2016/07/03

Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã (Phần I)

Mẹ Đốp


 

Clip ghi lại cảnh cãi vã của Nguyễn Thị Bích Hạnh với Công an huyện Diễn Châu, Nghệ An (Nguồn: Youtube). 

Qua tìm hiểu của Mõ người đàn bà có hành động cãi vã với các cán bộ của Công an huyện Diễn Châu là Nguyễn Thị Bích Hạnh. Cô sinh ngày 26/2/1982 tại xứ đạo Vĩnh Hòa (Hợp Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An). Và theo thông tin từ blog Canhsat4sao: "Thac sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh, tốt nghiệp Đại Học Đà Lạt về môn văn. Tháng 9 năm 2007 theo chương trình thu hút nhân tài của tình Quãng Nam, Bích Hạnh được mời dạy môn văn tại trường trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Quãng Nam. Ngày 01 tháng 06 năm 2009, sở giáo dục và đào tạo Quãng Nam quyết đinh cho thạc sĩ Bích Hạnh thôi việc. Cơ quan này nêu lý do : Bích Hạnh đã “sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền những nội dung trái với quan điểm của chính sách nhà nước; xuyên tạc đường lối của đảng, chủ trương pháp luật của nhà nước, vi phạm quan điểm nội dung giáo dục trong việc cập nhật khai thác, truyền bá trang web phản động, phản giáo dục”. 
Ngoài việc có một quá khứ "bất hảo" (lợi dụng trường học để tuyên truyền chống Nhà nước trong thời gian giảng dạy tại Trường Trung học Phổ thông Nguyễn BỈnh Khiêm, tỉnh Quảng Nam thì Nguyễn Thị Bích Hạnh còn biết đến là vợ của đối tượng Thái Quang Tự (Hợp Thành, Yên Thành, Nghệ An, hiện đang bị truy nã trong vụ án "Hồ Đức Hoà và đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Hạnh cũng là một trong những người khởi xướng cái gọi là "Thổi còi Xtop Formosa" mà trong bài viết trước đó Mõ đã đề cập. Và theo một nguồn tin đáng tin cậy Hạnh hiện đang là "Cảm tình viên" của tổ chức phản động Việt Tân, nếu vượt qua được những thử thách của tổ chức này đưa ra, Hạnh sẽ chính thức là "đảng viên" của tổ chức này như Lê Quốc Quân (người cùng quê Hợp Thành, Yên Thành, Nghệ An); đây cũng là lí do khiến người đàn bà này tỏ ra tích cực, không ngại va chạm trong các hoạt động chống đối vừa qua, nhất là sau vụ cá chết tại một số tỉnh Miền Trung! 
Lí do Hạnh bị đuổi dạy được Sở giáo dục & đào tạo Quảng Nam chỉ ra thông qua 04 nội dung bài giảng của cô này với các học sinh tại trường Trung học Phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong khuôn khổ Entry này xin được nói đến nội dung thứ nhất để những ai quan tâm hiểu về cái bản chất phản động và chống Cộng có quá trình của người đàn bà này. Đấy là chìa khoá để hiểu vì sao người đàn bà có biệt danh "chuyên gây chuyện" này lại tỏ ra hiếu thắng và hùng hổ như thế trước các cán bộ Công an đang thi hành công vụ trong sự việc vừa qua.

Phần I: Từ "Hai đức trẻ" đến Internet và "dân chủ", "nhân quyền"
Nguyễn Bích Hạnh và con (Nguồn: Internet). 

Do được đào tạo bài bản và có trình độ Thạc sỹ môn Ngữ văn nên Hạnh đã được nhà trường bố trí giảng dạy cho các lớp chuyên Văn tại trường Trung học Phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy nhiên, dường như với Hạnh sự kỳ vọng cũng như tạo điều kiện của Ban Giám hiệu Nhà trường không có bất cứ ý nghĩa hay tác động đến bản thân cô. Sự việc xảy ra sau giờ giảng về tác phẩm “Hai Đứa Trẻ” của nhà văn Thạch Lam có thể xem là một sự khởi đầu của một chuỗi các hành vi lợi dụng bục giảng để xuyên tạc, tuyên truyền các tư tưởng chống đối vào học sinh của người đàn bà này! 

Là một môn học có ý nghĩa khơi gợi và hướng cá nhân người học tới những giá trị nhân sinh và nhân văn trong cuộc sống nên thông thường sau khi kết thúc bài giảng của mình trên lớp, các giáo viên giảng dạy sẽ hướng dẫn học sinh của mình vào những sự liên hệ tích cực trong quá trình về nhà. Nguyễn Thị Bích Hạnh đã làm điều ngược lại sau khi kết thúc bài giảng về tác phẩm "Hai đứa trẻ". 

Bắt đầu bằng việc khuyến khích học sinh của mình tiếp cận, nghiên cứu, tìm tòi thêm trên internet để làm phong phú nội dung bài giảng về tác phẩm "Hai đứa trẻ" bởi lí do trên mạng Internet có rất nhiều điều thú vị. Nguyễn Thị Bích Hạnh không quên gợi mở cho những đứa học trò ngây thơ của mình hướng suy nghĩ vào những điều tiêu cực khi cho rằng: "So với thế giới tiến bộ ngày nay, đất nước Việt Nam chẳng khác nào phố huyện của Thạch Lam ngày xưa".

Hạnh cũng gợi mở thêm: Nếu như trong truyện ngắn “Hai Đứa Trẻ” của Nhà văn Thạch Lam, hai chị em Liên và An là hai đứa trẻ biết khao khát, giải toả sự buồn chán, không lối thoát đang bủa vây ở một phố huyện nghèo hẻo lánh bằng việc chờ đợi và ngắm những chuyến tàu đêm ghé qua hàng đêm; thì Internet là cách để những con người trong thời hiện tại có thể thoát khỏi cái tình cảnh mà theo Hạnh nó không khác gì đã diễn ra ở cái phố huyện nghèo của chị em Liên và An những năm 30 của thế kỷ trước (cái thời điểm mà cả dân tộc Việt Nam đang sống trong cảnh bị thực dân, phong kiến áp bức, tương lai dân tộc vẫn là một dấu hỏi lớn). 

Bằng sự gợi mở này, Nguyễn Thị Bích Hạnh đã không chỉ nhồi vào đầu những học sinh của mình một nhãn quan không đúng với thực tế những gì đang diễn ra mà sâu xa hơn, cô đã phủ nhận luôn cái vai trò của các chủ thể trong thể chế chính trị ở Việt Nam hiện tại! Và từ việc chỉ cho học sinh của mình cách để tạm thoát khỏi thực tại, chán ghét thực tại mà chúng đang sống để đến với những giấc mơ thông qua việc tiếp cận Internet, Hạnh đã chỉ ra cách để biến những giấc mơ đó thành hiện thực, để những thế hệ hôm nay không còn mơ những giấc mơ xa xôi nữa! Theo đó, phạm trù "một xã hội quốc tế phồn vinh trên nền tảng dân chủ và nhân quyền" đã được Hạnh chỉ ra và phương cách Hạnh nói đến để hiện thực nó không ngoài việc chủ động tranh đấu và phủ nhận những gì đang có ở hiện tại, những thứ mà cả dân tộc, trong đó có những tiền nhân của Hạnh đã đổ mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cả xương máu để có được! 

Thật đáng khen thay cho Hạnh khi dẫn dụ học sinh của mình từ một tác phẩm văn học giàu tính nhân văn, phản ánh về một giai đoạn lịch sử với sự chật chội, quẩn quanh và bế tắc của những cá thể đang sống trong đó đến việc cần thiết phải tiếp cận Internet và cuối cùng là tranh đấu cho những mỹ từ "dân chủ, "nhân quyền". Nhưng Hạnh đã quên mất rằng, những đứa học sinh đang ngồi dưới đang nghe cô giảng kia, chúng không phải là những đứa trẻ chỉ biết nghe mà không biết phản biện đúng - sai. Có thể ngay khi nghe Hạnh nói dù chúng biết đó là sai, biết tỏng Hạnh đang tiêm nhiễm vào đầu chúng những tư tưởng, lối nghĩ phản động nhưng chúng vẫn im lặng bởi chúng hiểu cái bổn phận của một người học trò. 

Và thay vì tiếp tục im lặng và để cho mọi thứ trở thành quá vãng, những đứa học trò ngây thơ, trong sáng đó đã đem những câu chuyện đó để bàn luận và để xin ý kiến của những người lớn tuổi hơn. Điều gì cần đến đã phải đến khi tất thảy những câu chuyện chúng bàn đến tai những người có chức trách. Một cuộc làm việc giữa Ban Giám hiệu trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm với Hạnh đã diễn ra với những yêu cầu mà tin chắc Nhà trường nào cũng sẽ làm như thế. Hạnh đã được yêu cầu nghiêm túc rút kinh nghiệm và cam kết không tái phạm tương tự! Và những tưởng Hạnh sẽ thay đổi, sẽ không tái diễn những sự việc tương tự để tiếp tục được giảng dạy, nhưng thật tiếc khi chính cô xem đó là thành tíc bước đầu mà tiếp tục dấn thân với hành vi chống đối công khai và trắng trợn hơn! 

Xin được nói tiếp những sự việc xảy ra sau đó ở Entry tiếp theo! 

No comments:

Post a Comment