Kính Chiếu Yêu
Đại
hội Đảng đã thành công, bầu cử Quốc Hội đã thành công, đảng viên của
đảng, cử tri mong chờ, hy vọng vào một cuộc "vật đẻ", lột xác, rũ bỏ
những thói hư, tật xấu đã ngự trị nhiều năm nay nhằm lấy lại uy tín của
bộ máy Đảng, Nhà nước. Xem ra, cơn chuyển dạ đã đến nhưng nó thực sự hay
chưa thì còn phải chờ và không ít nghi ngại. Đấy là tâm trạng xã hội.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh.
Chưa
có gì là rõ ràng, dân chúng đoán mò theo kiểu dựa hơi về cử chỉ khác lạ
từ vị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi ông yêu cầu các ban ngành làm rõ
trường hợp báo nêu về ông Trịnh Xuân Thanh, Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang
dùng xe biển xanh sai quy định. Khác lạ vì xưa nay ông Tổng Bí thư chỉ
nói chung chung về nguy cơ, về bộ phận không nhỏ, về lợi ích nhóm, ...
nhưng chưa chỉ đích danh một ai.
Lần
này là một cái tên rõ ràng, lại là đồng hương, ông Trịnh Xuân Thanh (50
tuổi, quê ở H.Đông Anh, TP.Hà Nội) từng giữ nhiều chức vụ khác nhau ở
Tổng công ty Sông Hồng; Phó tổng giám đốc rồi Tổng giám đốc Tổng công ty
CP xây lắp dầu khí VN (PVC) vào năm 2009; Phó chánh văn phòng Bộ Công
thương (2013); Vụ trưởng - Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công
thương (2014); Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang (2015). Mới đây, ông
Thanh vừa trúng cử đại biểu Quốc Hội khóa XIV. Tin mới cho hay, ông
Thanh đã có đơn xin không tái cử Phó chủ tịch nhiệm kỳ mới.
Câu
chuyện về ông Trịnh Xuân Thanh bắt đầu được khơi mào từ việc ông dùng
chiếc ô tô tư nhân hạng sang LEXUS đăng kí biển xanh trái quy định. Và
đồng loạt các báo nhà nước phanh phui hàng loạt tội trạng trong làm ăn
kinh tế, những mập mờ trong công tác cán bộ. Mỗi ngày danh mục sai phạm
của ông Thanh dài thêm khiến dư luận ngỡ ngàng.
Ông
Trịnh Xuân Thanh từng được phong danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ
đổi mới năm 2011 nhưng Tổng công ty do ông điều hành (PVC) rơi vào thua
lỗ liên tiếp các năm 2012 - 2013 hơn 3.262 tỉ đồng. Hoạt động sản xuất
kinh doanh tại các công ty con của PVC gặp rất nhiều khó khăn, nhiều đơn
vị gần như không có việc làm.
Tháng
1.2014, hàng chục cán bộ chủ chốt của PVC - ME đã bị khởi tố điều tra
về các hành vi lập và ký khống một loạt hợp đồng, chứng từ thanh toán,
rút gần 100 tỉ đồng để tiêu xài tại các công trình lớn như dự án Nhà máy
ethanol Phú Thọ, Nhà máy PVTEX Hải Phòng, Nhà máy nhiệt điện Vũng
Áng...
Đầu
năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tại hội nghị tổng kết công tác năm
2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 của Tập đoàn dầu khí quốc gia VN
(PVN), đã yêu cầu PVN phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể và
từng cá nhân trong việc kinh doanh thua lỗ của PVC, gây khó khăn cho
PVN, cần xử lý nghiêm các hành vi sai phạm, báo cáo Bộ Công thương và
yêu cầu Bộ xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thế nhưng, một tháng
sau chỉ đạo này của Thủ tướng, ông Trịnh Xuân Thanh tiếp tục được Bộ
trưởng Bộ Công thương bổ nhiệm lên chức vụ cao hơn: Vụ trưởng - Trưởng
ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công thương.
Và
trong khi kết luận về trách nhiệm với vai trò người đứng đầu của PVC
liên quan đến các khoản thua lỗ hàng nghìn tỉ đồng cho đến tận giờ vẫn
chưa được công bố công khai, thì tháng 5.2015, ông Trịnh Xuân Thanh tiếp
tục được luân chuyển làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang trong bối
cảnh ông Thanh không hề có trong danh sách quy hoạch, dự nguồn cán bộ
cấp cao. Trong lúc đó, quyết định bổ nhiệm Phó chủ tịch tỉnh phải do Thủ
tướng ký.
Sau
khi báo chí phản ánh về việc sử dụng xe tư gắn biển xanh và những “di
sản” của Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh khi lãnh đạo PVC
gây thua lỗ lớn, ngày 9/6, Văn phòng Trung ương Đảng đã có công văn
thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giao Ủy ban
Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương, Ban
Tổ chức Trung ương, Bộ Công an, Ban cán sự đảng các bộ Công Thương, Tài
chính, Kiểm toán nhà nước, Tỉnh ủy Hậu Giang và Tập đoàn Dầu khí quốc
gia Việt Nam khẩn trương kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung mà
báo chí đã nêu. Coi đây là “việc cần làm ngay” và báo cáo kết quả với
Ban Bí thư.
Đồng
hành với những động thái trên của Đảng, các phương tiện truyền thông đã
phỏng vấn các nguyên lão Quốc Hội, các cựu quan chức cấp cao của Đảng,
Quốc Hội, Chính phủ và đều nhận được thái độ đồng thuận về một cuộc đại
phẫu thanh lọc sâu mọt trong bộ máy Đảng, Nhà nước.
Chuyện
luân chuyển ông Trịnh Xuân Thanh về làm Phó Bí thư tỉnh ủy, Phó chủ
tịch tỉnh Hậu Giang hóa ra là chuyện "thỏa thuận" giữa Hậu Giang với Bộ
Công thương! Chuyện chưa hề có trong lịch sử công tác cán bộ!
Từ
câu chuyện ông Trịnh Xuân Thanh và Bộ Công thượng, mấy hôm nay lại dắt
dây sang câu chuyện mới, trong văn bản 868/VAFI ngày 13/6, gửi nguyên Bộ
trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng và Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa chất vấn
về việc điều động ông Vũ Quang Hải (28 tuổi, con trai nguyên Bộ trưởng
Hoàng) về làm thành viên HĐQT đại diện cho cổ phần nhà nước, đồng thời
kiêm chức Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Bia rượu, nước giải khát Sài
Gòn (Sabeco) hồi đầu năm 2015
Văn
bản do Phó chủ tịch VAFI Nguyễn Hoàng Hải ký cho thấy, năm 2011 khi mới
25 tuổi, không có thành tích kinh doanh gì nhưng ông Vũ Quang Hải được
bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư tài chính dầu khí
(PVFI), do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) nắm giữ trên 51% vốn
điều lệ.
Tuy
nhiên, dư luận có cớ để lo ngại chuyện "đã hổ, diệt ruồi" có thể chìm
xuồng khi xuất hiện ý kiến của Bí thư tỉnh ủy Hậu giang "xin rút kinh
nghiệm".
Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đại hội VII của Đảng (1/1994), đã đưa ra 4 nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng, của dân tộc: tụt hâu, chệch hướng, tham nhũng và diễn biến hòa bình.
Hơn 22 năm qua, vấn đề này vẫn còn nguyên tính thời sự, nó không còn là
nguy cơ nữa mà đã trở thành những thách thức hiển hiện trong thực tế và
càng ngày càng trở nên bức thiết đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn
Đảng hiện nay.
No comments:
Post a Comment