tình trạng nguy kịch. Một con số lớn hơn rất nhiều lần so với những gì đã diễn ra tại các cuộc khủng bố trước đó. 

Tổng thống Pháp phát biểu trước báo chí sau vụ khủng bố đêm 14/07/2016. 

Cũng theo công bố của báo chí Pháp, thủ phạm được xác định là một người đàn ông 31 tuổi mang song tịch Pháp – Tunisia và người đàn ông này cư trú ngay tại Nice. Thông tin này cho thấy trước đó thủ phạm của vụ khủng bố đã từng được giới chức Pháp chấp nhận cho tị nạn, cấp quốc tịch và cư trú như một công dân Pháp. Mọi thứ dễ dàng đến nỗi người này chỉ thực sự xác nhận là thành phần khủng bố sau khi gây ra sự việc đêm hôm qua. 

Phân tích bên lề sự việc, một số ý kiến đã cho rằng sở dĩ nước Pháp liên tục bị khủng bố và dù cố gắng nhưng cho đến nay lực lượng an ninh nước này mới chỉ đối phó một cách bị động đối với những nguy cơ từ các tổ chức khủng bố hiện hữu ngay trong lòng đất nước là xuất phát từ việc nước này nói riêng và Châu Âu nói chung đã quá vội vàng và ồ ạt tiếp nhận các trường hợp xin tị nạn chính trị (từ các nước chủ yếu là Châu Phi, Trung Đông, nơi được cho là hang ổ của các tổ chức khủng bố quốc tế) mà không sử dụng một nước thứ ba làm trạm trung chuyển và sàng lọc trước. 

Với thái độ ủng hộ người tị nạn và quyết liệt trong việc bảo vệ việc EU cần có một chính sách mở cho người tị nạn, giới chức Pháp đã từng được báo giới quốc tế ca ngợi là hết sức nhân đạo. Đáp lại điều này, giới chức Pháp trong một cuộc trả lời phỏng vấn đã không ngại nhắc lại việc họ đã tiếp nhận một bộ phận người tị nạn từ Châu Á, trong đó có Việt Nam mà họ quen gọi với khái niệm "thuyền nhân". Và điều đáng nói là cho dù điều đó đã xảy đến rất lâu, bối cảnh quốc tế cũng liên tục biến động với những thứ nguy cơ đan xen và khó lường song cách tiếp nhận, cơ chế tiếp nhận người tị nạn của giới chức Pháp vẫn không hề thay đổi. 

Họ chỉ quan tâm người xin tị nạn nói gì (kể cả chửi bới, vu cáo Tổ quốc nơi họ ra đi cũng được) mà quên mất tiến hành những cuộc điều tra độc lập hoặc có những giải pháp để phòng ngừa, ngăn chặn những nguy cơ mà nhóm người này có thể mang lại. Và dường như sau những cuộc khủng bố đẫm máu vừa qua, người Pháp thực sự vẫn chưa thể tìm ra đâu là căn nguyên của vấn nạn khủng bố cũng như việc họ hết sức bị động trong một cuộc chiến có tính toàn cầu này! 

Nhân đạo luôn là điều tốt. Nhưng nhân đạo với người này đôi lúc lại vô nhân đạo với người kia. Hi vọng rằng, sau vụ khủng bố này, cùng với EU nước Pháp cũng sẽ nghiêm túc hơn trong việc nhận thức cũng như thiết lập lại cơ chế tiếp nhận người tị nạn. Có như thế, họ sẽ không bị tái diễn lại những cuộc khủng bố đẫm máu như đã xảy ra trong thời gian qua, vừa không ảnh hưởng tới các nước khác (như chính sách đối với "thuyền nhân" Việt Nam). Và quan trọng hơn, họ sẽ không phải theo chân Anh (chạy khỏi EU) để để chạy trốn khỏi nạn khủng bố và những vấn đề nan giải đang tồn tại trong EU. 

An Chiến



Mõ Làng

Các hãng thông tấn khắp thế giới đồng loạt đưa tin khủng bố ở Pháp. Khoảng 23 giờ 20 phút đêm 14/7, một xe tải đã lao với tốc độ 80km/h vào đám đông đang đứng xem pháo hoa chào mừng Ngày Quốc khánh trên Đại lộ “La Promenade des Anglais” ở trung tâm thành phố Nice, miền Nam nước Pháp. Ít nhất 73 người thiệt mạng và 100 người bị thương.

     Pháp: Ít nhất 73 người thiệt mạng, 100 người bị thương trong vụ tấn công tại Nice

Kẻ lái xe đã bị cảnh sát bắn chết, khám xét trên xe cảnh sát đã tìm thấy chất nổ, nhiều súng và lựu đạn. Không thể hình dung nổi hậu họa nếu kẻ khủng bố không bị hạ, nếu hắn kích nổ nhừng ấy thứ có trên xe.

Đây là vụ khủng bố đẫm máu nhất, diễn ra vào thời điểm tập trung đông người, nhằm lúc lực lượng an ninh Pháp dường như chùng xuống sau cao điểm bảo vệ giải bóng đá Euro.

Không khí hoảng loạn bao trùm nước Pháp và cả châu Âu. Tổng thống Pháp Francois Hollande vội vàng rời bỏ hội nghị thượng đỉnh châu Âu về nước, người dân được khuyến cáo tránh xa các cửa sổ.

Khác với vụ xả súng của 3 tay súng tự xưng là thành viên Al-Qeada ở tòa soạn tạp chí châm biếm Pháp Charlie Hebdo tại Paris hồi tháng 1/2015, khiến 12 người, trong đó có tổng biên tập, thiệt mạng, và 10 người bị thương. Lần này, kẻ tấn công đơn thương độc mã và nhằm vào dân thường, bằng cái cách ít ai ngờ tới- húc thẳng xe tải vào đám đông vô tội.

Chưa rõ nhân thân của kẻ phạm tội nhưng câu hỏi đặt ra là, tại sao chừng ấy vũ khí sát thương có thể được chuẩn bị cho một âm mưu ở một đất nước không có tự do súng đạn và được thắt chặt an ninh trong kỳ UEFA Euro 2016 vừa xong?

Câu giải đáp phỏng đoán cho nghi vấn có thể là lỗ hổng từ tự do đi lại qua biên giới các quốc gia trong cộng đồng EU. Và nếu như vậy, một lần nữa nguy cơ Brexit lại một lần nữa tái diễn. Châu Âu đang lung lay.

Câu chuyện này sẽ còn dài dài khi mà lò lửa Trung Đông chưa được dập tắt, mà điều đó lệ thuộc vào thái độ của Nga.

No comments:

Post a Comment