Mất dạy!
Tôi phải dùng tới 02 chữ mất dạy để khi nói về cách giật tít của trang điện tử báo Gia đình Việt Nam khi đưa tin về vụ rơi máy bay CASA và Su-30MK2 chiều 21/6/2016.
Ảnh do Fbker Lăng Khắc Trọng chụp lại.
Nội dung tin được nói đến đằng sau cái tít vô cùng được mong đợi về vụ rơi 02 máy bay của lực lượng phòng không - không quân:
"Sáng 21/6, trung tướng Nguyễn Văn Thanh đã tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc của Chủ tịch nước cho đại diện gia đình đại tá phi công Trần Quang Khải. Đồng thời trao Huân chương và quyết định phong quân hàm cho đại tá Khải.
Trước đó, lễ viếng và truy điệu của phi công Trần Quang Khải cũng đã diễn ra tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 4 (Quân khu 4) vào sáng 20/4 - 4 ngày sau khi thi thể anh được tìm thấy ở vùng biển Nghệ An".
Trên thực tế thì đây không phải là lần đầu tiên các trang báo mạng giật
tít một đằng, đưa thông tin một nẻo; mục đích của hành động phi báo chí,
đi ngược lại các chuẩn mực hoạt động báo chí thông thường này được cho
là để đáp ứng một trong những tiêu chí có tính sống còn của báo mạng:
Câu view, thu hút sự chú ý của độc giả tới cái tin bài được nêu lên.
Đây
cũng được cho là hiện tượng phản ánh phản ánh sự mâu thuẫn mà giới hoạt
động báo chí chưa thể nào hóa giải nổi trong bối cảnh bùng nổ thông tin
trên các trang mạng xã hội. Và trong cái tình thế đó thì chuyện giật
tít - câu view kiểu này cũng đã phần nào được dư luận xã hội chấp nhận.
Tuy nhiên, sự chấp nhận có tính miễn cưỡng đó không phải là có tính
tuyệt đối, nghĩa là nó có những giới hạn, biên độ cụ thể của nó, vượt
qua nó thì đương nhiên chủ thể thực hiện đó sẽ bị tuýt còi, thậm chí là
bị lên án...
Nói
như thế để thấy rằng, đoạn tin vắn của trang tin điện tử báo Gia đình
Việt Nam đã đi quá cái giới hạn cho phép trong chuyện chuyện giật tít -
câu view thông thường. Theo đó, lẽ ra với một câu chuyện bi thương như
vụ rơi máy bay CASA và Su-30MK2 vừa qua, cách đưa tin cần có những sự tính toán cụ thể để tránh sự phản cảm không cần thiết. Bởi
những người tiếp nhận thông tin đó không phải đơn thuần chỉ là để biết,
để xem thế nào mà đa số biết để thể hiện sự đồng cảm, đau nỗi đau của
thân nhân những quân nhân xấu số. Trong một không khí như thế, sự không
tương xứng giữa tít và nội dung bài sẽ gây cho những người theo dõi sự
ức chế khi cái đau thương bị biến thành trò đùa một cách thái quá.
Cho nên, trong trường hợp này cách giật tít - đưa tin không chỉ xúc
phạm, tổn thương tới nỗi đau đang ứa máu và người viết còn xúc phạm,
biến những độc giả theo dõi bài viết trở thành những con rối, kẻ bị đùa
giỡn trong trò chơi của ngôn từ!
Lẽ
ra, trong ngày báo chí Việt Nam, chúng ta nên dành để nói tới những
chuyện vui, nói tới thành quả của 1 năm qua. Nhưng để năm sau, mùa sau
báo chí Việt Nam không gặp phải những trường hợp tương tự thì thiết nghĩ
điều nói ra là hết sức cần thiết. Và tôi nghĩ rằng, với người làm báo
chân chính và muốn sống bằng nghề báo thì đây là một bài học không hề
nhỏ chút nào!
An Chiến
No comments:
Post a Comment