Chiềng Chạ
Thông tin từ FB cá nhân của Lê Công Định
thì ngày hôm trước (13/06/2016) ghi dấu sự kiện "tròn 7 năm ngày tôi bị
bắt giam". Nhân sự kiện này, Định cũng đã gợi nhớ về cái thời điểm 7
năm về trước với cái cảm giác "cô đơn và lạc lõng vô cùng" khi "chia tay
gia đình và các đồng nghiệp trong hãng luật, để bước vào trại giam".
Định cũng xác nhận thêm rằng khi đó "Tiếng nói ủng hộ giới bất đồng
chính kiến khi đó hãy còn quá ít ỏi".
Tuy nhiên, ngay sau đó, cựu tù nhân này đã nhanh chóng thay đổi cảm xúc
khi cho rằng: "Bây giờ mọi sự đã khác". Lí do được Định nêu ra cho điều
này như sau: "Giới cầm quyền cộng sản không còn ung dung yên vị mà
cai trị xã hội như trước nữa. Một cơn sóng ngầm đang lao tới, như dòng
nước mang chất cực độc tàn phá môi trường tràn từ biển Bắc Trung Bộ
xuống miền Nam, và sẽ cuốn phăng cái thể chế phi nhân này một ngày không
xa.
Trời mới và đất mới đang hé lộ trước mắt chúng ta".
Và giải thích thêm về những điều mình nói ra (chia sẻ trong phần Coment
(bình luận) khi có người chưa hiểu lắm về ý tứ của mình, Định cho biết
thêm: "Cơn sóng ngầm mà tôi nói đến không phải là làn sóng dân chủ và
cải cách, mà ý nói về những biến chuyển thời cuộc bất ngờ, giống dòng
nước mang chất độc xuất hiện bất ngờ ở Vũng Áng dẫn đến bao thay đổi xã
hội từ tháng 4 đến nay".
Đánh giá về những điều Định nói ra, tôi cho đây là một sự tự sướng có
phần thái quá của con người này! Và cũng xin thưa rằng, Định đang tự ru
ngủ mình bằng những mộng mị hết sức viển vông và thiếu đi sự thực tế cần
thiết!
Chúng ta phải thừa nhận một thực tế, cùng với những biến chuyển không
ngừng của thời gian thì cuộc sống của ngày hôm nay đã có sự khác biệt
rất lớn so với ngày hôm sau đó, chứ đừng nói đến sự biến chuyển của 07
năm trời trong câu chuyện của Định. Tuy nhiên, liệu cái sự khác được
Định chỉ ra trong một đoạn văn rất tối nghĩa và mù mờ ở trên là sự thật
hay suy cho cùng đó chỉ là một thứ mơ ước mà cho đến nay Định và đám
người cùng lí tưởng chưa thể nào hiện thực dù đã 07 năm trôi qua? Và nhà
tù chỉ là nơi để biến một Lê Công Định trở nên có số má chứ không làm
cho cái "lí tưởng" gã đang mang trên mình trở nên sâu sắc và được nhiều
người đi theo hơn?
Trở lại thời điểm Lê Công Định cùng 03 người khác là Trần Huỳnh Duy Thức
(hiện đang thi hành án phạt tù tại trại giam số 6 - Bộ Công an, đóng
tại huyện Thanh Chương, Nghệ An), Lê Thăng Long (ra tù ngày 4 tháng 6 năm 2012)
và Nguyễn Tiến Trung (ra tù ngày 12 tháng 4 năm 2014) bị bắt với tội
danh theo Điều 88, Bộ Luật hình sự. Lúc đó dư luận đã hết sức bàng hoàng
và khó hiểu bởi những kẻ bị bắt đều là những người đang được kỳ vọng
rất lớn trên cương vị, nghề nghiệp họ đang thực hiện. Đây cũng là nguyên
nhân mà dù bị bắt, bị xử lý trước pháp luật với những tội danh cụ thể,
rõ ràng nhưng những kẻ như Định, Thức, Long và Trung vẫn không đến nỗi
xấu như hình ảnh đám người trong nền "dân chủ Việt" trong thời điểm hiện
tại.
07 năm trôi qua, sau Định cùng đám đồng đảng đã có thêm những nhân vật
mới bị bắt và xử lý với các tội danh tương tự. Nhưng có một thực tế mà
chúng ta phải thừa nhận là dư luận nhanh chóng lãng quên, thậm chí coi
khinh những con người này bởi cái "lí tưởng" ngỡ rất cao đẹp, thánh
thiện của chúng cuối cùng cũng không vượt ra khỏi cái ngưỡng định của
"cơm áo gạo tiền", những toan tính hèn kém, hết sức vụ lợi của chính bản
thân những con người này.
Có thể điểm tên ra những cá nhân như thế như một Nguyễn Văn Hải (Hải
Điếu Cày), Tạ Phong Tần, Cù Huy Hà Vũ thề sống, thề chết tranh đấu cho
những giá trị "tự do", "dân chủ" mang hơi hướng của Phương Tây; cả 03
cùng "tuyệt thực" để thể hiện cái tinh thần, chí khí của mình. Nhưng
đáng thương thay chính cái sự "tuyệt thực mà vẫn béo tốt", "tuyệt thực
nhưng vẫn uống sữa đều" đã tố cáo chúng chỉ là những kẻ giả đò, những kẻ
đang cố tình "khổ nhục kế" để lay động tình cảm của giới chức trách....
Và điều đáng nói hơn cả là chỉ cần nhà chức trách đặt vấn đề cho họ tại
ngoại sớm và xuất cảnh sang Mỹ thì ngay lập tức họ đã gật đầu mà không
có bất cứ chút nghi ngại hay băn khoăn gì! Hay nói cách khác, mục đích
cuối cùng của họ vẫn chỉ là đến Mỹ - nơi mà ngay từ đầu họ đã được hứa
hẹn là thiên đường, là nơi chúng không làm mà vẫn có dư thừa tiền
của...
Chưa hết, khi đã sang được Mỹ thì rất ít kẻ trong số chúng đề cập lại
những mỹ từ lớn lao mà thời kỳ còn ở trong nước chúng vẫn liên tục phát
ra để thu hút sự chú ý của dư luận!
Và như chính Lê Công Định đã thừa nhận trong một stt sau khi gã cùng đám
người nhà tới thăm Trần Huỳnh Duy Thức tại trại giam số 6 vừa qua là
nền "dân chủ Việt" đang thiếu đi một người đầu lĩnh thực sự; Định đã kỳ
vọng việc Trần Huỳnh Duy Thức được tha bổng trước thời hạn sẽ khỏa lấp
đi sự thiếu đó.
Lê Công Định trước vành móng ngựa năm 2010 (Nguồn: Internet).
Ngoài những kẻ như Thức, Định và đám "tuyệt thực để đi Mỹ" (Cù Huy Hà
Vũ, Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải) thì "nền dân chủ Việt" còn một đám
người nữa, đó là đám trí thức đã đến kỳ hưu dưỡng như Nguyễn Quang A,
Nguyễn Huệ Chi, Chu Hảo....; đám thảo khấu chuyên hành nghề ăn vạ công
khai như Bùi Thị Minh Hằng, Cấn Thị Thêu, Mai Xuân Dung... và một số ít
những kẻ đang ngồi trong các cơ quan nhà nước như Nguyễn Xuân Diện....
Song điểm chung của đám người này là hành động theo kiểu "ném đá giấu
tay" và khi có sự biến thì ngay lập tức chúng đổ vấy tội lỗi lên đầu
nhau không thương tiếc; chuyện địa vị xã hội và phân chia tiền bạc không
hợp lý cũng đã trở thành nguyên nhân cho những cuộc cãi vã vô tiền
khoáng hậu... Và nhìn vào cách chúng hành xử thì mới hay biết rằng: "Dân
chủ" suy cho cùng là một cái nghề kiếm cơm mà đám người thừa trí tuệ,
sức khỏe nhưng thiếu tự tôn, tự trọng này đeo bám lấy để sinh nhai.
Sự bạc nhược là điều chúng ta có thể thấy trong bức tranh "Dân chủ Việt" trong thời điểm hiện tại. Tình trạng yếu về thực lực lại non kém về mặt chính trị, lí tưởng đang khiến cho chúng trở nên phản cảm hơn trong mắt xã hội. Vậy nên, xét về mặt tổng quan mà nói thì đấy là sự đi xuống chứ không phải là cái sự khác theo chiều hướng tiến bộ và đi lên.
Một trong những nguyên tắc mang tính nền tảng để một chế độ, nhà nước có
thể tồn tại một cách lâu bền, vững chắc là họ dành được sự tin tưởng,
ủng hộ của người dân. Quy luật "nước có thể đẩy thuyền cũng có thể lật
thuyền" là chính bởi như thế. "Một cơn sóng ngầm đang lao tới" trong
cách diễn đạt của Lê Công Định quả thực sẽ rất đáng lo và quan ngại cho
thể chế chính trị đang tồn tại ở Việt Nam nhưng nếu nó được hình thành,
khởi xướng từ những kẻ cơ hội và thực dụng như đã chỉ ra ở trên thì
chúng chỉ mãi là 'sóng ngầm" chứ không đời nào có thể gây bão. Sự dân
chủ hóa đời sống xã hội có thể sẽ làm cho sự việc, hiện tượng nhanh
chóng bị thay đổi về mặt giá trị nhưng nó sẽ kéo theo một hệ quả rất đỗi
tích cực đó là khả năng nhìn nhận vấn đề của từng cá thể người trong xã
hội cũng vì thế được nâng cao hơn; sự lừa lọc, mị dân và cái bản chất
bên trong dù của ai cũng sẽ nhanh chóng bị phát lộ.
Hi vọng những điều chỉ ra sẽ giúp cho Lê Công Định nhìn rõ hơn về thực tế đang diễn ra!
No comments:
Post a Comment