2016/07/22

BÀ NGUYỆT HƯỜNG CÓ KHẢ NĂNG MẤT QUỐC TỊCH MALTA


Liên quan sự việc ĐBQH Nguyễn Thị Nguyệt Hường bị Hội đồng bầu cử Quốc gia tước tư cách đại biểu Quốc hội khóa 14. Thông tin mới đây nhất từ BBC Việt Ngữ, "Đảng đối lập chính tại Malta, Đảng Quốc gia, yêu cầu chính phủ giải thích vì sao một dân biểu Việt Nam có được hộ chiếu Malta, theo truyền thông Malta hôm 21/7". 
Truyền thông Malta (Nguồn: Internet). 

Theo thông tin này thì có thể trong Luật của Malta quy định không cho phép dân biểu hoặc người trong hệ thống chính quyền của nước khác được nhập tịch nước mình. Đây cũng là lí do khiến đảng đối lập chính yêu cầu Chính phủ tại nước này phải làm rõ lí do bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, một người từng đảm nhiệm liên tiếp 2 kỳ Đại biểu Hội đồng nhân dân (TP Hà Nội) và Đại biểu Quốc hội (khóa 12, 13). 

Dẫn lời từ báo Times of Malta về phát biểu của Người phát ngôn Đảng Quốc gia (đảng đối lập lớn nhất tại Malta), BBC cho biết thêm: “Trong vụ này, quy trình kiểm tra hoặc là đã không được thực hiện, hoặc không hiệu quả vì passport Malta được bán cho một người vi phạm luật, và cũng nhạy cảm về chính trị.

Hai lí do được Đảng Quốc gia Malta để yêu cầu Thủ tướng nước này xuất phát từ việc: 

(1). Chính phủ vẫn cấp hộ chiếu cho một người vi phạm luật (Bà Hường không chỉ vi phạm luật Quốc tịch, không thuộc diện người có hai quốc tịch mà còn vi phạm Luật bầu cử Đại biểu HĐND và Đại biểu Quốc hội, luật Tổ chức Quốc hội). Điều này cho thấy Đảng đối lập chính tại Malta đồng thuận với động thái tước bỏ tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Hường của Hội đồng bầu cử quốc gia. Mặt khác, cần hiểu rằng, đấy là một vấn đề thuộc về nguyên tắc được Liên Hợp Quốc thừa nhận: Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. 

(2). Hành động cấp Quốc tịch cho bà Hường là nhạy cảm về chính trị. Điều này cần được hiểu như sau: Bà Hường là một dân biểu (hay đại biểu Quốc hội), cho nên, với việc cấp thêm cho bà Hường một quốc tịch nữa trong khi Luật Quốc tịch của Việt Nam không cho phép điều này sẽ vô tình can thiệp, làm xấu đi tình hình nội bộ của Việt Nam. Là một Quốc gia nhỏ và luôn lấy hòa bình làm mục tiêu đối ngoại thì điều này đã đi ngược lại với Hiến pháp của Malta. 

Ngoài ra, cũng cần hiểu rằng, cùng với Panama, Malta đang bị cáo buộc là thiên đường trốn thuế của những người giàu có và cũng là điểm đến để các cá nhân, tổ chức rửa tiền, hợp lý hóa các nguồn tiền bẩn. Và trên thực tế, sau vụ rò rỉ thông tin từ Hồ sơ Panama, Malta vẫn đang thuộc diện điều tra, xem xét từ nhiều tổ chức Quốc tế. Vì thế, với tư cách là một chính đảng tại Malta, Đảng Quốc gia cần hành động để Malta tránh được những điều tiếng không hay, dù đó là sự thật đi nữa! 

Hiểu như thế để thấy rằng, dù không cùng một đích hướng đến song cả Việt Nam và Malta đang cùng hành động trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nhau. Và tin chắc rằng, với những gì đang làm thì viễn cảnh bà Hường bị tước bỏ quốc tịch Malta chỉ là chuyện sớm hay muộn mà thôi! Đó cũng là cái giá mà những kẻ "đứng núi này trông núi nọ" phải lãnh chịu. 

An Chiến

No comments:

Post a Comment