Nghị
quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ tháng 4/2016 nêu rõ, các địa
phương cần tăng cường phối hợp, kiểm tra, rà soát, đánh giá việc tuân
thủ quy định về bảo vệ môi trường, nhất là tại các cụm công nghiệp, nhà
máy, cơ sở sản xuất lớn đồng thời phối hợp với Bộ Công an điều tra, xử
lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường…Đây cũng có
thể coi là một cuộc tổng rà soát về môi trường sau sự cố thảm họa cá
chết ở miền Trung.
Có
thể nói, bên cạnh những tổn thất to lớn thì thảm họa môi trường ở miền
Trung cũng là một cơ hội để Việt Nam thấm thía hơn về cái giá ngày càng
đắt cho tăng trưởng GDP và đã đến lúc biến quyết tâm không chấp nhận
tăng trưởng bằng mọi giá bằng hành động thực sự.
Nhìn
sang láng giềng, công cuộc hiện đại hóa của Trung Quốc đã làm hàng trăm
triệu người dân thoát khỏi tình trạng đói nghèo và thúc đẩy sự bùng nổ
trong tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, hậu quả môi trường của Trung Quốc
trong quá trình ấy lại thảm khốc hơn bất cứ quốc gia nào.
Một
nghiên cứu của Tổ chức môi trường phi chính phủ Greenpeace mới đây cho
thấy, Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia ô nhiễm nhất
thế giới.
Việt
Nam ngày nay sự tăng tốc về kinh tế cũng đã kéo theo những hậu họa về
môi trường, trong đó có môi trường biển. Từ 4 - 5 năm trước, phân tích
số liệu quan trắc nhiều năm của Tổng cục Môi trường, của 4 tỉnh miền
Trung cho thấy dấu hiệu suy thoái môi trường đã diễn ra.
TS
Võ Sĩ Tuấn, Viện trưởng Viện Hải dương học cho biết, "sự số Formosa là
sự cố cấp tính", còn mãn tính là chúng ta đã và đang càng ngày càng làm
suy thoái môi trường do nhiều cách thức khác nhau. Khai thác mỏ, nhà
máy, khu công nghiệp, đánh cá kiểu tận diệt băng chất nổ, lặn tìm san hô
đỏ... đã làm hỏng các rạn san hô ở một số nơi như ở Sơn Dương, Đảo Yến,
Cồn Cỏ, chân đèo Hải Vân đến đảo Sơn Chà (Huế)… Các rạn san hô này quy
mô nhỏ, nhưng cũng có vai trò quan trọng cho sự lưu trú, phát triển của
các loài thủy sinh.
Nhiệm
vụ của con người là làm thế nào thuận lợi nhất cho quá trình tái sinh
tự nhiên. Phải chấm dứt tình trạng khai thác bằng các biện pháp hủy
diệt, vốn khá phổ biến ở các tỉnh này. Phải giữ gìn được sinh cảnh,
không chỉ rạn san hô, mà cả các hệ đầm phá, các vùng cửa sông.
Việc
cấp thiết là giám sát xả thải, giảm xả thải ra biển. Sự cố Formosa là
một bài học "cấp tính" nhưng suốt dọc bờ biển của đất nước, trên ngọn
nguồn các dòng sông đang đổ ra biển nguy cơ sẽ còn nhiều "Fomosa" như
vậy nữa từ các nhà máy như lọc hóa dầu, dệt nhuộm, giấy, mía đường, khai
thác mỏ... là bệnh "mãn tính". Vụ Vedan mấy năm trước là một ví dụ.
Phenol,
xyanua là chất cực độc và mỗi khi tồn tại ở đáy biển, nó sẽ gây nguy
hại lâu dài. Phenol, xyanua không chỉ có trong vụ xả thải của Fhomosa.
Khai thác vàng sa khoáng, các nhà máy luyện thép tương tự Fomosa cũng
đang thải ra những thứ ấy và nó còn nguy hiểm hơn khi ở đầu sông, ngọn
suối là nguồn nước sinh hoạt của dân chúng.
Cũng
may Phenol Xyanua là chất phát tán, phân hủy trong tự nhiên. Nó phát
tán thì cá mới nhiễm độc, mới chết. Tức là, sẽ có quá trình biển tự làm
sạch, nhanh hay chậm, mức độ nguy hiểm tùy theo quy mô, mức độ ô nhiễm
của chất độc hại. Sông, suối và dòng hải lưu của biển sẽ làm sạch nó
theo cách của tự nhiên.
Về
lý thuyết khoa học, khả năng phân hủy tự nhiên của phenol, xyanua khác
kim loại nặng. Kim loại nặng (như thủy ngân) không thể phân hủy trong tự
nhiên và tích tụ dần qua chuỗi thức ăn, có nghĩa là khi cá ăn phải nó
rồi con người ăn cá là nhiễm độc. Còn phenol thì không được xếp vào nhóm
chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (Persistent Organic Pollutants-POPs) và
xyanua cũng được coi là dễ phân hủy tự nhiên (easily bioegradable). Nó
là một anion hóa trị -1, nên rất dễ phân tán theo dòng chảy và dễ dàng
tác động với cation Na, K… tạo ra NaCN.., hay dạng SCN không độc nữa,
không tích tụ trong cơ thể sinh vật, vì vậy nó không nguy hiểm như thủy
ngân.
Để
xử lý chất thải độc hại và hồi phục môi trường dĩ nhiên tốt nhất là làm
triệt để. Điều trị "cấp tính" là phải cấm tiệt xả thải không đảm bảo
quy chuẩn ra môi trường. Còn lâu dài là phải có giải pháp đảm bảo không
còn bất cứ dấu vết chất ô nhiễm nào trong môi trường càng nhanh càng
tốt. Công việc này là của nhà nước và các nhà khoa học.
Biển
miền Trung là sinh kế của hàng triệu người, thiệt hại "cấp tính" vừa
rồi do vụ xả thải của Fomosa là đau đớn và làm mọi người lo lắng. Nhưng,
sinh kế biển miền Trung là đánh cá bãi ngang, là nuôi trồng thủy sản,
là du lịch tắm biển. Thiết nghĩ nhà nước và các nhà khoa học cũng nên
ngay và luôn vào cuộc ổn định tâm lý cho người dân. Trợ giúp phát triển
đánh bắt xa bờ là đúng rồi nhưng còn ăn cá tươi sống và nuôi trồng thủy
sản thì sao, có nguy hiểm không? thì khoa học cần giả đáp.
Chữa bệnh "cấp tính" thì phải có thuốc giải cấp tính, đừng để lâu mà dư luận hoang mang, kẻ xấu lợi dụng.
No comments:
Post a Comment