Dẫn
nguồn từ báo Đài Loan, hôm nay nhiều báo và trang tin điện tử trong
nước loan tin: Tập đoàn Formosa Plastic Group (FPG) ra tuyên bố, Khu
liên hợp gang thép tại Việt Nam của tập đoàn này đã bị đình chỉ vô thời
hạn. Cũng theo ông Trương Phục Ninh, Phó tổng giám đốc Formosa Hà Tĩnh, "các
lò số 1 thuộc khu liên hợp gang thép nằm trong Khu kinh tế Vũng Áng, Hà
Tĩnh, sẽ không được đưa vào hoạt động vào ngày 25/6 như kế hoạch trước
đó".
Toàn cảnh khu Formosa Hà Tĩnh (Nguồn: Internet).
Lí
do được đưa ra là "FPG buộc phải đình chỉ dự án nhà máy thép do không
thể nộp khoản thuế lên tới 70 triệu USD (tương đương 225 tỷ đồng) mà cơ
quan chức năng Việt Nam truy thu. Bên cạnh đó, việc đưa vào hoạt động tổ
hợp gang thép Formosa tại Vũng Áng gặp phải trở ngại do chính quyền
Việt Nam cần thêm nhiều thời gian để xử lý các đơn kiện nhằm vào tập
đoàn Đài Loan".
Như
vậy, có thể xem đây là động thái chính thức nhà chức trách Việt Nam
trong việc loại bỏ hoàn toàn sự nghi ngại về ô nhiễm môi trường biển vừa
qua trước khi các nhà khoa học, các chuyên gia chính thức công bố
nguyên nhân cuối cùng về hiện tượng cá chết.
Rõ
ràng, là một chủ thể có mặt trong vùng được xác định là nơi phát hiện
và cũng là nơi ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng cá chết chưa rõ
nguyên nhân nên hệ thống nhà máy thuộc khu Formosa Hà Tĩnh không tránh
khỏi những nghi ngờ từ chính dư luận và đông đảo người dân. Và thay vì
để các nhà máy trong khu Formosa Hà Tĩnh tiếp tục hoạt động theo dự kiến
vì chưa có nguyên nhân cuối cùng, nhà chức trách tại Việt Nam đã thông
qua các lí do khác nhau để buộc họ phải tạm đình chỉ hoạt động; trường
hợp việc công bố nguyên nhân không cho thấy họ là thủ phạm gây nên hiện
tượng cá chết thì đương nhiên họ sẽ được hoạt động trở lại bình thường
và sẽ không ai dám đề cập tới trách nhiệm của tập đoàn này trong thảm
họa vừa qua.
Tuy
nhiên, mọi sự sẽ trở nên xấu đi, tức là sẽ không dừng lại đình chỉ tạm
thời như thời điểm hiện tại nếu những kết quả công bố chứng minh Formosa
Hà Tĩnh là tác nhân hàng đầu gây nên hiện tượng cá chết. Một giải pháp
có tính tổng thể sẽ được đặt ra và không loại trừ việc phá bỏ hợp đồng
do sai phạm sẽ được giới chức đặt ra nếu các điều khoản có tính trách
nhiệm và cam kết lâu dài không được tập đoàn này thực hiện (nếu có sai
phạm).
Trên
thực tế, sau cuộc họp báo ngày 2/06/2016 vừa qua của Chính phủ đã có
không ít những nghi ngại, đồn đoán thiếu tin tưởng về quyết tâm của
Chính phủ, các cơ quan chuyên môn trong việc công bố nguyên nhân cá chết
cũng như những giải pháp có tính trước mắt. Thậm chí, có người đã cho
rằng, đó là cách giới chức Việt Nam "câu giờ", ngầm bảo vệ cho chủ thể
gây nên sai phạm! Tuy nhiên, với một động thái được đánh giá là không
thể quyết liệt hơn ở thời điểm hiện tại thì những nghi ngại ở trên sẽ vì
thế không có cơ sở.
Việc
xử lý một tập đoàn kinh tế nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam chưa bao
giờ là chuyện dễ. Xử lý không khéo và thiếu phù hợp thì chính đó là một
ví dụ để các nhà đầu tư khác dùng để đánh giá cách hành xử của chúng ta
khi gặp phải một vấn đề. Một nhà đầu tư lớn sẽ không bao giờ gặp phải
một nhà quản lý mà cái gì cũng đặt cái lợi của mình lên trên hết và sẵn
sàng xử lý không nương tay khi có sai phạm. Vậy nên, mặc dù ưu tiên hàng
đầu của chúng ta trong tìm ra nguyên nhân và xử lý chủ thể gây nên thảm
họa là không khoan nhượng, chúng ta bắt buộc kẻ gây nên tội ác và hệ
lụy lâu dài này phải đền tội. Nhưng hãy đừng quên đặt ra câu hỏi chúng
ta sẽ như thế nào, ai sẽ chơi với chúng ta trong thời gian tới nếu chúng
ta cứ nhăm nhăm xử lý mà bất chấp mọi thứ? Sự bình tĩnh và thận trọng
trong từng bước đi sẽ cho chúng ta một sự nghiêm khắc cần thiết nhưng
vẫn đảm rằng chúng ta sẽ không mất đi những nhà đầu tư tiềm năng.
No comments:
Post a Comment