2016/05/30

Điều còn thiếu ở giáo sư Ngô Bảo Châu

GS Ngô Bảo Châu
               Người Thủ Thư
Có lẽ, ít ai là không biết về giáo sư Ngô Bảo Châu. Tôi còn nhớ như in rằng, tại lễ khai mạc Đại hội Toán học thế giới tổ chức ở Hyderabad, Ấn Độ, bà Pratibha Patil - Tổng thống Ấn Độ đã trao huy chương Fields - giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực toán học cho GS Ngô Bảo Châu.
Đây là niềm tự hào của người Việt Nam nói chung, của thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng, khi trí tuệ Việt vươn lên đỉnh cao của khoa học nhân loại và được khẳng định trên trường quốc tế. Giáo sư Bảo Châu là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam giành được giải thưởng danh giá này. Việt Nam trở thành quốc gia châu Á thứ hai sau Nhật có nhà toán học đoạt giải Fields.
Thế nên, trong một thời gian dài, cái tên GS Ngô Bảo Châu được cộng đồng mạng nhắc đến với một sự nể trọng.
Những tưởng trong trí tuệ của GS Ngô Bảo Châu đã có sự chín chắn và đầy đặn về các vấn đề xã hội cũng như chính vấn đề toán học đang là sở trường của GS Ngô Bảo Châu. Thế nhưng, từ khi giành giải thưởng danh giá, thì GS Ngô Bảo Châu lại cũng nhiều lần có những phát ngôn “sốc”, gây thất vọng cho nhiều người được lắng nghe. Thật buồn khi những phát ngôn thiếu suy nghĩ ấy lại được nói ra bởi một “bộ óc” đã có lúc được coi là “đỉnh cao của toán học”. Vậy phải chăng đó là những điểm còn thiếu sót ở GS Ngô Bảo Châu?
Nếu thật sự đó là những thiếu sót ở GS Ngô Bảo Châu thì đó sẽ là những thiếu sót trầm trọng và khó chấp nhận. Điều khó chấp nhận trước hết là bởi GS Ngô Bảo Châu là một người được học hành bài bản, có trình độ, được tiếp xúc và làm việc trong những môi trường chuyên nghiệp. Vì thế, trong suy nghĩ và hành động của những người được đào tạo như vậy cũng phải mang tính chuyên nghiệp, khoa học và phải có văn hóa, có cội nguồn. Thế nhưng, hãy nhìn nhận lại cả trong suy nghĩ lẫn hành động của GS Ngô Bảo Châu chúng ta sẽ thấy rõ điều ngược lại. Trước đây, khi có làn phát ngôn liên quan đến các em học sinh nghèo thì GS Ngô Bảo Câu đã gọi các em là “lũ thú hoan”. Phải chăng, khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây, môi trường làm việc phương Tây thì vốn từ vựng của GS đã vơi hết? Và phải chăng, văn hóa ứng xử cũng là một điều còn thiếu ở GS Ngô Bảo Châu?
Thực ra, lời nói chỉ là biểu hiện bề ngoài của những suy nghĩ bên trong. Lời nói cũng là một dạng cụ thể của suy nghĩ. Tuy rằng, khôn phải cứ lời nói thế nào thì suy nghĩ bên trong là như vậy. Nhưng về cơ bản, lời nói và hành động đều phản ảnh suy nghĩ và bản chất bên trong của mỗi con người. Thế nên, có lẽ chăng điều còn thiếu ở GS Ngô Bảo Châu còn là thiếu suy nghĩ, thiếu động não?
Cụ thể là, mới đây, trong một tâm trạng đăng trên Facebook cá nhân của mình, GS đã phát ngôn rằng “Có quý mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”. Rõ ràng, GS Ngô Bảo Châu không phải là người am hiểu về kiến thức Phật giáo. Và đáng buồn hơn là GS đang tỏ ra là một người không hề am hiểu về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam; cũng như GS Ngô Bảo Châu không hề hiểu về văn hóa, đạo đức…của người Việt Nam. Thậm chí, lời “tâm sự” ấy còn cho thấy GS đang tự phủ nhận chính trình độ nhận thức của mình trong con mắt của những người đã từng biết đến GS Ngô Bảo Châu.
Có lẽ, đã đến lúc GS Ngô Bảo Châu phải nhìn nhận lại những điều còn thiếu sót của bản thân mình để sửa đổi. Đó là cách duy nhất để GS Ngô Bảo Châu không tự đánh mất uy tín và hình ảnh của chính mình trong con mắt của những người đã từng yêu mến GS Ngô Bảo Châu.

No comments:

Post a Comment