2016/06/01

VỀ BỨC ẢNH CÁN BỘ ĐI XE Ô TÔ ĐƯỢC BẢO VỆ CÕNG QUA VŨNG NƯỚC

Đô Hà Nội nằm ngay dưới một rãnh mây ẩm hoạt động mạnh, vắt ngang qua khu vực Tây Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ nên vào tối ngày 24/5 vừa qua, HN có mưa lớn nhất và dồn dập nhất khu vực miền Bắc. Đây không những là đợt mưa lớn nhất từ đầu năm đến giờ mà còn là rất ít gặp vào đầu mùa mưa, lượng mưa vào tối 24/5 đã phá vỡ kỷ lục và trở thành lượng mưa lớn nhất trong tháng 5 trong khoảng 10 năm qua. Sau cơn mưa, buổi sáng, Hà Nội tạnh ráo nhưng hầu như khắp các con phố đều bị ngập lên tới đầu gối. Dân mạng thi nhau đăng, share (chia sẻ) những bức hình chụp từ nhiều góc độ, phản ánh tình trạng nước ngập ở các khu vực trên địa bàn Thủ Đô.

Bức ảnh gây bão dư luận (Nguồn: Internet). 

Trong những bức ảnh mà dân mạng đăng lên mạng xã hội facebook thì có vài ba bức ảnh chụp cảnh một vị cán bộ đã đứng tuổi vừa bước xuống xe ô tô (biển xanh - Nhà nước) thì đã có một chú bảo vệ (?) ra đỡ xuống ở ghế và cõng đi qua phần nước ngập. Khung cảnh trong các bức ảnh sau đó đã được cư dân mạng khẳng định chắc chắn rằng, địa điểm mà bức ảnh trên được chụp là tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ngay lập tức, xuất hiện nhiều luồng ý kiến tranh luận, một số ý kiến tập trung vào giọng điệu rằng: hành vi cầm ô che cho lãnh đạo và cõng lãnh đạo đi qua chỗ ngập nước của anh bảo vệ là hành động đang "nịnh" lãnh đạo và việc lãnh đạo được anh bảo vệ cõng là hành động cậy quyền. 

Theo từ nhiều nguồn thông tin, nguồn gốc của những bức ảnh gây tranh luận trên là sáng ngày 25/5/2016, Hội trường Học viện Chính trị Quốc gia (đường Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội) triệu tập Hội nghị quán triệt nghị quyết Đại hội Đảng. Tuy nhiên, do mưa ngập, hệ thống điện bị chập, cháy nên cuộc họp đã bị hoãn. Những khách mời của Hội nghị này chủ yếu là lãnh đạo của các cơ quan thông tấn báo chí phía Bắc. 

Thứ nhất, trời mưa lớn, nước ngập sâu, khi đi họp thì bắt buộc trang phục của các nhà lãnh đạo các cơ quan báo chí là mặc quần tây, áo sơ mi, đi giày tây. Còn anh bảo vệ với trang phục của một bảo vệ bình thường, đi dép lê, thoải mái xắn quần cao, lội nước một cách chủ động. Ngoài ra, zoom (phóng) lớn bức ảnh cho thấy, vị lãnh đạo trong bức ảnh có độ tuổi ngoài ngũ tuần thì việc được một anh bảo vệ cõng đi qua vài mét như vậy là điều nên làm. Chẳng nhẽ, trong khi anh bảo vệ với trang phục thoải mái như vậy, có thể chủ động trong tình trạng ngập nước lại có thể thờ ơ, giương mắt nhìn người trên tuổi mình ngồi trong xe cởi giày, cởi tất, xắn quần lội bì bõm khoảng 2-3 mét nước để lên bậc thềm và sau đó chạy đi tìm khăn lau chân, ngồi đi lại tất và giày cho kịp buổi Hội nghị đang diễn ra?

Vì thế, việc được bảo vệ kê ghế sát cửa xe để hỗ trợ và được bảo vệ cõng qua chỗ nước ngập là tránh để quần áo, giày dép ướt bẩn cũng là lẽ thường tình. Thứ nữa, từ chỗ cõng đến chỗ đáp chỉ có vài mét, thì việc anh bảo vệ có hành động cõng giúp các lãnh đạo báo đơn thuần cũng là hành vi tương trợ lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn. 

Thứ hai, nói hành vi cõng giúp và hỗ trợ ghế để cán bộ không bị chạm nước, ướt giày, quần áo gây khó khăn trong cuộc họp sắp diễn ra của anh bảo vệ trong bức ảnh không phải là hành vi "nịnh bợ" của cấp dưới dành cho cấp trên. Bởi lẽ, anh bảo vệ này làm việc tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chứ không phải là nhân viên của cán bộ, lãnh đạo cơ quan báo chí của người bước xuống xe ô tô. Vì thế, giữa anh bảo vệ và vị cán bộ được cõng trên không có một mối liên hệ gì, kể cả quyền lợi, trách nhiệm hay lương bổng này nọ...Nên, nói anh bảo vệ thể hiện hành động cõng lãnh đạo là "nịnh" không có cơ sở. Anh bảo vệ chắc chắn không phải vì sợ mất quyền lợi để "nịnh" lãnh đạo bằng cách kê ghế và cõng lãnh đạo một đoạn tầm vài mét để tránh chạm nước mưa ngập. 

Cuối cùng, thiết nghĩ, đây là hành vi nhờ cậy và giúp đỡ nhau , tương thân tương ái nhau trong khó khăn giữa con người với con người. Điều này hết sức bình thường và đáng ra nên hoan nghênh và trân trọng biết bao nhiêu. Thực ra, bức ảnh và câu chuyện sẽ không bị đẩy đi quá xa và bị đám gọi là "dân chủ" lợi dụng để bêu xấu, rêu rao và vu cáo, "vạch lá tìm sâu" vị lãnh đạo trong bức ảnh nếu biển số xe không phải là biển xanh - biển Nhà nước. Chúng lên đồng tập thể và tru tréo, vu cáo rằng, chỉ có cán bộ, lãnh đạo Nhà nước mới có hành vi "ức hiếp" nhân viên, cấp dưới của mình như thế. Tuy nhiên, với sự sáng suốt, thông tin luôn được kiểm chứng nhanh nhạy, kịp thời, cộng đồng mạng đã lên tiếng chỉ trích, lên án những luận điệu vu khống vị lãnh đạo trong bức ảnh là "cậy quyền" và phủ nhận hành vi kê ghế, cõng lãnh đạo qua 2-3 mét nước của anh bảo vệ là "nịnh nọt" cấp trên.

An Chiến

No comments:

Post a Comment