Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Tình, Tổng thư ký Hội ngôn ngữ học Việt Nam phát biểu tại Đại hội (Nguồn: VOV).
Được
biết đến với tư cách là Nhà ngôn ngữ học và là thành viên của Hội ngôn
ngữ học Việt Nam, tuy nhiên mới đây nhất Đào Tiến Thi đã không được hội
này mời tham dự đại hội lần thứ VI nhiệm
kỳ 2016 - 2020 được tổ chức vào ngày 26/03/2016 tại thủ đô Hà Nội. Đây
cũng là đại hội tập trung bàn về một số nội dung quan trọng như tăng
cường hơn nữa các hội thảo chuyên đề, đẩy mạnh hoạt động giám sát, phản
biện xã hội. Sự việc càng trở nên đáng nói hơn khi Đào Tiến Thi có tên
trong Ban chấp hành hội nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Việc
không được mời tham dự Đại hội đã xuất hiện đồn đoán ông Thi bị Hội
ngôn ngữ học khai trừ khỏi tư cách thành viên. Và nếu điều đó xảy ra thì
xem chừng nhà ngôn ngữ học có đam mê và ký tên vào các "Thỉnh nguyện
thư", "Thư kêu gọi"...
Phản ứng sau thông tin trên, cá nhân ông Thi cũng đã có ý kiến chính thức thông qua bài viết "Tôi bị gạt ra ngoài lệ ĐH của Hội Ngôn ngữ học VN” được
đăng tải trên trang blog Tễu của Tiến sỹ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện - một
người rất thân như hình bóng với Đào Tiến Thi. Tại bài viết này, trong
quá trình trần tình nguyên nhân khiến mình không được mời tham dự đại
hội với tư cách là Hội viên của Hội, Đào Tiến Thi có nhắc đến một chi
tiết: "Tôi thì thừa hiểu vì sao. Vì tôi đã tham gia ký nhiều kiến nghị, thư ngỏ, tuyên bố gửi các cơ quan Đảng và Nhà nước."
Quả thực khi nghe Đào Tiến Thi nói tới điều này tôi đã rất vui cho nhà
ngôn ngữ học này bởi dù sao ông cũng hiểu được nguyên do, vì sao ông lại
bị chính cái hội Ngôn ngữ học tẩy chay, không triệu tập tham dự đại hội
và trước đó dù là Ủy viên ban chấp hành khóa cũ nhưng ông Thi vẫn không
hay biết gì về việc tổ chức Đại hội! Và đó có thể xem là một lời nói
thật của Nhà Ngôn ngữ học này trước một thông tin mà với nhiều người họ
sẽ cố tình lấp liếm khỏi mang tiếng xấu vào mình!
Nhà ngôn ngữ học Đào Tiến Thi (bên phải - Nguồn: Internet).
Trở lại với nguyên nhân ông Đào Tiến Thi không được Hội Ngôn ngữ học
'triệu tập" tham dự đại hội. Trước hết, phải khẳng định rằng nếu vì
chuyện "tham gia ký nhiều kiến nghị, thư ngỏ, tuyên bố gửi các cơ quan
Đảng và Nhà nước" (mà bản chất là lợi dụng các quyền tự do dân chủ để
lên án, phê phán Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam và thông qua đó để
cổ súy cho xu hướng chống Nhà nước trong xã hội) thì chắc chắn Hội Ngôn
ngữ học (nơi ông Thi là thành viên) sẽ không phải đến nỗi phải tẩy chay
và đơn phương "khai trừ" ông này ra khỏi Hội. Bằng chứng rõ nét nhất là
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện cũng với những hành động tương tự ông Thi, thậm
chí ở Diện còn có nhiều động thái mang tính chống đối hơn ông Thi nhưng
cho đến nay blogger này vẫn công tác tại Viện Hán Nôm Việt Nam (có
chăng hình phạt mà Nguyễn Xuân Diện phải gánh chịu là bị bị chính đồng
nghiệp gạch bỏ không thương tiếc trong Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư
trú trước khi bầu cử Đại biểu quốc hội chính thức diễn ra vào ngày
22/05/2016 vừa qua).
Cái đáng nói là ở những lần ký tên vào các bản kiến nghị, thư ngỏ, tuyên
bố, Đào Tiến Thi không quên thêm vào sau tên gọi cá nhân cái mác "Ủy
viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam”. Ở đây, tôi không phủ nhận
đó là một ví dụ sinh động chứng tỏ nhà ngôn ngữ học này rất đỗi tự hào
về nghề nghiệp, tổ chức mà ông đang sắm vai trò là một thành viên. Và
tin chắc rằng, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam cũng sẽ không đến nỗi "nặng
tay" đến thế (khai trừ ông này ra khỏi Hội) nếu như hành động của ông
Thi đều hướng tới những điều không ảnh hưởng tới hình ảnh, uy tín của
Hội. Hay nói cách khác, sẽ không ai truy cứu chuyện tự ý lấy danh xưng
của hội. Tuy nhiên, rõ ràng, cùng với việc bản chất của những gì do Đào
Tiến Thi thực hiện bị vạch trần thì ở một góc độ nào đó, Hội Ngôn ngữ
học Việt Nam cũng bị mang tiếng xấu!
Sức ép từ dư luận xã hội cũng là điều mà tất yếu Hội này sẽ phải gánh
chịu. Họ hoàn toàn có thể bỏ qua cho ông Thi nếu như ông này chỉ phạm
sai lầm 1 - 2 lần nhưng đằng này số lần ông Thi ký tên vào các kiến
nghị, Thư ngỏ, Thỉnh nguyện thư khó ai có thể thống kê hết. Đó là còn
chưa nói tới những bản kiến nghị được gửi đi nước ngoài chưa được công
bố chính thức. Trong hoàn cảnh như thế, cái quy luật "con giun xéo mãi
cũng quằn" được Hội Ngôn ngữ học Việt Nam thực hiện và tôi hiểu rằng, để
tránh ồn ào, phản ứng thái quá từ ông Thi, Hội ngôn ngữ học Việt Nam đã
chọn hình thức đơn phương khai trừ (và thật may khi ông Thi hiểu rất rõ
tại sao hội lại khai trừ mình).
Thế mới biết, không phải bao giờ, khi nào sự chịu đựng của tổ chức đối với một thành viên cũng là vô cùng tận!
An Chiến
No comments:
Post a Comment