Sau khi xuất hiện bức ảnh cõng người trong nước được cho là diễn ra trong khuôn viên của Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cộng đồng mạng lại được phen dậy sóng. Và thay vì cho hành động "giúp nhau" giữa hai cá thể người trong xã hội là nhân văn, là tích cực thì người được cõng càng bị mang tiếng hách dịch khi sử dụng quyền bính trong tay để bắt người khác phải phục dịch mình; còn người cõng lại càng bị mang tiếng xu nịnh, muốn thông qua cái thời cơ "ngàn năm có một" đó để bợ đít, làm thân với những đấng chức cao vọng trọng khi gặp phải thế bí!
Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu giữa một hành động giúp nhau giữa đời thường và sự việc đang được nói đến có gì khác nhau mà nó lại được nhìn nhận ở hai thái cực khác nhau: Khen - Chê, tán dương - lên án?
Bức ảnh dậy sóng cộng đồng mạng (Nguồn: Internet).
Trước hết, chúng ta phải thực thà công nhận rằng, cuộc sống thực tại đầy rẫy những hình ảnh đó. Nhưng nếu ai để ý thì thông thường người ta tán dương nó nếu ở trong những trạng huống có phần thương tâm, kiểu như đó là một người bình thường và cuộc sống của người đó cần sự giúp đỡ, sẻ chia từ người khác! Còn ngược lại hoặc hoàn cảnh của người đó có thể tự thân thì ngay lập tức nó sẽ bị lên án.
Cụ thể, trong trường hợp đang được nói đến, người đàn ông được cõng hoàn toàn có thể xuống và đi dưới nước (tất nhiên ông sẽ phải chấp nhận ướt dày hoặc xuống nước trong tình trạng chân trần). Nghĩa là ông không đáng thương, bất lực nên ông bị lên án! Tuy nhiên, điều đáng nói hơn hết thảy ở đây chính là việc người đàn ông này bước xuống từ một cái xe biển Xanh và đương nhiên người ta sẽ ngầm hiểu rằng, đấy là một người có chức vụ và có quyền bính!
Có thể ông sẽ không bị lên án nếu không có chi tiết này (xe biển xanh) và chiếc xe biển xanh như thế một giọt nước tràn ly khiến ông nhanh chóng bị dư luận đẩy về một thái cực xấu thay vì lơ lửng giữa việc lên án và không lên án!
Như vậy, đến đây chúng ta có thể tạm kết luận rằng, sở dĩ 02 người đàn ông trong bức ảnh bị lên án vì họ đứng trong cái khung cảnh có chiếc xe biển số xanh. Họ bị chửi, bị lên án cũng chỉ vì điều này. Hay nói cách khác, chiếc xe biển xanh đã khiến họ nhận về mình những điều không hay ho gì cho lắm và đương nhiên, nếu đó là chiếc xe biển trắng, dân sự thì họ có thể đã thoát khỏi miệng lưỡi của búa rìu dư luận! Song, từ đây chúng ta lại đặt ngược lại vấn đề rằng: Liệu việc đi xe biển xanh mà người đàn ông được cõng bị phê phán, bị công kích và người cõng cũng bị vạ lây thì sự phán xét đó liệu có công bằng và xứng đáng. Dưới góc nhìn của người viết thì đó hoàn toàn không xứng đáng.
Dù rằng, trong bối cảnh xã hội còn có quá nhiều để nói và bàn. Tình trạng một số cá nhân lạm quyền, không thực hiện đúng chức trách, thậm chí là tham ô, tham nhũng đang làm xấu hình ảnh của cán bộ công chức, viên chức trong mắt nhân dân. Theo quan sát của người viết thì dẫu biết rằng, những điều không đúng, không hay từ bộ máy công quyền do một số người, một số cá nhân gây nên nhưng không ít người vội vàng quy kết và xem đó là tất cả. Và dường như chỉ cần thấy đâu đó hình ảnh hoặc điều gì đó liên quan chính quyền, cơ quan công quyền thì ngay lập tức họ sẽ buông tiếng chửi! Tiếng chửi, lên án vì thế nhuốm màu ám thị, bản năng hơn là có căn cứ và trên nền tảng lí trí dẫn dụ.
Đây có thể xem là nguyên nhân đầu tiên khiến một sự việc ngỡ như bình thường bị lên án và nhận lấy những sự lên án không cần thiết.
Lí do thứ 2 được nói đến để lí giải cho sự việc này chính là nó diễn ra đúng trong thời gian Tổng thống Mỹ B. Obama thăm Việt Nam. Chắc chắn sẽ không cần phải nói thêm bất cứ điều gì đã xảy ra trong chuyến thăm này và nói theo chủ FB Mai Dương: "Mọi hành vi của Obama là ưu việt, kể cả cắm ngược cờ VN lẫn quên chào Quân kỳ lúc duyệt đội danh dự - một lỗi ngoại giao cực nghiêm trọng!
Hai hành vi biểu diễn bậc nhất là đớp bún chả và đọc chính tả, mặc nhiên được đánh giá ấm áp và giản dị và nghĩa tình.
Ngược lại. Mọi hành vi của bất cứ ai là người Việt trong vụ đón tiếp Obama, đều là thô thiển và xấu xí. Từ bé tặng hoa, đến bà Kim Ngân, đến cô ca sĩ Mỹ Linh và thậm chí đến cả ông sư thầy".
Và trong một bối cảnh người dân đang rất hướng ngoại, xem cái gì của Mỹ cũng tốt, cũng hay thì chỉ cần một cái gì đó hơi hướng đến những tất xấu của chính quyền thôi (dù nó có thể khác chứ không nhất thất phải nghĩ đến chiều hướng đó) ngay lập tức nó bị chuyển màu và quy kết. Cái bối cảnh vì thế đóng vai trò chính trong một sự việc mà có thể diễn ra trong thời điểm khác chắc sẽ khác đi trông thấy!
Nói tóm lại, bức ảnh cõng người trong nước được cộng đồng mạng chia sẻ và lên đồng tập thể đơn giản là hệ quả của: Góc nhìn tiêu cực + bối cảnh đối lập! Việc sử dụng smart phone và lạm dụng mạng xã hội của không ít người được xem là những nhân tố trợ giúp để đạt đẳng cấp bệnh hoạn này.
An Chiến
No comments:
Post a Comment