Công văn truyền đạt chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Xem video clip Bản tin thời sự VTV
Bản tin thời sự VTV1 lúc 19:00 vừa phát đi công
điện của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Cơ quan công an và các cơ quan có
trách nhiệm tổ chức điều tra xác minh Thông tin mà báo Thanh Niên đã đưa tin "
cán bộ tỉnh Hậu Giang đi xe sang biển xanh "
Xe tư nhân gắn biển số xanh và “di sản” của Phó
chủ tịch Hậu Giang
Dưới thời điều hành của Chủ tịch
Trịnh Xuân Thanh, PVC sử dụng phần lớn vốn điều lệ đầu tư góp vốn vào các công
ty con, công ty liên kết.
Những ngày qua, dư luận xôn xao
về việc ông Trịnh Xuân Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, sử dụng xe cá
nhân Lexus trị giá 5,7 tỉ đồng gắn biển số xanh. Sự việc càng gây chú ý khi ông
Thanh vốn là người đứng đầu Công ty CP xây lắp dầu khí VN, đơn vị đã để thua lỗ
hàng ngàn tỉ đồng.
Xe ô tô Lexus 570 BKS 29A-790.93 (số máy 3UR3137795, số khung JTJHY7AX3D4102971) gắn biển số xanh Hậu Giang mà ông Trịnh Xuân Thanh sử dụng được đăng ký tại Phòng CSGT Công an TP.Hà Nội ngày 24.5.2013. Chủ nhân chiếc xe là ông Nguyễn Đặng Toàn, thường trú tại phố Lương Ngọc Quyến, P.Hàng Buồm, TP.Hà Nội. Từ tháng 5.2015, chiếc xe này được đưa vào lưu thông tại tỉnh Hậu Giang, sau đó được gắn biển số xanh 95A-0699, người sử dụng là ông Trịnh Xuân Thanh, Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Trả lời báo chí, ông Thanh nói chiếc xe sang ông đang dùng không phải sử dụng ngân sách nhà nước mà là mượn của một người quen nhằm giúp địa phương đỡ phải dùng ngân sách mua xe mới cho ông.
Xe ô tô Lexus 570 BKS 29A-790.93 (số máy 3UR3137795, số khung JTJHY7AX3D4102971) gắn biển số xanh Hậu Giang mà ông Trịnh Xuân Thanh sử dụng được đăng ký tại Phòng CSGT Công an TP.Hà Nội ngày 24.5.2013. Chủ nhân chiếc xe là ông Nguyễn Đặng Toàn, thường trú tại phố Lương Ngọc Quyến, P.Hàng Buồm, TP.Hà Nội. Từ tháng 5.2015, chiếc xe này được đưa vào lưu thông tại tỉnh Hậu Giang, sau đó được gắn biển số xanh 95A-0699, người sử dụng là ông Trịnh Xuân Thanh, Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Trả lời báo chí, ông Thanh nói chiếc xe sang ông đang dùng không phải sử dụng ngân sách nhà nước mà là mượn của một người quen nhằm giúp địa phương đỡ phải dùng ngân sách mua xe mới cho ông.
Trả lời báo chí về việc chiếc xe Lexus 570 ông Thanh sử dụng là của
tư nhân sao lại mang biển số xanh, một số người có trách nhiệm của tỉnh
Hậu Giang lý giải để một lãnh đạo tỉnh đi làm bằng xe biển trắng “không
tiện” nên đã đề nghị phía Công an tỉnh Hậu Giang cấp tạm biển số xanh
cho ông Thanh tiện đi lại. Đến ngày 31.5.2016, chiếc xe này đã trả lại
biển số xanh 95A-0699 và thay vào biển số trắng 29A-790.93.
Vi phạm pháp luật
Trao đổi với Thanh Niên hôm qua 2.6, đại tá Trần Sơn,
nguyên Phó trưởng phòng Hướng dẫn luật và điều tra, xử lý tai nạn giao
thông Cục CSGT (Bộ Công an), cho biết theo quy định của luật Giao thông
đường bộ, các nghị định hướng dẫn cũng như Thông tư 15/2014 của Bộ Công
an quy định về đăng ký xe, thì mỗi xe ô tô khi đủ điều kiện lưu hành thì
chỉ được cấp một biển số. Trong trường hợp phương tiện được mua bán,
phải sang tên đổi chủ, đổi biển số theo quy định. “Trong vụ việc này,
biển số xe đâu phải áo quần mà thay liên tục như thế”, ông Sơn nói.
|
“Di sản” của ông Phó chủ tịch
Ông Trịnh Xuân Thanh (50 tuổi, quê ở H.Đông Anh, TP.Hà Nội) từng
tốt nghiệp Đại học Kiến trúc và giữ nhiều chức vụ khác nhau tại Tổng
công ty Sông Hồng. Năm 2007, ông Thanh được điều về làm Phó tổng giám
đốc Tổng công ty CP xây lắp dầu khí VN (PVC) - Tập đoàn dầu khí quốc gia
VN, đến năm 2009 được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT PVC. Từng được phong
danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2011 nhưng PVC rơi vào
thua lỗ liên tiếp các năm 2012 - 2013. Báo cáo của ban kiểm soát tại Hội
đồng cổ đông thường niên của PVC năm 2014 cho biết năm 2013 PVC thua lỗ
2.228,5 tỉ đồng, trong đó riêng công ty mẹ lỗ 1.927 tỉ đồng. Lũy kế
cuối năm 2013, công ty mẹ - PVC lỗ hơn 3.262 tỉ đồng. Trong năm 2013,
hoạt động sản xuất kinh doanh tại các công ty con của PVC gặp rất nhiều
khó khăn, nhiều đơn vị gần như không có việc làm.
Dưới thời điều hành của Chủ tịch Trịnh Xuân Thanh, PVC sử dụng phần
lớn vốn điều lệ (3.428,68 tỉ đồng/4.000 tỉ đồng vốn điều lệ, tương
đương 85,72%) đầu tư góp vốn vào các công ty con, công ty liên kết. Tuy
nhiên, báo cáo của ban kiểm soát cho hay việc chỉ đạo và giám sát hoạt
động của các đơn vị còn yếu, hiệu quả vốn đầu tư thấp. Đặc biệt từ cuối
năm 2011, khi nền kinh tế khủng hoảng, các đơn vị bộc lộ toàn bộ các yếu
kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến tình trạng thua lỗ.
Riêng năm 2012, một số dự án trọng điểm bị ngừng, giãn tiến độ hoặc
vướng mắc chưa triển khai được khiến PVC thua lỗ hơn 1.848 tỉ đồng.
Trong khi PVC rơi vào tình cảnh thua lỗ trầm trọng và có nguy cơ
mất vốn, thì ông Thanh bất ngờ rời ghế lãnh đạo doanh nghiệp và được Bộ
trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm làm Phó chánh văn phòng Bộ -
Trưởng đại diện Văn phòng miền Trung của Bộ Công thương tại Đà Nẵng vào
tháng 9.2013. Cùng với sự “chuyển ngành” của ông Trịnh Xuân Thanh, ông
Vũ Đức Thuận, Tổng giám đốc PVC, cũng được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở
GTVT Thái Bình, trước khi về làm Chánh văn phòng Bộ GTVT.
Đến tháng 1.2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tại hội nghị tổng kết
công tác năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 của Tập đoàn dầu khí
quốc gia VN (PVN), đã yêu cầu PVN phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của
tập thể và từng cá nhân trong việc kinh doanh thua lỗ của PVC, gây khó
khăn cho PVN, cần xử lý nghiêm các hành vi sai phạm, báo cáo Bộ Công
thương và yêu cầu Bộ xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thế nhưng,
một tháng sau chỉ đạo này của Thủ tướng, ông Trịnh Xuân Thanh tiếp tục
được Bộ trưởng Bộ Công thương bổ nhiệm lên chức vụ cao hơn: Vụ trưởng -
Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công thương.
Và trong khi kết luận về trách nhiệm với vai trò người đứng đầu của
PVC liên quan đến các khoản thua lỗ hàng nghìn tỉ đồng cho đến tận giờ
vẫn chưa được công bố công khai, thì tháng 5.2015, ông Trịnh Xuân Thanh
tiếp tục được luân chuyển làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Theo báo cáo tài chính của PVC, tính đến đầu năm 2013,
tổng công ty này đã đầu tư vào 16 công ty con, 13 công ty liên kết, liên
doanh, đầu tư tài chính dài hạn vào 15 công ty. Tuy nhiên, đa số các
công ty mà PVC góp vốn, thậm chí còn âm vốn chủ sở hữu như PVC - ME, PVC
- Hà Nội, PVC - Miền Trung, PVC - Land, PVC Thanh Hóa, Xi măng Hạ Long,
PVC Sài Gòn...
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước về kết quả quản lý vốn
doanh nghiệp nhà nước năm 2012 cũng cho hay, nhiều công ty liên doanh,
liên kết của PVC thua lỗ, mất vốn như Công ty liên kết PVC - SG lỗ 85,8
tỉ đồng (PVC đầu tư 83,8 tỉ đồng), PVC - Land lỗ 66,4 tỉ đồng (PVC đầu
tư 203 tỉ đồng), Công ty Sopewaco lỗ 48,5 tỉ đồng (PVC đầu tư 10,2 tỉ
đồng), Công ty CP xi măng Hạ Long lỗ lũy kế đến hết 2011 là 1.090 tỉ
đồng, vượt vốn điều lệ (PVC đầu tư 147,3 tỉ đồng vào Công ty CP xi măng
Hạ Long)...
Thái Sơn – Mai Hà/Thanh niên
No comments:
Post a Comment