Cách
nay vừa đúng 1 năm, ngày 22/06/2015, Quốc hội khóa 13 đã thông qua Luật
bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân làm khung pháp lý cho cuộc bầu cử
được tổ chức vào ngày mai 22/05/2016.
5
năm một lần là cơ hội duy nhất để người Việt Nam thực hiện quyền dân
chủ thông qua lá phiếu cử tri để chọn lựa các đại diện dân cử tham ra
vào Quốc hội. Từ chối quyền này có nghĩa là chúng ta đã từ chối quyền
giám sát của mình đối với Nhà nước thông qua người đại diện mà mình tin
cậy.
Tôi
muốn nói với các cử tri đừng bỏ phí quyền bỏ phiếu vì ngày mai nó đã
diễn ra nhưng hôm nay, mạng xã hội vẫn cho thấy còn một bộ phận cử tri
bị lung lạc bởi những lý sự rất vớ vẩn nhưng lại "bùi tai" với những ai
có chút phật ý với xã hội và không thấy được ý nghĩa lá phiếu của
mình.
Thường thì người ta bơm vào đầu bạn những lý lẽ kiểu thế này:
- Dân chủ giả hiệu ấy mà, danh sách ứng viên đã được cơ cấu rồi, dù có bỏ phiếu hay không kết quả cũng sẽ có.
-
Đại biểu của dân nhưng dân nào có biết mặt ngang, mũi dọc các vị ấy ra
sao. Gần đến ngày bầu cử mới thấy vài dòng sơ yếu lý lịch chỉ nói thành
tích. Hứa hẹn chống tham nhũng, đến khi trúng rồi thì ăn như mõ khoét,
coi dân như cỏ rác.
- Tốt nhất là không đi bầu, xé bỏ phiếu cử tri, nếu có buộc phải đi thì gạch hết hoặc chẳng gạch ai.
Là một cử tri, bạn nên nghĩ như thế nào và làm như thế nào.
Theo
tôi, cái mà người ta gọi là dân chủ giả hiệu hoàn toàn là cách nhìn tối
tăm, cố chấp và có tính khiêu khích. Tôi cho rằng, Hội nghị hiệp thương
của Mặt trận cùng các tổ chức chính trị, xã hội, đại diện quần chúng đã
giúp chúng ta (các cử tri) đầu tắt mặt tối với công việc sinh nhai tìm
chọn một danh sách khả dĩ so với tiêu chuẩn đại biểu đã là tốt nhất rồi.
Thế là dân chủ. Hai ba lần tiếp theo, khi danh sách được công bố còn
qua các khâu lấy ý kiến cử tri nửa. Thế là dân chủ. Mặt trận thay mặt
chúng ta để cân đối một cơ cấu về độ tuổi, nam nữ, tính chất công việc..
để có tiếng nói đại diện cho mọi tầng lớp trong diễn đàn quốc hội, hội
đồng nhân dân. Thế là dân chủ.
Mỗi
cử tri chắc chẳng ai có thể thông thuộc hết công dân trên địa bàn của
mình để mà giới thiệu. Nay đã có đủ thông tin mà từ bỏ quyền bỏ phiếu là
sai lầm chính trị không nhỏ.
Bởi vì, bạn muốn can dự vào đổi mới chính trị mà lại từ bỏ quyền dân chủ của mình, không dựa vào sức mạnh pháp luật để thiết kế nó thì chỉ có cách đấu tranh bất hợp pháp, bạo động. Vậy thì còn gì là dân chủ.
Bởi vì, bạn muốn can dự vào đổi mới chính trị mà lại từ bỏ quyền dân chủ của mình, không dựa vào sức mạnh pháp luật để thiết kế nó thì chỉ có cách đấu tranh bất hợp pháp, bạo động. Vậy thì còn gì là dân chủ.
Bởi
vì, việc bạn không tham gia đồng nghĩa với việc bạn từ bỏ quyền quyết
định của mình về ai là người xứng đáng thay mặt bạn giải quyết những
quyền lợi của bạn trong 5 năm tới. Giả sử chính quyền đại diện do bạn
phó mặc mà có nếu yếu kém thì sẽ làm cho bạn thêm bực mình mà thôi.
Còn
trong trường hợp bạn lựa chọn cách hành động thứ hai: Gạch bỏ hết những
người trong danh sách, hoặc để nguyên vậy không gach ai. Trong trường
hợp này, đối chiếu với Luật Bầu cử thì lá phiếu của bạn bị coi là không
hợp lệ. Nó không được tính vào tỉ lệ phiếu bầu. Và vì vậy bạn chỉ lãng
phí quyền công dân cũng như thời gian đi bầu của mình thôi.
Dẫu
có đôi chút bực mình, thậm chí bất mãn với những yếu kém của Quốc Hội,
Chính phủ, Hội đồng Nhân Dân, Chính quyền các cấp tiền nhiệm chưa làm
được những điều nhân dân mong muốn mà chúng ta quay lưng lại với bầu cử
là chính chúng ta hại ta trong 5 năm tới mà thôi.
Cách
tốt nhất, hãy đến tận nơi, đọc kỹ từng ứng viên, chọn mặt gửi vàng.
Đừng buông xuôi khi mình có quyền và mong muốn đấu tranh cho dân chủ.
No comments:
Post a Comment