Phong trào phụ nữ ở Âu châu
Sau đây là bản dịch Vấn đề phụ nữ trong tập bài viết Các nguyên lý đoàn kết của Ủy ban cho một Đảng vô sản, một nhóm những người cộng sản Marxist-Leninist ở San Diego, Hoa Kỳ, viết năm 1977. Những tập bài viết này có thể coi là tổng kết kinh nghiệm của những người cộng sản Hoa Kỳ từ thực tiễn đấu tranh của giai cấp vô sản Hoa Kỳ. Ở Việt Nam ta, vấn đề giải phóng phụ nữ có phần thuận lợi hơn so với các nước chưa thiết lập được chính quyền vô sản, ví dụ, ta có thể tham khảo cuốn sách Đánh giá chính sách bình đẳng giới dựa trên bằng chứng của TS. Võ Thị Mai để thấy rõ hơn về chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề công bằng giới. Tuy nhiên, theo quan sát cá nhân của tôi, nhiều phụ nữ Việt Nam chưa biết và chưa nắm được vai trò của họ đối với phong trào vô sản, cũng như nhiều đàn ông Việt Nam không đánh giá đúng vai trò của phụ nữ, vì vậy cần thiết có những bài viết ngắn gọn về những vấn đề này.
1) Nguồn gốc sự thống trị của nam giới: Về mặt lịch sử, nguồn gốc của việc hình thành và củng cố sự thống trị của nam giới được tìm thấy trong sự xuất hiện của chế độ tư hữu và xã hội có giai cấp.
Trước xã hội có giai cấp với nền tảng dựa trên tư hữu, đàn ông và đàn bà cùng chia sẻ đều nhau sản phẩm xã hội, mặc dù có sự phân công lao động theo giới tính, và mọi người chia sẻ thành quả lao động của họ. Trong phần lớn các xã hội, phụ nữ phụ trách việc chuẩn bị thức ăn và quần áo, hái lượm hoa quả, rau củ, là nguồn cung cấp quan trọng và đều đặn nhất cho thị tộc. Mặt khác, đàn ông chủ yếu săn bắn, đánh cá và chiến đấu.
Thời gian trôi qua, việc thu lượm thức ăn phát triển thành công việc đồng áng và được thực hiện chủ yếu bởi phụ nữ. Tương tự, săn bắn phát triển thành chăn nuôi gia súc, và trở thành trách nhiệm của đàn ông. Trong các xã hội nông nghiệp, do săn bắn suy tàn, đàn ông thay thế đàn bà trên các cánh đồng.
Chính sự phát triển của chăn nuôi đã biến đổi xã hội cộng sản nguyên thủy vốn dựa trên sự nghèo khổ, bởi vì nó cho phép sản xuất thặng dư vật chất trên nhu cầu của cộng đồng. Giai đoạn đầu của tư hữu xuất hiện vì chăn nuôi cần có sự giám sát tối thiểu, và cung cấp một lượng lớn thịt và sữa, dẫn tới sự tích lũy của cải đầu tiên. Do đàn ông phụ trách trông nom chăn nuôi, nên của cải dư thừa này theo thời gian trở thành một dạng tài sản tư hữu của họ. Điều này đánh dấu sự xuất hiện của xã hội có giai cấp và giai đoạn đầu của việc áp bức phụ nữ.
Của cái không còn là của chung của tập thể. Để đảm bảo của cải tư hữu này được chuyển cho con cái của người đàn ông, chế độ mẫu hệ bị đánh đổ, và chế độ phụ hệ được thiết lập. Thêm nữa, thiết chế hôn nhân cá thể (ít nhất đối với phụ nữ) được áp đặt để đảm bảo dòng dõi thừa kế rõ ràng. Các hình thức cộng đồng cho công việc nội trợ, sản xuất và chăm con đã biến mất, và đơn vị gia đình đơn độc ló ra như một đơn vị kinh tế của xã hội, với trách nhiệm cơ bản là duy trì các thành viên của nó.
“Công việc của phụ nữ” không còn là thành phần của sản xuất xã hội rộng lớn hơn, mà được chuyển thành dịch vụ tư nhân cho các gia đình cá thể. Bị loại bỏ khỏi sự sản xuất xã hội, phụ nữ trở thành nô lệ trong nhà, phụ thuộc kinh tế vào đàn ông. Như vậy, sự xuất hiện của tư hữu và xã hội có giai cấp tạo ra các cơ sở vật chất cho sự bất bình đẳng và sự áp bức nói riêng đối với phụ nữ.
2) Sự bóc lột đối với phụ nữ thuộc giai cấp lao động dưới chủ nghĩa tư bản: Dưới chủ nghĩa tư bản, cơ sở cho việc áp bức phụ nữ vẫn là địa vị nô lệ trong nhà của họ. Đối với những phụ nữ thuộc giai cấp lao động, đây cũng là một quan hệ bóc lột, nếu tính tới vai trò của họ trong sản xuất, tái sản xuất và duy trì hàng hóa sức lao động. Hệ quả của vai trò này là, phụ nữ thuộc giai cấp lao động bị bóc lột ít nhất 2 lần khi họ bán sức lao động của họ và tham gia vào sản xuất xã hội.
Phụ nữ vô sản có trách nhiệm sinh và nuôi dạy con cái cũng như chăm sóc đàn ông với tư cách là người lao động trong khu vực sản xuất xã hội. Công việc này cấu thành một dịch vụ cho giai cấp tư sản, mà lương của đàn ông được cho là một phần bù đắp. Do đó, phụ nữ không thể được xét là bị bóc lột và bị áp bức như một giai cấp riêng biệt; họ bị bóc lột chủ yếu bởi giai cấp tư sản một cách trực tiếp thông qua gia đình, và họ bị bóc lột ít nhất 2 lần tại nơi làm việc do vai trò của họ ở gia đình.
Hệ quả là, khái niệm được đặt ra trước đây bởi một vài lực lượng tiểu tư sản là lao động của phụ nữ ở trong nhà là không được trả công, là không đúng. Lý thuyết này giả sử lao động trong nhà của phụ nữ là sản xuất ra giá trị sử dụng, hơn là sự tạo ra một hàng hóa hoàn thiện với giá trị trao đổi, sức lao động. Giá trị trao đổi này là lương mà người đàn ông bán sức lao động của anh ta, tiền công nhằm để trả cho công việc của cả đàn ông và đàn bà. Thêm nữa, nhu cầu lương cho công việc nội trợ chỉ phục vụ cho việc thắt chặt người phụ nữ vào cảnh nô lệ trong nhà.
Dưới chủ nghĩa tư bản, lần đầu tiên kể từ các xã hội cộng đồng trước kia, phụ nữ được đưa vào trong sản xuất xã hội với số lượng lớn. Sự thay đổi này có ý nghĩa là phụ nữ bị bóc lột 2 lần, như nô lệ ở nhà cũng như nô lệ làm thuê.  Ở nơi làm việc, phụ nữ bị phân biệt đối xử thông qua hệ thống lương thấp hơn rõ ràng so với đàn ông trong các công việc tương đương, thiếu chăm sóc trẻ và nghỉ thai sản, hỗ trợ đào tạo. Họ bị dồn vào trong những nghề nghiệp đầy tớ, thâm niên thấp, địa vị thấp, lương thấp. Điều này giam phụ nữ ở trong mối quan hệ không ổn định với các tư liệu sản xuất, phục vụ mong muốn của các nhà tư bản nhằm sử dụng họ như đội quân lao động dự trữ để gây áp lực lên lương của toàn thể giai cấp công nhân.
Vai trò của gia đình dưới chủ nghĩa tư bản: Mô hình gia đình cá thể tư sản phụ vụ giai cấp tư sản như một công cụ để kiểm soát tài sản của họ. Trong các gia đình vô sản, mô hình đó phục vụ các nhà tư bản bằng cách giam các công nhân trong các đơn vị kinh tế cô lập. Với một vài người phụ thuộc vào một thu nhập, công nhân sẽ do dự hơn trong việc mạo hiểm công việc của họ trong đấu tranh cho lương cao hơn và điều kiện tốt hơn.
Cấu trúc gia đình giam người phụ nữ bị áp bức như những nô lệ trong nhà và như những người tham gia ngoài lề của sản xuất xã hội. Hệ quả là, cuộc sống của họ thường bị cô lập, cùng với sự tham gia phong trào xã hội, chính trị của họ bị giới hạn. Cả cấu trúc gia đình gia trưởng và vai trò của đàn ông, đàn bà trong đó đều kìm hãm sự phát triển của cả hai vợ chồng. Không có gì là bất bình thường nếu tìm thấy rằng, trong một cuộc đấu tranh, dù là ở cộng đồng hay nơi làm việc, người này ngăn cản sự tham gia của người kia. Cho dù đó là một phụ nữ không bằng lòng với công việc công đoàn của chồng, hay một người đàn ông từ chối cho phép vợ anh ta tham dự các cuộc mít-tinh, hay sự không sẵn lòng chăm con, cuộc đấu tranh bị suy yếu.
Không phải tất cả phụ nữ đều phù hợp với mô hình gia đình tư sản này. Khoảng 40% phụ nữ cần lao là đầu tàu trong việc nội trợ; nhiều phụ nữ cần lao hoặc là độc thân, hoặc là đồng tính. Điều này mang tới thêm thử thách gay go cho việc cố gắng sinh hoạt bằng lương được cho là “thu nhập phụ của gia đình”.
Con cái: Một điều quan trọng cần nhận ra là giai cấp tư sản cũng áp bức cả con cái của giai cấp lao động. Chúng là đối tượng của giáo dục chống lại giai cấp lao động, bạo lực và tuyên truyền trên vô tuyến, sự đàn áp của cảnh sát, kỳ thị chủng tộc và rập khuôn vai trò giới tính. Trong hệ thống thứ bậc gia đình và xã hội nói chung, trẻ con được đối xử như tài sản tư hữu và là trách nhiệm của bố mẹ chúng, cùng với một số quyền ít ỏi của riêng chúng. Phần lớn thời gian trách nhiệm chăm con rơi lên đôi vai của người mẹ, người có thể chịu thêm gánh nặng từ công việc nội trợ và kiếm tiền.
Chủ nghĩa phân biệt giới tính: Sự áp bức phụ nữ không chỉ được phản ánh trong các vai trò gia đình của họ và tại nơi làm việc. Hệ tư tưởng nam giới thống trị, tính trọng nam khinh nữ của nam giới, được cổ vũ bởi các nhà tư bản  nhằm duy trì hệ thống đế quốc chủ nghĩa, lan tỏa khắp mọi khía cạnh của cuộc sống. Ví dụ, cơ thể của phụ nữ được dùng để bán một phạm vi vô hạn các sản phẩm. Hệ quả của sự suy thoái và đối tượng hóa tình dục (sexual objectification) là, phụ nữ thường xuyên là đối tượng của sự lạm dụng, gièm pha tâm lý và bằng lời nói, cũng như bạo lực nghiêm trọng như hiếp dâm, hành hung, và đánh vợ. Khi phụ nữ chống trả lại để bảo vệ bản thân họ, họ nói chung bị kiện vì điều đó.
Hệ tư tưởng phân biệt giới tính được sử dụng bởi giai cấp tư sản nhằm củng cố sự thống trị của nam giới. Nó khiến cho giai cấp bị chia rẽ bằng cách đưa cho đàn ông của giai cấp vô sản ai đó để họ cảm thấy họ là bề trên, và giam hãm phụ nữ của giai cấp vô sản trong sự cô lập, chia rẽ và bị động.
3) Cơ sở cho sự giải phóng: Cơ sở cơ bản cho sự giải phóng phụ nữ là:  1 – sự tham gia đầy đủ và bình đẳng vào quá trình sản xuất xã hội;  2 – mở rộng xã hội hóa công việc nội trợ và chăm sóc con cái tới mức độ lớn nhất có thẻ; 3 – đấu tranh tư tưởng chống lại thói trọng nam khinh nữ của đàn ông.
Thay đổi cơ bản này chỉ có thể xảy ra dưới sự chuyên chính của giai cấp vô sản, với sự sở hữu xã hội về các tư liệu sản xuất. Công việc nội trợ cá nhân trở thành một công nghiệp công cộng và sự chăm sóc trẻ con là trách nhiệm của xã hội. Đàn ông và đàn bà sẽ chia sẻ sự sản xuất xã hội này ngang bằng nhau. Các sự phụ thuộc kinh tế và các khía cạnh áp bức của gia đình sẽ tan biến, để lại con đường tự do cho các mối quan hệ lành mạnh, bình đẳng và yêu thương.
4) Đấu tranh cho giải phóng: Phụ nữ là một lực lượng dự bị mạnh mẽ của giai cấp vô sản trong đấu tranh cách mạng nhằm chiếm lấy quyền lực nhà nước. Phụ nữ đã chứng tỏ bản thân họ là một trong những người chiến đấu gan dạ nhất của giai cấp trong các cuộc đấu tranh và đình công ở nơi làm việc, và các cuộc đấu tranh cộng đồng xung quanh trường học, sự đàn áp của cảnh sát, nội trợ, chăm sóc con cái, chăm sóc y tế và hiếp dâm. Sẽ không có cuộc cách mạng nào mà lại thiếu sự lãnh đạo, sự tham gia và hỗ trợ trực tiếp của họ. Vì vậy, không một đảng cộng sản có thể đứng vững trên đôi chân nếu thiếu sự tuyển mộ rộng lớn cán bộ phụ nữ làm nòng cốt và khuyến khích họ trở thành lãnh đạo.
Trong quá trình cuộc đấu tranh cách mạng, những người Marxist-Leninist có một số lượng nhiệm vụ liên quan tới phụ nữ, bao gồm trong đó là sự hỗ trợ cho các cải cách pháp luật. Trong khi làm việc một cách nhất quán đối với các quyền dân chủ này cho phụ nữ, những người Marxist-Leninist phải giúp chứng tỏ rằng chúng không bao giờ có thể nào khác là những cải cách bộ phận mà thôi. Các cuộc đấu tranh khác của phụ nữ như các vấn đề về chăm sóc con cái, chăm sóc y tế, phá thai, và hiếp dâm cần sự hỗ trợ tích cực, tuy nhiên, do tính lịch sử của việc loại bỏ phụ nữ khỏi sản xuất, điều quan trọng phải nhớ rằng, đấu tranh xung quanh nơi làm việc và phân biệt công việc là chìa khóa cho giai cấp vô sản.
Cũng cần thiết rằng những người cộng sản tích cực động viên đàn ông và đàn bà thuộc giai cấp vô sản chia sẻ bình đẳng các nhiệm vụ nội trợ và chăm sóc con cái. Các tổ chức cả quần chúng và cộng sản cần phải lấy trách nhiệm tập thể cho chăm sóc trẻ con để cho phép các bố mẹ có thể tham gia toàn diện vào các tất cả các hoạt động. Sự chia sẻ này sẽ cho phép nhiều phụ nữ hơn trở nên tích cực trong quá trình cách mạng và cung cấp một công cụ đấu tranh chống tư tưởng trọng nam khinh nữ và sự thống trị của nam giới ở hiện tại, chứ không phải ở một tương lai xã hội chủ nghĩa xa xôi.
Trong thực tế, đặc biệt phải chú ý tới vai trò của gia đình. Những người cộng sản phải cố gắng thu hút toàn thể gia đình vào trong cuộc đấu tranh chính trị, để củng cố sự ràng buộc đấu tranh giữa đàn ông, đàn bà và trẻ con, cũng như đấu tranh chống lại mọi hình thức thống trị của nam giới ở bên trong.
Quá thường xuyên rằng con cái của các công nhân phong trào bị bỏ bê giữa các công việc, mít-tinh và đấu tranh chính trị. Một vài đứa trẻ lớn lên với sự hận thù đối với phong trào cách mạng. Trẻ em là tương lai của chúng ta; chúng cần thời gian và sự chú ý của chúng ta để lớn lên và phát triển thành những con người có lương tâm. Chúng cần sự giúp đỡ trong việc kháng cự lại hệ tư tưởng tư sản mà chúng thường xuyên bị nhồi nhét ở trường học, tivi và bạn bè của chúng. Vì thế, những người cộng sản cần phải giữ lấy trách nhiệm tổ chức cho việc chăm sóc và phát triển trẻ em, đồng thời cũng nên nhận ra rằng trẻ con đem tới rất nhiều cho người lớn, rằng chăm sóc trẻ con không phải là một “gánh nặng” hay chỉ là “giữ trẻ hộ”. Đó là một quá trình tích cực quan hệ qua lại giống như bất kỳ công việc chính trị nào khác. Trẻ con cần phải được coi như là những người đấu tranh tương lai, những người bây giờ đủ khả năng để giữ lấy trách nhiệm và thực hành quan điểm vô sản.
Một nhiệm vụ khác quan trọng đối với những người cộng sản là tiến hành các cuộc đấu tranh không thỏa hiệp chống lại sự trọng nam khinh nữ của đàn ông. Mọi thái độ và thói quen bắt nguồn từ hệ tư tưởng trọng nam khinh nữ của nam giới cần phải được đấu tranh mạnh mẽ chống lại, đặc biệt là trong các tổ chức cộng sản. Phụ nữ cần phải được coi như những người lãnh đạo, không chỉ trên vấn đề giải phóng phụ nữ, mà ở trong mọi lĩnh vực công việc cộng sản. Những người cộng sản, dù là đàn ông hay đàn bà, đều đại diện cho lợi ích của toàn thể giai cấp lao động, và không phải bất kỳ khu vực riêng đặc biệt nào của giai cấp. Lợi ích của phụ nữ không đến trước lợi của giai cấp mà gắn bó toàn thể với giai cấp. Những người cộng sản không đặt hệ tư tưởng của chủ nghĩa nữ quyền tư sản đối lập với tư tưởng trọng nam khinh nữ của đàn ông, mà là hệ tư tưởng Marx-Lênin, vì chỉ có chủ nghĩa Marx-Lênin mới có thể cung cấp lời giải cách mạng cho sự áp bức nói riêng đối với phụ nữ. Cách để đoàn kết giai cấp lao động về vấn đề này là thu phục những người đàn ông của giai cấp lao động đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ và làm việc cùng nhau với phụ nữ để xóa bỏ sự áp bức nói riêng và sự bất bình đẳng đối với phụ nữ.
5) Phong trào quần chúng của phụ nữ: Phong trào Marxist-Leninist đã tạo ra một số lượng những sai lầm chủ nghĩa cơ hội cánh tả trong quan hệ với phong trào quần chúng của phụ nữ. Hệ quả là, mức độ hợp nhất của phong trào cộng sản và phong trào phụ nữ là tương đối ít. Rất thường xuyên, những người cộng sản khiển trách phong trào của phụ nữ là tiểu tư sản vô vọng và thụt lùi, và đã tiến hành để đảm bảo rằng nó vẫn thụt lùi bằng cách từ chối đưa cho phong trào sự lãnh đạo Marxist-Leninist.
Một nhiệm vụ quan trọng đối với những người cộng sản trong phong trào phụ nữ là mang quan điểm giai cấp lao động tới phong trào, mở rộng đặc trưng mặt trận thống nhất để đưa vào đó lượng lớn hơn các phụ nữ của giai cấp lao động, và để khuyến khích những phụ nữ này trở thành lãnh đạo. Công việc này là một phần nguyên vẹn của nhiệm vụ cốt yếu hợp nhất phong trào cộng sản và phong trào công nhân.
Trong các tổ chức phụ nữ quần chúng, những người cộng sản phải đưa ra các vấn đề tập trung vào việc bóc lột và áp bức đối với phụ nữ vô sản, đặc biệt là những ai tham gia vào sản xuất xã hội. Công nhân nữ trong sản xuất xã hội là tầng lớp cách mạng nhất của phong trào phụ nữ và công việc cộng sản phải được tập trung ở tầng lớp này.
Đến lượt, những người cộng sản phải đưa các vấn đề về áp bức phụ nữ tới tất cả các công việc chính trị khác, và cố gắng xây dựng sự hỗ trợ trong quần chúng cho sự giải phóng hoàn toàn phụ nữ. Sự giải phóng phụ nữ không chỉ là mối quan tâm của riêng phụ nữ; sự giải phóng phụ nữ là một phần nguyên vẹn của đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản và đồng minh của giai cấp.
6) Các tổ chức quần chúng và Đảng: Trong cuộc đấu tranh cho giải phóng phụ nữ, có một nhu cầu thiết thực và cấp bách cho các tổ chức phụ nữ quần chúng. Tất cả các giai tầng của phụ nữ với sự loại bỏ giai cấp tư sản đều cần phải tham gia tích cực vào mặt trận thống nhất rộng lớn, tập trung vào vấn đề áp bức phụ nữ. Trong các tổ chức phụ nữ quần chúng, phụ nữ có thể thu thập sức mạnh của mỗi người, phát triển lãnh đạo và đảm bảo rằng quần chúng nhân dân được giáo dục về sự áp bức phụ nữ và tham gia vào giải phóng phụ nữ.
Đồng thời, sự giải phóng phụ nữ không thể được nhìn tách rời với đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản. Thiếu sự lãnh đạo của đội tiền phong của giai cấp vô sản, tức đảng cộng sản của giai cấp, phong trào phụ nữ sẽ phát triển một cách tự phát theo hướng duy trì sự thống trị của giai cấp tư sản. Những người Marxist-Leninist cần phải liên kết chặt chẽ các tổ chức phụ nữ quần chúng với phong trào cộng sản và đảm bảo rằng một khi Đảng được thành lập, Đảng sẽ ở vị trí cung cấp sự lãnh đạo cho các tổ chức này trong cuộc đấu tranh cách mạng quần chúng của họ.
Trong khi các tổ chức phụ nữ quần chúng là đội quân dự bị giá trị của giai cấp vô sản, không một cuộc họp kín riêng biệt của phụ nữ trong Đảng Marxist-Leninist là được phép hay cần thiết. Trong việc tán thành lập trường, quan điểm và phương pháp của giai cấp vô sản, những người cộng sản cả nam giới và nữ giới đều bình đẳng đủ khả năng và trách nhiệm trong việc tiến hành đấu tranh cho giải phóng phụ nữ.