Chiềng Chạ
Nghị trường khoá XIV những phiên họp đầu tiên bỗng nóng lên vì chuyện của Formosa với môi trường biển miền Trung. Và đương nhiên, khi mà mọi sự đã trở nên rõ ràng sau khi Formosa chính thức nhận tội thì điều người ta quan tâm nhất là tại sao lại là cho tập đoàn này thuê tận 70 năm mà không phải 50 năm khi chủ thể đứng ra ký kết là Hà Tĩnh chứ không phải là Chính phủ?
Ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, nay là đại biểu Quốc hội khoá XIV, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, Chủ tịch liên minh Hợp tác xã Việt Nam vì thế là người được đưa lên bàn cân để đánh giá đúng sai cũng như trách nhiệm của ông này khi đứng ra ký kết với Formosa. Trong một bối cảnh như thế ai cũng hiểu ông Cự đã áp lực và khổ tâm như thế nào! Và điều đáng nói là dù đã trả lời không thể chỉn chu hơn các câu hỏi của các phóng viên sau khi ông Cự đồng ý tiếp chuyện báo chí về Formosa nhưng sự khổ tâm ông không vì thế đã hết. Một vài ông Nghị, bà Nghị vẫn không ngừng kêu Quốc hội phải xem xét trách nhiệm của ông Cự trong chuyện ký kết 70 năm và chuyện xả thải của công ty này dẫn tới việc ô nhiễm môi trường biển trong tháng tư vừa qua!
Thậm chí, có đại biểu dù không đề cập tới chuyện 70 năm hay chuyện xả thải của Formosa nhưng cũng không quên lôi ông Cự vào bởi thời điểm đó ông là người đứng đầu UBND tỉnh Hà Tĩnh, người đứng ra ký kết với Formosa. Chữ ký còn nguyên của ông Cự trong hợp đồng thuê khoán cho Formosa do vậy đã trở thành một cái cớ không thể tốt hơn để họ lôi ông Cự vào cuộc!
Câu chuyện cái biệt thự 120 m2 của ông ở Hà Tĩnh cũng bị lôi ra đấu tố, quy kết như thế đó là những gì mà ông có được sau khi ký kết với Formosa cho thấy họ tận diệt ông Cự đến thế nào. Và khi mọi thứ bị bóc mẽ thì họ ráo hoảnh mà nói rằng: Một khi đã ghét thì mọi sự đều có thể....
Chính vì vậy, công bằng mà nói thì đó là những ngày tháng không thể nhọc nhằn hơn của ông Cự. Và tin chắc rằng, dù trong mơ ông Cự cũng không nghĩ được cái viễn cảnh đầy não nề và cay đắng hôm nay khi ký kết với Formosa!
Mọi sự chỉ thực sự kết thúc với cá nhân ông khi mới đây nhất, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trong buổi họp báo sau khi kết thúc phiên họp thứ nhất của Quốc hội đã chính thức cho hay: "Sau khi UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo Chính phủ về thời hạn 70 năm cho Formosa, Chính phủ đã giao Bộ KH&ĐT kiểm tra xem có đủ điều kiện không. Sau đó, các ngành đã vào xem xét, xác định đủ điều kiện 70 năm". Nghĩa là cả Hà Tĩnh (đương nhiên có cá nhân ông Cự), Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương hoàn toàn không sai khi cấp phép tới 70 năm cho Formosa. Điều này thêm một lần nữa cho thấy được sự rạch ròi giữa chuyện cấp phép ch Formosa và chuyện Formosa gây ra thảm hoạ ô nhiễm môi trường biển. Không thể đánh lận hai chuyện là một bởi như thế chúng ta sẽ vô tình quy kết sai trách nhiệm cho các cá nhân, chủ thể liên quan!
Như vậy, chuyện cấp phép 70 năm trong mối tương quan với trách nhiệm của ông Cự coi như đã xong. Việc những ngày cuối cùng của phiên họp thứ nhất thay vì xoay quanh chuyện cấp phép 70 năm đã quay sang chất vấn, làm rõ trách nhiệm của Formosa (Xem thêm: ĐBQH Nguyễn Anh Trí: 'Cần phải kiện Formosa, chứ không phải cúi đầu nhận lỗi là thôi') cho thấy rất rõ những biển chuyển có tính tất yếu đó. Ông đã chính thức được giải oan dù rằng những gì ông đã trải qua trong suốt thời gian qua là không dễ chịu tí nào! Sự muộn mằn đó có thể khiến ông Cự không vui nhưng với những ai đã tin vào ông Cự, vào cái tâm của ông sẽ thấy vui bởi dù sao niềm tin đặt không lầm chỗ!
Tuy nhiên, dù sau tất cả những gì đã qua, ông Cự đã có thể thanh thản, song mọi sự hiện tại với ông chỉ là nhất thời. Ông Cự sẽ vẫn bị lôi vào chừng nào vấn đề Formosa chưa có một giải pháp thực sự căn cơ, bền vững theo hướng hoạt động Formosa không gây tổn hại tới môi trường xung quanh, trong đó có môi trường biển!
Nghị trường khoá XIV những phiên họp đầu tiên bỗng nóng lên vì chuyện của Formosa với môi trường biển miền Trung. Và đương nhiên, khi mà mọi sự đã trở nên rõ ràng sau khi Formosa chính thức nhận tội thì điều người ta quan tâm nhất là tại sao lại là cho tập đoàn này thuê tận 70 năm mà không phải 50 năm khi chủ thể đứng ra ký kết là Hà Tĩnh chứ không phải là Chính phủ?
Ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, nay là đại biểu Quốc hội khoá XIV, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, Chủ tịch liên minh Hợp tác xã Việt Nam vì thế là người được đưa lên bàn cân để đánh giá đúng sai cũng như trách nhiệm của ông này khi đứng ra ký kết với Formosa. Trong một bối cảnh như thế ai cũng hiểu ông Cự đã áp lực và khổ tâm như thế nào! Và điều đáng nói là dù đã trả lời không thể chỉn chu hơn các câu hỏi của các phóng viên sau khi ông Cự đồng ý tiếp chuyện báo chí về Formosa nhưng sự khổ tâm ông không vì thế đã hết. Một vài ông Nghị, bà Nghị vẫn không ngừng kêu Quốc hội phải xem xét trách nhiệm của ông Cự trong chuyện ký kết 70 năm và chuyện xả thải của công ty này dẫn tới việc ô nhiễm môi trường biển trong tháng tư vừa qua!
Thậm chí, có đại biểu dù không đề cập tới chuyện 70 năm hay chuyện xả thải của Formosa nhưng cũng không quên lôi ông Cự vào bởi thời điểm đó ông là người đứng đầu UBND tỉnh Hà Tĩnh, người đứng ra ký kết với Formosa. Chữ ký còn nguyên của ông Cự trong hợp đồng thuê khoán cho Formosa do vậy đã trở thành một cái cớ không thể tốt hơn để họ lôi ông Cự vào cuộc!
Câu chuyện cái biệt thự 120 m2 của ông ở Hà Tĩnh cũng bị lôi ra đấu tố, quy kết như thế đó là những gì mà ông có được sau khi ký kết với Formosa cho thấy họ tận diệt ông Cự đến thế nào. Và khi mọi thứ bị bóc mẽ thì họ ráo hoảnh mà nói rằng: Một khi đã ghét thì mọi sự đều có thể....
Chính vì vậy, công bằng mà nói thì đó là những ngày tháng không thể nhọc nhằn hơn của ông Cự. Và tin chắc rằng, dù trong mơ ông Cự cũng không nghĩ được cái viễn cảnh đầy não nề và cay đắng hôm nay khi ký kết với Formosa!
Mọi sự chỉ thực sự kết thúc với cá nhân ông khi mới đây nhất, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trong buổi họp báo sau khi kết thúc phiên họp thứ nhất của Quốc hội đã chính thức cho hay: "Sau khi UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo Chính phủ về thời hạn 70 năm cho Formosa, Chính phủ đã giao Bộ KH&ĐT kiểm tra xem có đủ điều kiện không. Sau đó, các ngành đã vào xem xét, xác định đủ điều kiện 70 năm". Nghĩa là cả Hà Tĩnh (đương nhiên có cá nhân ông Cự), Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương hoàn toàn không sai khi cấp phép tới 70 năm cho Formosa. Điều này thêm một lần nữa cho thấy được sự rạch ròi giữa chuyện cấp phép ch Formosa và chuyện Formosa gây ra thảm hoạ ô nhiễm môi trường biển. Không thể đánh lận hai chuyện là một bởi như thế chúng ta sẽ vô tình quy kết sai trách nhiệm cho các cá nhân, chủ thể liên quan!
Như vậy, chuyện cấp phép 70 năm trong mối tương quan với trách nhiệm của ông Cự coi như đã xong. Việc những ngày cuối cùng của phiên họp thứ nhất thay vì xoay quanh chuyện cấp phép 70 năm đã quay sang chất vấn, làm rõ trách nhiệm của Formosa (Xem thêm: ĐBQH Nguyễn Anh Trí: 'Cần phải kiện Formosa, chứ không phải cúi đầu nhận lỗi là thôi') cho thấy rất rõ những biển chuyển có tính tất yếu đó. Ông đã chính thức được giải oan dù rằng những gì ông đã trải qua trong suốt thời gian qua là không dễ chịu tí nào! Sự muộn mằn đó có thể khiến ông Cự không vui nhưng với những ai đã tin vào ông Cự, vào cái tâm của ông sẽ thấy vui bởi dù sao niềm tin đặt không lầm chỗ!
Tuy nhiên, dù sau tất cả những gì đã qua, ông Cự đã có thể thanh thản, song mọi sự hiện tại với ông chỉ là nhất thời. Ông Cự sẽ vẫn bị lôi vào chừng nào vấn đề Formosa chưa có một giải pháp thực sự căn cơ, bền vững theo hướng hoạt động Formosa không gây tổn hại tới môi trường xung quanh, trong đó có môi trường biển!
No comments:
Post a Comment