2016/06/04

NHỮNG KHÚC QUANH CỦA LỊCH SỬ (Phần 2 và hết)

PHẦN II: Dương Thu Hương có xứng đáng được phán xét lịch sử

Như ở bài viết trước đã đề cập, lịch sử do những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau nên có thể có những khúc quanh mà trong một bối cảnh không gian, thời gian cụ thể chúng ta chưa thể giải mã ngay lập tức. Đó cũng là lí do càng về sau những chi tiết lịch sử có thể bị che lấp đã được đưa ra và phán xét lại sau khi có những cứ liệu, tài liệu mới. Góc nhìn về Mạc Đăng Dung là một điển hình khi mãi về sau này thì hậu thế mới giải được hàm oan cho chính ông. Tuy nhiên, có một thực tế là không phải bất cứ ai cũng đủ dũng cảm để đối diện, phán xét lại lịch sử, nhân vật thuộc về lịch sử khi chính nó đã trở nên sáng rõ hơn về mặt công - tội. Cái nhìn có phần khắt khe, gay gắt của Sử gia Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược về Mạc Đăng Dung thể hiện rất rõ điều này! 
Vậy nhưng, điều người viết tỏ ra hơi băn khoăn là phải chăng bất cứ ai cũng có thể tự cho mình cái quyền phán xét lịch sử và nhân vật lịch sử? Hay đó chỉ là công việc thuộc về những người đủ tư cách, đủ phẩm chất đạo đức? Xin được nói về điều này xung quanh cá nhân của Dương Thu Hương, một người tự xưng là thường xuyên đọc Sử, hiểu Sử của Việt Nam. 
Nổi lên là một cây văn tiêu biểu, có triển vọng trong nền văn học đương đại Việt Nam ở những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ trước; và cũng là con người này đã từng kinh qua những năm tháng sống, phục vụ trong phong trào Thanh niên xung phong, phong trào Tiếng hát át tiếng bom tại tuyến lửa Bình - Trị - Thiên. Cho nên, cứ ngỡ rằng, việc may mắn được sống sót trở về (Dương Thu Hương là một trong 4 người trong đoàn được sống sót trở về) sẽ khiến Dương Thu Hương sống trách nhiệm hơn và việc được tham dự khóa đầu tiên Trường viết văn Nguyễn Du (1980) sẽ là tiền đề để Dương Thu Hương viết tiếp tên tuổi mình vào nền văn học đương đại đang có dấu hiệu đi xuống do thiếu những tài năng thực sự. Song người phụ nữ quê Thái Bình này đã khiến cho những người kỳ vọng vào mình phải đi từ thất vọng này đến thất vọng khác sau khi bị khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1989 chỉ vì sử dụng cây viết của mình để đả phá chế độ chứ không phải là chung tay xây dựng xã hội, chế độ như chức năng thiên bẩm của đội ngũ những người viết văn và nhà văn.

Rồi như một kẻ mất phương hướng, việc bị tuýt còi ở những sai lầm đầu những tưởng sẽ khiến ả phải suy nghĩ lại và quyết tâm làm lại từ đầu nhưng khi mà lần lượt những truyện ngắn như "Bên kia bờ ảo vọng", "Những thiên đường mù" … ra đời thì đó cũng là lúc nhiều người nhận ra việc Dương Thu Hương đã tự chọn cho mình một sự đối lập khó vãn hồi. Và không hiểu giới chức tại Pháp có tác động gì tới người đàn bà này sau việc Bộ trưởng Văn hóa Pháp Jacques Toubon trao tặng Huân chương Văn hóa Nghệ thuật Chevalier des Arts et des Lettres cho Dương Thu Hương vào năm 1994 nhưng trong chuyến sang Paris (Pháp) vào tháng 4 năm 2006, Dương Thu Hương đã xin lưu trú tại đây và tiếp tục các hoạt động chống Nhà nước Việt Nam trên đất Pháp từ đó cho đến nay. 
Chân dung Dương Thu Hương (Nguồn: internet). 

Xin nói thêm rằng, dù ở Pháp nhưng qua các kênh thông tin khác nhau chỉ cần xuất hiện một chi tiết gây bất lợi cho Nhà nước, nhân dân Việt Nam thì ngay lập tức Dương Thu Hương đăng đàn và lên tiếng thóa mạ không thương tiếc. Và cùng với Bùi Tín, Nguyễn Gia Kiểng, trong mắt người Việt hiểu chuyện thì Dương Thu Hương đã góp phần làm nên bộ ba những kẻ "cộng rắn cắn gà nhà" lưu vong trên đất Pháp. Việc Dương Thu Hương chưa từng về nước từ sau năm 2006 càng cho thấy sự thảm hại và thê lương đến cùng cực của con người này khi không dám đối diện với người thân, bạn bè. Và rằng, dù chưa chính thức nhưng xét trên một khía cạnh nào đó, Dương Thu Hương xứng đáng được gọi là một kẻ phản quốc, một kẻ mà chỉ cần một chút tiền cũng đã sẵn sàng bán rẻ Tổ quốc và xem danh dự, lòng tự tôn về quê hương, đất nước như một thứ món hàng để đổi chác với bọn đế quốc, thực dân! 

Trong câu chuyện xung quanh nhân vật lịch sử Mạc Đăng Dung đã được nói ở phần 1, Dương Thu Hương đã gọi Mạc Đăng Dung là một kẻ "nghịch thần" và bất trung khi "giết vua để cướp ngôi; là một kẻ "phản quốc" khi đã làm chủ một nước nhà mà không giữ lấy bờ cõi, lại đem cắt đất mà dâng cho người; rồi là một kẻ không biết liêm sỉ khi làm ông vua mà không giữ được cái danh giá cho trọn vẹn, đến nỗi phải cởi trần trói mình lại để cầu lấy cái phú quý cho thân mình. Và như đã nói tất thảy những điều này chỉ là một cách nhìn nhận, đánh giá có phần thiếu khách quan và phiến diện! Nhưng, đối chiếu với những gì đã được nói về Dương Thu Hương ở trên thì xem chừng những phán xét: nghịch thần, phản quốc và không biết liêm sỉ xứng đáng hơn với người đàn bà này. Theo đó, Dương Thu Hương là một kẻ "nghịch thần" (theo nghĩa vong ân) và bất trung khi sẵn sàng đạp đổ lên sự chăm lo, tạo điều kiện học hành của các nhà chức trách tại Việt Nam với việc đả phá, tố cáo chế độ không thương tiếc; là một kẻ "phản quốc" khi sẵn sàng bắt tay với ngoại bang để chửi rủa quê hương, bản quán; là một kẻ không biết liêm sỉ khi sử dụng chính việc thóa mạ quê hương, đất nước và chế độ để kiếm tìm những đồng tiền nhơ bẩn cho mình! 

Nói tóm lại, với một nhân cách bị biến thái và bán rẻ cho quỹ dử của mình thì Dương Thu Hương không xứng đáng được gọi nguyên nghĩa là con người chứ đừng nói đến việc ra mặt để phán xét về lịch sử hay nhân vật lịch sử. 

Chúng ta đang sống trong một xã hội mà nhiều khi vàng - thau lẫn lộn và việc phán xét một con người, một giai đoạn lịch sử nhất định vì thế sẽ còn tiếp diễn không biết lúc nào sẽ kết thúc. Tuy nhiên, thiết nghĩ để một sự thật, một con người không bị lẫn lộn bởi công - tội thì không thể trao gửi sự phán xét đó vào tay của những kẻ mà vốn dĩ tâm hồn của chúng đã có rất nhiều dị tật; sự nhìn nhận thiên về chủ quan hơn là khách quan và toàn diện! Đó cũng là thông điệp mà cá nhân người viết muốn gửi đến Dương Thu Hương trong đoạn phát biểu sặc mùi chống Cộng vừa qua! 

An Chiến

No comments:

Post a Comment