Không chỉ phản bội niềm tin của cử tri, nhập quốc tịch vào “thiên đường trốn thuế” Malta để tẩu tán số tiền khổng lồ lên tới hàng trăm triệu Euro, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường còn cao tay hơn các đại gia Nguyễn Đức Kiên, Phạm Công Danh khi lợi dụng đặc quyền và tư cách ĐBQH để thực hiện các phi vụ làm ăn phi pháp, thâu tóm ngân hàng và hàng ngàn hecta đất, đẩy rất nhiều nông dân vào cảnh màn trời chiếu đất.
Sự phát triển “thần kỳ” của VID Group
Từ một công ty được thành lập năm 2006 chỉ chưa đầy 6 nhân viên, chưa đầy một năm sau (thời điểm bà Hường trúng tuyển ĐBQH khóa đầu tiên), tập đoàn VID Group của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã bành trướng hệ thống “chân rết” đến nhiều tỉnh thành khắp miền Bắc.
Lợi dụng đặc quyền và tư cách ĐBQH, bà Hường liên tục thực hiện các phi vụ làm ăn phạm pháp, thâu tóm ngân hàng và hàng ngàn hecta đất, đẩy rất nhiều nông dân vào cảnh màn trời chiếu đất.
Chỉ sau 3 năm thành lập (2009), bà Hường đã cấu kết với Tập đoàn Lifan của Trung Quốc làm chủ đầu tư của 9 khu công nghiệp (hiện con số này đã tăng đến 11 KCN), gồm 3 KCN ở Hà Nội, 1 ở Hà Nam, 3 ở Hải Dương và 2 KCN ở Hưng Yên. Diện tích đất và số lượng khu công nghiệp mà bà Hường chiếm giữ nhiều đến nỗi trong giới kinh doanh, bà Nguyệt Hường được ví von là “bà đỡ của các khu công nghiệp”.
Đã có biết bao nông dân Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam và ở Hà Nội phải rơi nước mắt “nhường” lại đất với giá rẻ mạt cho gia đình bà làm dự án! Sự thành công của gia đình bà Hường đã đẩy biết bao gia đình nông dân ở các vùng quê vào cảnh “màn trời chiếu đất”, khiếu kiện khắp nơi!
Đó là chưa kể VID Group còn nắm giữ 60% vốn tại Công ty CP Bất động sản Hanovid, bà Hường cũng được biết đến là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TNG Holdings, có cổ phần lớn tại CTCP Đầu tư và phát triển bất động sản TNR Holdings Việt Nam, sở hữu nhiều tổ hợp BĐS có tổng giá trị lên tới vài chục ngàn tỷ đồng.
Tại sao VID Group, chỉ sau 1 năm thành lập lại có thể “bành trướng” hoạt động trải khắp miền Bắc? Phép màu nào đã giúp tập đòan này thành công với tốc độ kỳ diệu như thế? Có hay không việc bà Hường lợi dụng đặc quyền của ĐBQH để quan hệ, thao túng, trục lợi ?
Phải chăng, bà Hường cùng chồng là Trần Anh Tuấn tuồn tài sản ra nước ngoài và đang “chuẩn bị” tẩu thoát sau hàng loạt phi vụ phạm pháp? (Ảnh chụp hộ chiếu ghi rõ Quốc tịch Malta của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, được cấp ngày 22/6/2016 do Văn phòng Hộ chiếu Malta cấp. Nguồn: FB Tuyen Nguyen Chung)
Tiếp theo dưới đây là một số phát hiện “hay ho”, phơi bày những thủ đoạn thâu tóm và lũng đoạn kinh tế của vợ chồng bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường – Trần Anh Tuấn trong thời gian bà Hường đương nhiệm ĐBQH.
Thâu tóm Maritime Bank
Ngân hàng Maritime Bank (MSB) được thành lập từ năm 1991 và trở thành ngân hàng đại chúng vào năm 2006. MSB bắt đầu tái cơ cấu bộ máy, thấy đây là cơ hội ngàn vàng, vợ chồng bà Hường lập tức tung tiền thâu tóm và trở thành nhóm cổ đông mới (ông Tuấn – bà Hường) nắm giữ vị trí then chốt tại MSB.
Ngay tại Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên đầu tiên sau khi trở thành ngân hàng đại chúng, ông Trần Anh Tuấn (khi đó còn là Tổng Giám đốc VID Group) đã nhảy vào HĐQT nhiệm kỳ 2007-2011 và giữ chức danh Phó Chủ tịch MSB, dù trước đó quản lý ngân hàng vẫn còn là một điều xa lạ đối với ông. Từ tháng 10/2008, ông chiếm chức vụ Tổng Giám đốc và giữ vị trí đó cho đến khi nắm được chức Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2012-2016, còn bà Hường nắm giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng Sáng lập MSB.
Không chỉ giống các đại gia Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) và Phạm Công Danh thực hiện các thủ đoạn để thâu tóm ngân hàng, lũng đoạn kinh tế, bà Hường còn sử dụng tư cách Đại biểu Quốc hội để làm “tấm chắn” cho các phi vụ làm ăn lừa đảo, phi pháp.
Ảnh chụp hộ chiếu ghi rõ Quốc tịch Malta của chồng bà Nguyệt Hường – ông Trần Anh Tuấn được cấp ngày 22/6/2016 bởi Văn phòng Hộ chiếu Malta. (Nguồn: FB Tuyen Nguyen Chung)
Ảnh chụp hộ chiếu ghi rõ Quốc tịch Malta của con trai bà Hường – Trần Anh Đức, được cấp ngày 22/6/2016 bởi Văn phòng Hộ chiếu Malta. (Nguồn: FB Tuyen Nguyen Chung)
Cú phốt “siêu lừa” Huyền Như
Trong đại án Huỳnh Thị Huyền Như gây chấn động giới tài chính năm 2014, “siêu lừa” Huyền Như đã lừa đảo chiếm đoạt 3 công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát và Công ty Hưng Yên với tổng số tiền1.598.069.274.709 đồng. Liên quan vụ việc này, Bản án hình sự sơ thẩm số 46/2014/HSST ngày 27/1/2014 vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm, kết luận “Như biết có một số công ty “sân sau” của Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) có nguồn vốn muốn gửi để kiếm tiền lời nhiều và cần gặp trực tiếp để đàm phán”. Như vậy, chính bản án và nhận định của Hội đồng xét xử trong phiên sơ thẩm đã khẳng định những sai phạm của ngân hàng Maritime Bank liên quan đến “siêu lừa” Huyền Như.
Câu hỏi đặt ra là: Tỷ lệ lợi ích của Maritime Bank tại 3 công ty này là bao nhiêu? Trách nhiệm của ông Tuấn (Chủ tịch HĐQT) và bà Hường (Chủ tịch Hội đồng Sáng lập) đối với vụ việc này đến đâu? Tại sao những sai phạm nghiêm trọng của Maritime Bank liên quan trong vụ Huyền Như lại chìm xuồng? Phải chăng, bà Hường đã sử dụng tư cách ĐBQH để đạt được quyền miễn trừ trách nhiệm hình sự, không bị khởi tố, phục vụ lợi ích cá nhân?
Đối chiếu với sự việc của Maritime Bank trong Đại án Huyền Như, cũng như Nguyễn Đức Kiên và các lãnh đạo ACB đã phải “trả giá” cho các sai phạm lũng đoạn nền kinh tế, vậy thì bao giờ lãnh đạo Maritime Bank, trực tiếp là ông Tuấn – bà Hường phải chịu trách nhiệm về các sai phạm này ?
Vợ chồng bà Hường dưới lớp vỏ là Đại biểu Quốc hội, nhiều năm qua đã liên tiếp thâu tóm, thực hiện nhiều hành vi lũng đoạn nền kinh tế. Chiếc vòi bạch tuộc mọc ra từ VID Group và Maritime Bank của vợ chồng bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường – Trần Anh Tuấn đã rút không biết bao nhiêu tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân cũng như tài nguyên đất nước.
Và nay, bà Hường đã lên kế hoạch “tẩu tán” toàn bộ tài sản khổng lồ sang “thiên đường trốn thuế” Malta trước khi bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý theo pháp luật. Không thể để bà Hường và ông Tuấn dễ dàng “tháo chạy” như thế. Đề nghị các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, điều tra và xử lý những sai phạm vợ chồng bà Hường đã gây ra.
Nguồn: FB Tuyen Nguyen Chung
No comments:
Post a Comment