Loa Phường
Tổng thống Obama phát biểu tại trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình
Phúc đáp bài “Obama có đạo đức giả không khi
nói về nhân quyền với người Việt Nam?” của tác giả Nam Quỳnh đăng trên
trang Luật Khoa tạp chí do nhóm Đoan Trang-Trịnh Hữu Long điều hành phân tích
có vẻ như rất khách quan chứng minh rằng, Tổng thống Obama đã rất thiện chí,
chân thành với Việt Nam trong việc bàn đến nhân quyền với Chính phủ Việt Nam
bằng việc “tự kiểm điểm” các hạn chế nhân quyền ở Mỹ trước khi bàn đến các vấn
đề nhân quyền Việt Nam cần cải thiện và hướng tới kết luận rằng, “quan điểm phản đối tư cách
phê bình nhân quyền của Mỹ tại Việt Nam dựa trên những tội ác phản nhân quyền
trong hiện tại và quá khứ của nước Mỹ và/hoặc chính quyền Mỹ không phải là một
phản biện mạnh mẽ và đủ sức thuyết phục để chống lại những lời nói về nhân
quyền của ông Obama. Quan điểm này vừa vô dụng trong thực tiễn, vừa kém vững
chãi trong lý luận.
Đã đến lúc cần tranh luận và
phản biện thẳng thắn dựa trên nội dung các vấn đề nhân quyền Việt Nam,
thay vì tùy tiện và lười biếng vin vào những khiếm khuyết cả trong quá khứ và
hiện tại của phía Mỹ trong các vấn đề về nhân quyền”
Đến đây thì hai năm rõ mười, cả bài viết đều
nhằm cổ vũ “tư cách phê bình nhân quyền của Mỹ tại Việt Nam”, lập luận Việt nam
cần hướng tới các giá trị về nhân quyền kiểu Mỹ. Việc nêu ra mệnh đề “đã đến
lúc cần tranh luận và phản biện thẳng thắn dựa trên nội dung các vấn đề nhân
quyền Việt Nam”, thực chất đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải chấp nhận “xã hội
dân sự độc lập” lớn mạnh mới cải thiện được thực trạng nhân quyền Việt Nam như
Mỹ hiện nay. Rốt cục vẫn là Mỹ xứng đáng được “phê phán thực trạng nhân quyền
Việt Nam” và Việt Nam phải tiến bộ về nhân quyền giống như Mỹ, tức phải có tự
do về hội, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do Internet, tự do biểu tình…như
tiêu chí của dân chủ, nhân quyền phương Tây (Mỹ là đại diện) hiện nay.
Lỗ hổng nghiêm trọng nhất trong toàn bộ lập
luận nghe có vẻ rất xuôi tai của tác giả bài viết này đã không đề cập tới việc
Chính phủ Mỹ lâu nay tự cho mình cái quyền “thiết lập chế tài nhân quyền” với
các Chính phủ mà Mỹ cho là vi phạm các tiêu chuẩn dân chủ, nhân quyền mà Mỹ áp
đặt, như cái lệnh cấm bán vũ khí sát thương kia chẳng hạn mới là nguyên nhân
chính dẫn đến các phản ứng gay gắt về các lên án nhân quyền của Mỹ với Việt
Nam. Việt Nam đã phải đấu tranh rất kiên trì để Mỹ dỡ bỏ cấm vận kinh tế, các
hàng rào thuế quan, ra khỏi danh sách các nước thành viên vi phạm tôn giáo CPC,
nay là lệnh cấm bán vũ khí sát thương. Đến nay, vì lợi ích chiến lược đôi bên,
trong đó có Mỹ thì Việt Nam mới gỡ bỏ được phần lớn các “chế tài” mà Mỹ đơn
phương áp đặt cho Việt Nam, tôn trọng và thừa nhận khác biệt về hệ thống chính
trị, xây dựng cơ chế đối thoại nhân quyền thường niên… và Tổng thống Obama có
cơ hội đưa ra bài phát biểu rất “nhân văn” và đầy thuyết phục giữa Trung tâm
Hội nghị quốc gia của Việt Nam. Chẳng có ai không hiểu, nếu không vì lợi ích
của Mỹ và cần xây dựng quan hệ đồng minh chiến lược với Việt Nam trong chiến
lược xoay trục thì chẳng bao giờ Việt Nam có hy vọng chào đón chuyến thăm dài
ngày, đầy thân thiện, đầy tình hữu nghị của Tổng thống Mỹ cũng như có vị thế
“ngã giá” về các lợi ích với Mỹ!
Việc Tổng thống Obama tuyên bố rất rõ với đại
diện khách mời là đông đảo các tầng lớp nhân dân tại Trung tâm Hội nghị Quốc
gia rằng, ““tương lai của Việt Nam sẽ được chính người dân Việt Nam quyết định” không
hề đạo đức giả mà rất thẳng thắn đã đặt dấu chấm hết cho những ảo tưởng Mỹ hay
quốc gia phương Tây nào đó có thể can thiệp vào tương lai nước Việt như “kim
bài miễn tội” của giới “đấu tranh dân chủ cuội” thường đem ra làm vũ khí đối đầu,
thách thức với chính quyền và hệ thống luật pháp hiện hành.
Tác giả bải viết trên nên nhớ, trong tất cả
các giao thương, đối thoại nhân quyền giữa Hoa Kỳ và Việt Nam thì Việt Nam luôn
mong muốn được “đối thoại cởi mở” về nhân quyền với Mỹ, luôn có tinh thần cầu
thị và xây dựng lộ trình đảm bảo đạt được các tiêu chí nhân quyền tiến bộ, thậm
chí sẵn sàng nhượng bộ vì Việt Nam hiểu rõ, lợi ích trong xây dựng quan hệ
chiến lược với Mỹ là yếu tố then chốt giúp nâng tầm vị thế đất nước trên trường
quốc tế, phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, học hỏi các giá trị tích cực,
tăng cường khả năng phòng thủ đất nước, giảm đi các mối đe dọa tiềm tàng…
Tác giả bài viết nên nhớ, “xã hội dân sự độc
lập” cần phát triển không phải là các tổ chức chống đối, mưu đồ lật đổ chính
thể dưới sự hậu thuẫn về tài chính và cơ chế của các thế lực thù địch. Các tổ
chức XHDS lành mạnh phải là những tổ chức đại diện của tầng lớp, nhóm người cụ
thể, hướng tới giải pháp hữu hiệu đáp ứng nhu cầu thiết yếu nào đó, đóng góp
giá trị, lợi ích được xã hội thừa nhận, hoặc tham vấn về đường lối, chính sách
cho Nhà nước trên tinh thần xây dựng, chung tay giải quyết các vấn nạn, khó
khăn, hạn chế của đất nước. Cái “xã hội dân sự độc lập” mà tác giả bài viết,
nhóm cổ súy cho Luật khoa tạp chí là thứ xã hội dân sự khuyết tật, quái thai,
ngoại lai, bất hợp pháp trong hàng ngàn các tổ chức xã hội dân sự được Chính
phủ Việt Nam thừa nhận, ủng hộ phát triển. Bởi thứ “xã hội dân sự độc lập” đó
chỉ chăm chăm đòi “tự do biểu tình”, “tự do chửi bới”, “tự do kích động lật
đổ”…thì cho dù ở bất cứ đất nước, chính thể nào cũng bị xem là “phản động”, đặt
ra bên lề xã hội mà thôi.
Mời xem tiếp bài sau bàn về “Tương lai nào cho
“phong trào dân chủ Việt”? ”
No comments:
Post a Comment