2016/06/10

Kết quả bầu cử Quốc Hội nhiệm kỳ 2016 - 2021, những con số biết nói

Kính Chiếu Yêu

15 giờ hôm qua (9/6), Hội đồng bầu cử Quốc gia đã họp báo công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14, nhiệm kỳ 2016-2021.
Chỉ là những con số thống kê nhưng đấy là những con số biết nói:
-Tổng số cử tri cả nước là gần 67,5 triệu, tổng số tham gia bỏ phiếu bầu Quốc hội khóa 12 là hơn 67 triệu, đạt 99,35%. Nếu so sánh với bầu cử ở các nước dân chủ thì tỉ lệ này là mơ ước của họ. Những lời kêu gọi của một số cá nhân tẩy chay bầu cử không có tác dụng, ý thức công dân vẫn rất rõ rệt.
-Tổng số người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá 14 là 870. Tổng số đại biểu trúng cử trong ngày 22/5 là 494 đại biểu. Có 5 tỉnh bầu thiếu đại biểu là Cần Thơ thiếu 2 đại biểu, Sóc Trăng, Sơn La, Lâm Đồng, Đồng Nai, mỗi tỉnh bầu thiếu một đại biểu so với số được phân bổ. Vậy là ý muốn của Hội đồng bầu cử, đánh giá của mặt trận về ứng viên có những trường hợp không giống với ý dân. Kết quả này thể hiện tính dân chủ là khách quan.
-Đại biểu do các cơ quan, tổ chức ở Trung ương giới thiệu là 197 người chỉ có 182 người trúng cử, ít hơn so với dự kiến 15 người. Cụ thể, có 7/14 ứng cử viên do Trung ương giới thiệu về TP.HCM không trúng cử. Con số này ở Hà Nội là 4/13 ứng cử viên, Đồng Tháp (1/3), Phú Yên (1/2), Trà Vinh (1/2), Sóc Trăng (1/2). Trong đó, cơ quan Đảng có 12/12 người giới thiệu trúng; cơ quan Chủ tịch nước có 3/3 người trúng; cơ quan của Chính phủ có 17/17 người trúng; TAND Tối cao có 1/1 người trúng; VKSND Tối cao có 1/1 người trúng; Bộ Quốc phòng có 15/15 người trúng; cơ quan Công an có 3/3 người trúng; cơ quan của Quốc hội có 104/113 người trúng; cơ quan MTTQ và các tổ chức thành viên có 25/31 người trúng. Diện 15 ứng viên không trúng cử chỉ có ở cơ quan Quốc Hội và MTTQ.
-"Tứ trụ" triều đình có phiếu tính nhiệm khá khác biệt: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có phiếu tín nhiệm cao nhất, được 99,48% phiếu bầu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân được 91,46% phiếu bầu. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được 86,47% số phiếu bầu, Chủ tịch nước Trần Đại Quang được 75,08%. 
-Đại biểu tự ứng cử có 2 người (đạt 0,4%), giảm một nửa so với với khoá 13 (có 4 người). Phiếu tính nhiệm cũng không cao: ông Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) trúng cử với số phiếu 66,26% và ông Phạm Quang Dũng (Nam Định) đạt số phiếu 69,77%.
-Về cơ cấu, có 86 đại biểu là người dân tộc thiếu sổ (17,3%), số đại biểu phụ nữ là 133 (chiếm 26,8%), đại biểu người ngoài Đảng 21 (4,2%), đại biểu dưới 40 tuổi có 71 (14,3%). Số đại biểu tái cử là 160 (32,3%), còn lại 317 người tham gia Quốc hội lần đầu (63,9%).
-Về trình độ học vấn, 310 đại biểu có trình độ trên đại học (62,5%), 180 người có trình độ đại học (36,3%), dưới đại học có 6 người (chiếm 1,2%), cao nhất trong các kỳ Quốc Hội.
-Có 97 người ngoài Đảng ứng cử nhưng chỉ có 21 người trúng cử (chiếm 4,2%), giảm 50% so với khóa trước khiến  tỉ lệ người ngoài đảng thấp nhất so với các kỳ.
-Ý muốn muốn tăng tỉ lệ đại biểu chuyên trách lên 35% không đạt được do có đến 9 ứng viên Quốc hội giới thiệu không trúng cử. 

Những con số nói trên cho thấy xu hướng bầu cử dân chủ, minh bạch đang thắng thế.

No comments:

Post a Comment