Tin từ FB Thành Phạm: "Hôm
nay 9/6, Nghị viện Âu châu thảo luận và bỏ phiếu Nghị quyết
2016/2755(RSP) về các vụ bắt giam, đánh đập, ngăn cản những người hoạt
động nhân quyền và người biểu tình vì môi trường".
Nghị quyết 2016/2755(RSP) được đăng trên Website chính thức của Nghị viện Châu Âu (Ảnh được chụp từ Website).
Đối
chiếu với thái độ và cách ứng xử của giới chức Mỹ được thể hiện trong
cuộc trả lời phỏng vấn của Đại sứ Ted Osius với phóng viên kênh truyền
hình Csis của Mỹ: "Khi được hỏi về quan điểm của Hoa Kỳ về các cuộc
xuống đường vì môi trường trong tháng qua, Đại sứ Osius trả lời, Hoa Kỳ
xem việc biểu tình ôn hòa là điều tốt. Hoa Kỳ có quan điểm nhất định một
chính quyền nên hành xử ra sao đối với biểu tình ôn hoà, tuy nhiên đây
là vấn đề giữa người dân và nhà nước Việt Nam và Hoa Kỳ chỉ có thể chia
sẻ sự quan tâm mà thôi" (Nguồn: https://www.csis.org/…/president-barack-obama%E2%80%99s-vis…; xem thêm: Tại đây)
thì hành động của Nghị viện Châu Âu lần này không chỉ đã can thiệp thô
bạo vào một vấn đề có tính nội bộ của Việt Nam mà xem chừng chỉ mang
tính suy đoán thông thường và không dựa trên bất cứ căn cứ có tính xác
đáng nào.
Lí
giải nguyên nhân tại sao giới chức Mỹ chọn cách im lặng và khước từ lời
đề nghị của chủ nhân các thỉnh nguyện thư đến từ Việt Nam, blog Mõ Làng
đã cho hay: "Điều này cho thấy hoặc người Mỹ có quá ít căn cứ để bấu
víu, dẫn dụ cho hành động can thiệp của mình nên đã chọn giải pháp an
toàn (không can thiệp); hoặc những nội dung đã được cam kết trong chuyến
thăm của tổng thống B. Obama đã tác động rất lớn tới thái độ ứng xử của
nước Mỹ trong các vấn đề liên quan tới Việt Nam". Hay nói cách
khác, sự từ chối can thiệp của nước Mỹ xuất phát từ việc còn non bằng
chứng và những sự phản ánh sai lệch về tình hình tại Việt Nam xung quanh
vụ việc cá chết. Việc Nghị viện Châu Âu chọn cách ứng xử ngược lại (can
thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam thông qua việc soạn thảo, bỏ
phiếu về Nghị quyết 2016/2755(RSP) vì thế cho thấy cái sự bất chấp và
hành động không dựa trên lí lẽ của cơ quan lập pháp, đưa ra cacs quyết
sách của Liên minh Châu Âu này!
Nội dung Nghị quyết 2016/2755(RSP) nói gì?
Có lẽ đây là điều được quan tâm nhiều nhất. Cũng theo phản ánh từ FB Thành Phạm, Nghị quyết 2016/2755(RSP) xoay quanh 04 nội dung chính, gồm: (1) - Có
hàng chục nhà hoạt động bị ngăn cấm ra khỏi nhà trong chuyến thăm của
Obama từ ngày22-25/6. Nhiều người bị đánh đập, đe dọa. Cấm các phóng
viên BBC tác nghiệp và khóa mạng xã hội; (2) - Trong hai tháng
4-5/2016, đã có 300 tấn chất thải nhiễm độc xã ra biển bởi một tập đoàn
thép, làm ô nhiễm trên 200km bờ biển, ảnh hưởng đến tận Philipines; (3) - Các ứng cử viên độc lập trong cuộc bầu cử 22/5/2016 đã bị loại và dành ưu tiên cho ứng cử viên của ĐCS; (4) - Thúc
giục chính quyền VN mời Báo cáo viên LHQ về Tự do ngôn luận và Báo Cáo
viên LHQ về Người bảo vệ NQ đến thăm và làm việc, cho phép họ được quyền
tiếp cận không hạn chế các bên có liên quan.
Trong 04 nội dung được chỉ ra thì người viết đặc biệt quan tâm tới nội dung thứ (2): "(2) - Trong
hai tháng 4-5/2016, đã có 300 tấn chất thải nhiễm độc xã ra biển bởi
một tập đoàn thép, làm ô nhiễm trên 200km bờ biển, ảnh hưởng đến tận
Philipines". Những ai theo dõi sát sự việc cá chết hàng loạt xảy ra
tại một số tỉnh Miền Trung vừa qua và nhất là cuộc họp báo thường kỳ của
Chính phủ hôm 2/06/2016 hẳn đều biết: Theo thông tin từ Chính phủ và
các bộ, ngành liên quan thì hiện tại đã tìm ra nguyên nhân hiện tượng cá
chết, song để đảm bảo tính khách quan và xác thực khi công bố thì cần
phải tiến hành thêm một công đoạn nữa, đó là mời các nhà khoa học,
chuyên gia độc lập tham gia phản biện; kết thúc quá trình này các cơ
quan chức năng sẽ công bố nguyên nhân chính thức. Điều này cho thấy, đến
thời điểm hiện tại nguyên nhân khiến cá chết vẫn là một "ẩn số" và
chừng nào các cơ quan chức năng chưa công bố thì mọi sự suy đoán, phỏng
đoán đều trở nên vô hiệu. Và đương nhiên, việc đưa điều này vào các văn
bản quan trọng cũng nên được tính toán kỹ lưỡng nếu không muốn những hệ
lụy xấu.
Nhưng
thật đáng tiếc, các ông Nghị, bà Nghị tại Nghị viện Châu Âu đã không
coi trọng và cố tình biến một điều từ chưa rõ ràng trở nên rõ ràng khi
thưa nhận nguyên nhân cá chết là do "300 tấn chất thải nhiễm độc xã ra biển" từ một tập đoàn thép. Và mặc dù không khó để nhận ra sự tính toán của Nghị viện Châu Âu khi sử dụng cụm từ "bởi một tập đoàn thép"
mà không dám chỉ đích danh tập đoàn đó là tập đoàn nào, hiện đang ở
đâu? Song xin thưa rằng, nó cũng chỉ xứng đáng là trò ngụy biện của một
đứa trẻ hơn là của những chuyên gia, nhà lập pháp của một liên minh có
tiếng nhất thế giới này!
Mặt khác, Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu cũng hết sức vô lối và thiếu căn cứ khi cho rằng: "... làm ô nhiễm trên 200km bờ biển, ảnh hưởng đến tận Philipines" bởi điều này chỉ có thể kết luận được cùng với việc công bố nguyên nhân cá chết của Chính phủ Việt Nam và các cơ quan chức năng liên quan. Một khi nguyên nhân cá chết chưa được sáng rõ thì điều này cũng chỉ là một sự phỏng đoán mà thôi! Vả lại, nếu gây ô nhiễm tận Philipines thì chắc chắn nước này đã lên tiếng và có thể là cùng với Việt Nam bắt tay vào để tìm hiểu nguyên nhân cá chết; và cho đến nay tại Philipines vẫn chưa thể phát hiện bất cứ dấu hiệu nào cho thấy cá chết bất thường như tại Việt Nam. Cho nên, điều được nói ra trong Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu càng không thể thuyết phục được những ai quan tâm tới vụ việc cá chết!
Mặt khác, Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu cũng hết sức vô lối và thiếu căn cứ khi cho rằng: "... làm ô nhiễm trên 200km bờ biển, ảnh hưởng đến tận Philipines" bởi điều này chỉ có thể kết luận được cùng với việc công bố nguyên nhân cá chết của Chính phủ Việt Nam và các cơ quan chức năng liên quan. Một khi nguyên nhân cá chết chưa được sáng rõ thì điều này cũng chỉ là một sự phỏng đoán mà thôi! Vả lại, nếu gây ô nhiễm tận Philipines thì chắc chắn nước này đã lên tiếng và có thể là cùng với Việt Nam bắt tay vào để tìm hiểu nguyên nhân cá chết; và cho đến nay tại Philipines vẫn chưa thể phát hiện bất cứ dấu hiệu nào cho thấy cá chết bất thường như tại Việt Nam. Cho nên, điều được nói ra trong Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu càng không thể thuyết phục được những ai quan tâm tới vụ việc cá chết!
***
Chúng
ta không lấy làm lạ tại sao Nghị viện Châu Âu lại có một động thái
thiếu thận trọng như thế bởi cũng giống như 02 viện Quốc hội Mỹ, nhóm
diều hâu tại Nghị viện Châu Âu cũng đông đảo không kém. Và chỉ cần một
cái cớ là được một bộ phận chống đối tại Việt Nam đề nghị giúp đỡ trong
các Thỉnh nguyện thư vừa qua thì đã đủ để họ lên tiếng bất chấp điều đó
đúng hay sai. Tuy nhiên, xem chừng với việc ra Nghị quyết
số 2016/2755(RSP), Nghị viện Châu Âu đang làm xấu đi hình ảnh của mình
khi can thiệp một cách vô lối và thô bạo vào chuyện nội bộ của quốc gia
khác.
An Chiến
No comments:
Post a Comment