Thông
tin từ Hội đồng bầu cử quốc gia, Đại biểu Quốc hội khoá 14 bao gồm 496
đại biểu Quốc hội khóa 14. Trong đó "19 ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch
nước và Phó chủ tịch nước, Thủ tướng cùng 16 thành viên của Chính phủ,
Chủ tịch Quốc hội và các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham
gia ứng cử đều đắc cử".
Sau
khi kết quả được công bố rất nhiều trí thức trong, ngoài nước đã lên
tiếng. Đa phần họ đều đánh giá cao những cá nhân đã được trúng cử và cho
đó là điều hoàn toàn xứng đáng. "Nhìn qua danh sách 496 đại biểu
Quốc hội, tôi thấy họ đều xứng đáng. Đây là cuộc bầu cử sòng phẳng vì có
những người được trung ương giới thiệu ứng cử nhưng dân lại không bầu” (Giáo sư
Nguyễn Lân Dũng, cựu đại biểu Quốc hội trả lời với BBC hôm 10/6). Và
cũng dựa trên những con số biết nói, không ít người đã tỏ ra tiếc nuối
"vì người ngoài Đảng quá ít, so với những kỳ Quốc hội trước" khi chỉ
có 21 đại biểu trong số 496 đại biểu là người ngoài đảng (chiếm 4,2%).
Bản thân người viết cho đây là những đánh giá hoàn toàn khách quan, phản ánh đúng tình hình, kết quả cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá 14 và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa (Nguồn: Internet).
Và
bên cạnh việc xuất hiện những ý kiến hết sức thẳng thắn và khách quan
ngay sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia chính thức công bố Danh sách đại
biểu Quốc hội thì đã có không ít những góc nhìn nặng tính thiên kiến,
quy chụp. Bình luận của thầy giáo Đỗ Việt Khoa được nói sau đây là một
ví dụ.
Từng
được biết là một trong những cá nhân ứng cử tự do đại biểu Quốc hội
khoá 14 tại địa bàn TP Hà Nội. Sự góp măt của Thầy Khoa vào thời điểm
cuối trước khi Uỷ ban bầu cử TP Hà Nội chính thức chốt danh sách nộp hồ
sơ trước khi tiến hành các công đoạn tiếp theo đã làm cho không khí
trước thềm bầu cử trở nên sôi động. Vị thầy giáo từng là tâm điểm và
cũng là cá nhân thúc đẩy cuộc chiến chống bệnh thành tích trong thi cử
trong lĩnh vực giáo dục cũng đã không quên sử dụng thế mạnh (giáo dục)
và những gì đã được xác lập của bản thân vào trong "Chương trình tranh
cử".... Đó cũng là những gì mà vị thầy giáo này làm được trước khi bị
thất bại tại Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú với số phiếu lần lượt
là 10,1% phiếu tín nhiệm (đối với việc lấy phiếu tại Trường THPT Thường
Tín diễn ra chiều 9.4), 17,33% phiếu tín nhiệm (đối với cuộc lấy phiếu
tín nhiệm tại nơi cư trú ngày 10/4/2016).
Dù
trước thềm Hội nghị lấy ý kiến diễn ra với cá nhân mình, khi được phóng
viên VTC New hỏi, thầy giáo Đỗ Việt Khoa đã thể hiện bản thân không quá
quan tâm tới chuyện được - thua trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội
(mặc dù cá nhân ông tự ứng cử) như sau:
"- Ông có thể dự đoán về khả năng trúng cử của mình hay không?
Không nên đoán làm gì. Đừng tự gây áp lực cho mình vì việc trúng hay trượt. Làm gì ở đâu có ích đều là việc tốt. Nếu trúng cử thì lại càng phải làm việc nhiều hơn, có ích hơn.
- Nhưng ông có sợ rằng rơi vào hoàn cảnh thất bại của chính mình như 9 năm trước không?
Năm 2007 tôi ứng cử đã bị 0% phiếu tín nhiệm tại nơi công tác - trường THPT Vân Tảo. Đó là kết quả của một cuộc đấu tố do lãnh đạo cơ quan gây ra. Không khác được khi mà tôi phê phán trường đã thu tiền trái phép, ép buộc học sinh học thêm, đuổi học tùy tiện cả trăm học sinh một năm, cắt phá hàng trăm đôi dép lê của học sinh, đánh đập học sinh…"
Nhưng
có một điều rất khó hiểu là sau Hội nghị lấy ý kiến cử tri (nơi làm
việc - nơi cư trú) với kết quả không như ý, vị thầy giáo này lại tỏ ra
khá hằn học khi được hỏi về điều này! Chưa hết, có phải do hiệu ứng tiêu
cực từ sự thất bại này đã khiến vị thầy giáo này trở nên bạc nhược về
mặt trí tuệ hay không nhưng trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên báo Lao động, ông đã lấy một sự việc xảy ra trong quá khứ để nói về những gì đang xảy ra trong thì hiện tại: "Trước
kia, trong xóm có 76% người dân đã ủng hộ ông. Trong phiên lấy phiếu
tín nhiệm có 15 người tham dự thì cũng có 13 người đồng ý".
Chưa
hết, thầy Khoa cũng không ngần ngại "công khai hoá" những câu chuyện
bông đùa của đồng nghiệp khi động viên ông như để chứng minh có sự mở ám
trong quá trình bỏ phiếu tín nhiệm đối với cá nhân mình:
"Cũng theo thầy giáo Khoa, các giáo viên trong trường cũng thẳng thắn
chia sẻ: Tại trường những ngày trước các giáo viên không bỏ phiếu tín
nhiệm tôi đưa ra lí do khá bi hài: Thầy Khoa quá vất vả rồi. Mình thấy
chẳng thay đổi được gì đâu... Có thầy nói thầy Khoa rất có tâm, nhưng
chúng tôi không muốn thầy làm đại biểu Quốc hội, mà muốn thầy chỉ tập
trung vào dạy học, và lo cho gia đình. Trường mình thiếu GV mà đi họp
mấy tháng trời thì lấy ai ra dạy bây giờ...". Và riêng với những
điều đã được chỉ ra thì cái cách ứng xử của thầy Khoa khác hoàn toàn với
những gì mà ông Trần Đăng Tuấn đón nhận sau khi bị thất bại.
Thầy Khoa tiếp tục mang tâm thế nặng nề của một kẻ thất bại vào xét đoán kết quả bầu cử Đại biểu Quốc hội
Trả
lời BBC sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia công bố danh sách đại biểu
Quốc hội, "nhà giáo Đỗ Việt Khoa - người từng tự ứng cử Quốc hội, nói:
“Tôi đã xem qua danh sách và thấy chỉ một vài gương mặt thật sự nổi bật
như luật sư Trương Trọng Nghĩa, còn những người còn lại thật sự tôi
không kỳ vọng gì vì chẳng biết thông tin về họ”.
“Ở các nước khác, luật sư tham gia khá nhiều trong Quốc hội. Còn ở Việt
Nam, Quốc hội lại chỉ nhiều công chức, Đảng viên nên chắc là người dân
cũng không nên kỳ vọng nhiều vào họ”.
“Nói thật thì danh sách 496 đại biểu cũng như mọi năm trước thôi, Đảng
cử Đảng bầu. Tôi e rằng những đại biểu này cũng chọn im lặng trước những
vấn đề của đất nước”.
Ở đây, tôi xin miễn bình luận về những điều thầy Khoa nói ra. Tôi chỉ
xin lưu ý với những ai đã nghe, sẽ nghe về những điều thầy Khoa nói biết
được rằng, đó là một bằng chứng cho thấy thầy Khoa vẫn chưa thể nào
quên được những gì đã xảy ra. Thầy có thể rất tâm huyết với những dự
định/ hành động của mình nhưng cái cách thầy tiếp nhận và cụ thể hoá nó
thì chắc chắn sẽ không mang lại một kết quả khả dĩ nào!
No comments:
Post a Comment