02 ngày sau khi Tòa án trọng tài quốc tế (PCA) chính thức ra phán quyết về vụ khởi kiện Trung Quốc của philippines, bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM) ở thủ đô của Mông Cổ. Theo đề nghị của phía Trung Quốc, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp phía Trung Quốc - Thủ tướng Lý Khắc Cường hôm 14.07.2016
Video ghi lại cuộc hội đàm giữaThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 14/07/2016 (Nguồn: Internet).
Theo ghi nhận của báo chí về cuộc gặp thì trong suốt cuộc gặp, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã kêu gọi Việt Nam "phối hợp với Trung Quốc cùng bảo vệ hòa bình và ổn định ở biển Đông".
Đáp lại lời kêu gọi từ Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cho rằng "đôi bên nên kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không làm phức tạp tình hình và thực hiện hiệu quả, toàn diện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông". Đồng thời tiếp tục khẳng định Việt Nam "kiên trì nhất quán đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và đi sâu hội nhập quốc tế”, đồng thời “coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc”.
Xung quanh chuyện này đã có những ý kiến vào ra cho rằng, trong bối cảnh hiện tại Việt Nam không nên có bất cứ một cuộc gặp nào với Trung Quốc bởi sau việc bị bất lợi từ phán quyết của PCA, phía Trung Quốc đang ra sức thiết lập sự ủng hộ từ các nước liên quan. Thậm chí, gặp gỡ Trung Quốc trong lúc này không khác gì Việt Nam đang cố tình dẫm đạp lên kết quả mà Philippines đạt được trong vụ khởi kiện Trung Quốc suốt 2 năm qua (?). Tuy nhiên, cá nhân người viết nghĩ rằng,trong bối cảnh hiện nay việc tiến hành càng sớm việc gặp Trung Quốc càng tốt. Lí do xin được nói đến như sau:
Thứ nhất, dù không giống hoàn toàn với tình cảnh Trung Quốc sau khi PCA chính thức đưa ra phán quyết, tuy nhiên tổng thể mà nói thì Việt Nam là quốc gia chịu thua thiệt sau sự kiện vừa qua. Việc PCA công nhận, quyền chủ quyền của Philippines cũng đồng nghĩa với việc họ phủ nhận quyền chủ quyền của chúng ta tại một vài điểm trên Biển Đông. Trong khi đó cái khó của Việt Nam là không thể bày tỏ thái độ không đồng tình, phán quyết của Biển Đông bởi dù sao đi nữa thì Việt Nam cũng là một thành viên của Asean mà trong nhiều tuyên bố trước đó Asean đã thể hiện sự đồng thuận với việc Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án trọng tài quốc tế.
Cho nên, mặc dù đã gián tiếp tuyên bố chủ quyền và không công nhận phán quyết của PCA ngay sau khi tổ chức này công bố phán quyết thông qua lời khẳng định về chủ quyền trên Biển Đông của người phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nhưng từng đó thôi là chưa đủ. Việt Nam cần nhiều hơn những diễn đàn như thế để nói cho thế giới "thủng" cái điều Việt Nam muốn nói!
Thứ hai, dù PCA đã phán quyết ủng hộ Philipines trong vấn đề chủ quyền trên Biển Đông nhưng chúng ta thừa hiểu, Philippines không phải là lực cản chính của chúng ta trong khẳng định chủ quyền mà là Trung Quốc. Mà bài học muôn đời của chúng ta rút được trong những cuộc chơi với Trung Quốc không phải là làm lớn chuyện, bỏ qua hòa khí giữa hai bên mà là ngược lại. Vậy nên, dù còn những điều cấm cản chúng ta tiến tới một cuộc gặp chính thức với họ nhưng chúng ta cần phải nhận lời. Có nhận lời chúng ta mới có thể giữ hòa khí, mới có thể buộc vào một sợi dây mà dù được đánh giá là không bền vững nhưng vì đại cục Trung Quốc vẫn phải lưu ý trong mọi cuộc chơi liên quan đến Việt Nam.
Nói đến đây, chắc chắn sẽ có người cho rằng, đó là cách ứng xử của một dân tộc nhược tiểu và với cách ứng xử này thì không sớm muộn chúng ta sẽ lệ thuộc ngày càng sâu vào Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền (?) Với vấn đề này người viết chỉ xin chỉ ra với những ai quan tâm được biết rằng, xét trên mọi khía cạnh Trung Quốc vẫn là một nước lớn mà trong cách ứng xử với nước lớn thì sự mềm dẻo, linh hoạt luôn cần đặt lên đầu. Với lại, dù có rất nhiều sự ủng hộ từ bạn bè quốc tế nhưng cái chân lý "nước xa không cứu được lửa gần" luôn luôn là một bài học không mất đi tính thời sự mà chúng ta phải nhớ lấy trong các mối quan hệ trong bối cảnh mới!
Lí do thứ ba xin được nói đến xuất phát từ dã tâm của Trung Quốc trong cuộc gặp với chúng ta. Theo đó, dù họ biết Việt Nam sẽ không bao giờ cùng đứng chung chiến tuyến với mình song dường như Trung Quốc vẫn luôn muốn chèo kéo Việt Nam, vẫn muốn hăm dọa chúng ta trước những tình thế mà họ biết chắc là sự quyết liệt của chúng ta sẽ ảnh hưởng tới họ. Chính vì vậy, có thể chúng ta rất hiểu Trung Quốc cần gì đằng sau lời kêu gọi Việt Nam "phối hợp với Trung Quốc cùng bảo vệ hòa bình và ổn định ở biển Đông". Và cũng xin xác nhận luôn đó là một sự hăm dọa, đe nẹt thường thấy của quốc gia này. Song thông qua đó, chúng ta muốn cho những quốc gia khác trên thế giới, nhất là trong Asean hiểu thêm về diện mạo của Trung Quốc. Đó cũng chính là thứ bằng chứng cho thấy Trung Quốc sợ hãi thế nào sau phán quyết của PCA dù cho họ đã lớn tiếng phủ nhận và tỏ ra khá bình thản sau tất cả những gì đã qua!
An Chiến
No comments:
Post a Comment