Chân dung Giám mục Chính tòa Giáo phận Xuân Lộc Đinh Đức Đạo (Nguồn: Internet).
Như đã nói ở bài viết trước,
chỉ 03 ngày sau khi đăng quang trên cương vị Giám mục chính tòa Giáo
phận Xuân Lộc (một Giáo phận có số dân lớn nhất trong 26 Giáo phận đạo
Công giáo đóng chân trên đất nước Việt Nam), trong bức thư đầu tiên gửi
cộng đồng dân chúa Giáo phận Xuân Lộc, Giám mục Đinh Đức Đạo đã "mời
gọi anh chị em tích cực tham gia cuộc bầu cử; xem xét chọn lựa những
đại biểu có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực phục vụ lợi ích nhân
dân. Tôi hi vọng với ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, anh chị
em sẽ hoàn thành tốt việc bầu cử này".
Và
cứ ngỡ rằng, bức thư của Giám mục Đạo sẽ được cộng đồng dân chúa trong
và ngoài Giáo phận Xuân Lộc đón nhận một cách nhiệt thành bởi dù sao đi
nữa thì bên cạnh là trách nhiệm với giáo hội thì mỗi tín hữu đạo Công
giáo (chức sắc hay giáo dân) đều là công dân của đất nước Việt Nam/ tham
gia bầu cử sắp tới là một trong các nghĩa vụ của công dân. Vậy nhưng,
qua theo dõi thì đã xuất hiện những tiếng phản đối nội dung thư kêu gọi
tham gia bầu cử của Giám mục Đạo.
Vũ Hoàng Trương (một tín hữu đạo Công giáo tự nhận là "Người con của Địa phận Xuân Lộc") trong một bài viết có tên "VÀI
TRĂN TRỞ QUA LÁ THƯ ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC TÂN GIÁM MỤC XUÂN LỘC GỞI ĐẾN CHO
TOÀN TÍN HỮU TRONG ĐỊA PHẬN" đăng trên FB cá nhân có thể xem là một
trong số những sự lên tiếng có tính phản đối. Để làm rõ hơn sự sự bất
hợp lý trong nội dung bài viết cũng như nhìn rõ hơn chân tướng của những
kẻ lên tiếng phản đối lá thư về bầu cử của Giám mục Đinh Đức Đạo, người
viết xin được nói đôi điều về bài viết phản đối của tác giả này!
Trong việc ra thư kêu gọi bầu cử gửi tới cộng đồng dân chúa trong Giáo phận, Giám mục Đạo có thể đã không nhắc tới chương trình, dự định sẽ thực hiện trong thời gian tới nhưng xem chừng vị Giám mục này có cái lí của ông khi chọn việc ra thư kêu gọi bầu cử thay vì chọn một nội dung thuần túy tôn giáo khác. Theo đó, dù mới đăng quang Giám mục nhưng Giám mục Đạo đã bước sang tuổi 71 (Giám mục Đạo sinh năm 1945) và theo luật của Tòa thánh thì một Giám mục sẽ phải nghỉ hưu ở tuổi 75 trừ những trường hợp đặc biệt. Như thế, nếu không có gì thay đổi thì Giám mục Đạo sẽ tại vị trên cương vị Giám mục chính tòa Giáo phận Xuân Lộc trong 04 năm tới trước khi nghỉ hưu. Trong khi đó, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV sắp sửa tiến hành bầu cử sẽ diễn ra trong 05 năm. Và để có thể đưa giáo phận Xuân Lộc phát triển, đi lên dưới dưới thời của mình thì việc chọn lựa những đại biểu dân cử thực sự có tâm, tài, tầm là điều hết sức cần thiết bởi nó sẽ là một nhân tố đảm bảo xã hội và giáo hội phát triển đúng hướng. Cho nên, đây cũng là một lời giải thích tại sao tân Giám mục Đinh Đức Đạo lại ra thư kêu gọi bầu cử trong ngày đầu tiên đảm trách cương vị Giám mục Giáo phận Xuân Lộc.
Ở đây đồng tình rằng, có thể nội dung trong chương IV của Hiến Chế Vui Mừng Và Hy Vọng với chủ đề: “Đời sống cộng đoàn chính trị” số 73 khuyến khích “Người kitô hữu cần ý thức mãnh liệt hơn về phẩm giá con người, ngày nay (tức là từ năm 1965) tại nhiều nước trên thế giới, người ta cố gắng thiết lập một thể chế chính trị pháp lý để bảo vệ hữu hiệu hơn quyền lợi cá nhân trong đời sống công cộng, như quyền tự do hội họp, tự do lập hội, tự do phát biểu ý kiến và tự do tuyên xưng tín ngưỡng cách riêng tư hoặc công khai”. Hiến chế này cũng khuyến khích các tín hữu hãy quan tâm bảo vệ quyền lợi của dân tộc mình khi tuyên bố: “phải lên án bất cứ thể chế chính trị nào nếu nó ngăn cản quyền tự do công dân, nếu nó gia tăng con số nạn nhân của tham lam và của tội ác chính trị, nếu nó làm cho việc cai trị đi lệch đường, thay vì mưu cầu cho công ích lại phục vụ cho một tập đoàn hay chính những người cầm quyền.”
Ngoài ra, họ cũng dạy rằng: "Đối phó với chủ nghĩa cộng sản vô thần, Công đồng khuyên các tín hữu cần có thái độ như sau: “Giáo hội không thể không tiếp tục phi bác với nỗi đau buồn và với tất cả sự cương quyết, như đã từng phi bác chủ thuyết vô thần và những hành động đi ngược lại lý trí và kinh nghiệm chung của con người cũng như làm cho con người mất đi sự cao cả bẩm sinh của mình” (VMHV, 21)".
***
Ra văn thư đầu tiên về kêu gọi bầu cử, Giám mục Đinh Đức Đạo muốn nói gì?Vào đầu bài viết, Trương đã nhấn mạnh việc: "Đúng 3 ngày sau đó, tức ngày hôm nay (10.05), Tân Giám mục Xuân Lộc ra bức thư “mục vụ” đầu tiên gởi đến cho các linh mục, tu sĩ nam nữ, các chủng sinh và toàn thể tín hữu trong giáo phận của ngài". Theo cách diễn đạt của Trương thì vị Tân Giám mục Giáo phận Xuân Lộc này đã có phần ưu ái cho một công việc mà không liên quan nhiều lắm tới giáo hội, không trực tiếp ảnh hưởng tới tiến trình phát triển của Giáo hội. Và có lẽ không quá khó để luận suy những suy nghĩ trong đầu của Trương khi nhắc đến điều này nhưng xin chỉ xin lưu ý rằng, một Giám mục chân chính, một người thực hành và hành xử theo lời Chúa đích thực sẽ không bao giờ nặng nề trong chuyện lúc nào cũng phải vun vén cho giáo hội mà không quan tâm tới xã hội.
Trong việc ra thư kêu gọi bầu cử gửi tới cộng đồng dân chúa trong Giáo phận, Giám mục Đạo có thể đã không nhắc tới chương trình, dự định sẽ thực hiện trong thời gian tới nhưng xem chừng vị Giám mục này có cái lí của ông khi chọn việc ra thư kêu gọi bầu cử thay vì chọn một nội dung thuần túy tôn giáo khác. Theo đó, dù mới đăng quang Giám mục nhưng Giám mục Đạo đã bước sang tuổi 71 (Giám mục Đạo sinh năm 1945) và theo luật của Tòa thánh thì một Giám mục sẽ phải nghỉ hưu ở tuổi 75 trừ những trường hợp đặc biệt. Như thế, nếu không có gì thay đổi thì Giám mục Đạo sẽ tại vị trên cương vị Giám mục chính tòa Giáo phận Xuân Lộc trong 04 năm tới trước khi nghỉ hưu. Trong khi đó, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV sắp sửa tiến hành bầu cử sẽ diễn ra trong 05 năm. Và để có thể đưa giáo phận Xuân Lộc phát triển, đi lên dưới dưới thời của mình thì việc chọn lựa những đại biểu dân cử thực sự có tâm, tài, tầm là điều hết sức cần thiết bởi nó sẽ là một nhân tố đảm bảo xã hội và giáo hội phát triển đúng hướng. Cho nên, đây cũng là một lời giải thích tại sao tân Giám mục Đinh Đức Đạo lại ra thư kêu gọi bầu cử trong ngày đầu tiên đảm trách cương vị Giám mục Giáo phận Xuân Lộc.
Nên tiếp cận như thế nào đối với Hiến chế vui mừng và hi vọng của Giáo hội Công giáo hoàn vũ?Tác giả bài viết cũng chỉ ra sự chưa đầy đủ trong việc trích dân giáo huấn của Công Đồng Vatican II trong Hiến Chế Vui Mừng Và Hy Vọng (VMHV) số 75 trong thư kêu gọi của Tân Giám mục Đạo khi cho rằng: "Ngài còn khuyến khích các tín hữu hãy đọc giáo huấn của Công Đồng trong Hiến Chế VMHV để hiểu thêm về sứ mạng của người kitô hữu trong hoạt động chính trị và xã hội" nhưng lại không trích dẫn các nội dung được thể hiện trong đó.
Ở đây đồng tình rằng, có thể nội dung trong chương IV của Hiến Chế Vui Mừng Và Hy Vọng với chủ đề: “Đời sống cộng đoàn chính trị” số 73 khuyến khích “Người kitô hữu cần ý thức mãnh liệt hơn về phẩm giá con người, ngày nay (tức là từ năm 1965) tại nhiều nước trên thế giới, người ta cố gắng thiết lập một thể chế chính trị pháp lý để bảo vệ hữu hiệu hơn quyền lợi cá nhân trong đời sống công cộng, như quyền tự do hội họp, tự do lập hội, tự do phát biểu ý kiến và tự do tuyên xưng tín ngưỡng cách riêng tư hoặc công khai”. Hiến chế này cũng khuyến khích các tín hữu hãy quan tâm bảo vệ quyền lợi của dân tộc mình khi tuyên bố: “phải lên án bất cứ thể chế chính trị nào nếu nó ngăn cản quyền tự do công dân, nếu nó gia tăng con số nạn nhân của tham lam và của tội ác chính trị, nếu nó làm cho việc cai trị đi lệch đường, thay vì mưu cầu cho công ích lại phục vụ cho một tập đoàn hay chính những người cầm quyền.”
Ngoài ra, họ cũng dạy rằng: "Đối phó với chủ nghĩa cộng sản vô thần, Công đồng khuyên các tín hữu cần có thái độ như sau: “Giáo hội không thể không tiếp tục phi bác với nỗi đau buồn và với tất cả sự cương quyết, như đã từng phi bác chủ thuyết vô thần và những hành động đi ngược lại lý trí và kinh nghiệm chung của con người cũng như làm cho con người mất đi sự cao cả bẩm sinh của mình” (VMHV, 21)".
Tuy nhiên, có một thực tế mà chúng ta sẽ phải thừa nhận khi tiếp xúc đầy đủ các nội dung trong Hiến chế Vui mừng và Hi Vọng của Giáo hội Công giáo hoàn vũ, đó chính là nội dung Hiến chế đã tiếp thu trọn vẹn sự mâu thuẫn, đối kháng giữa một thực thể hữu thần (đạo Công giáo) và một thực thể vô thần (thể chế chính trị của nước CHXHCN Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo). Và với tâm lý lo sợ vô thần sẽ làm ảnh hưởng, thậm chí sẽ khiến các thực thể hữu thần (đạo Công giáo) mất đi nên các nhà kinh điển, những lãnh tụ tinh thần của tôn giáo này đã nêu lên luận thuyết đó. Hay nói cách khác, các nội dung trong Hiến chế Vui mừng và hi vọng đơn thuần chỉ thể hiện sự lo sợ và cách hóa giải lo sợ trong não trạng của người Công giáo nói chung!
Từ cách hiểu này thì câu hỏi đặt ra là có phải bao giờ các đấng thiêng liêng, tối cao trong quá trình thực hiện sứ mệnh thừa tác viên của Chúa cũng thể hiện 100% các nội dung như thế? Và liệu nếu thể hiện cùng lúc những điều được nói đến thì có mâu thuẫn gì không? và nếu có chồng chéo, mâu thuẫn nhau thì tin chắc rằng, dù có nói nhiều lần đi nữa thì xem chừng các nội dung trong Hiến chế sẽ không thể nào đi vào tiềm thức của các tín hữu chứ chưa nói đến việc họ thực hiện! Cho nên, để các nội dung không trở nên thống nhất thì đòi hỏi các đấng chủ chăn không chỉ trích dẫn đúng mà còn phải vận dụng phù hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể!
Và chúng ta thử nghĩ xem nếu những nội dung được Vũ Hoàng Trương nêu ra trong Hiến chế trong chương IV của Hiến Chế Vui Mừng Và Hy Vọng với chủ đề: “Đời sống cộng đoàn chính trị” số 73 cũng xuất hiện trong thư kêu gọi bầu cử của tân Giám mục Đinh Đức Đạo thì sẽ ra sao? Có thể khi đó bức thư của Giám mục Đạo là bức thư kêu gọi tẩy chay bầu cử chứ không phải là hưởng ứng và tham gia bầu cử!
Chính vì vậy, việc chỉ dừng lại ở việc trích dẫn giáo huấn của Công Đồng Vatican II trong Hiến Chế Vui Mừng Và Hy Vọng (VMHV) số 75 với lời nhắc nhở mọi tín hữu phải: “Mọi công dân phải nhớ tới quyền lợi và đồng thời là bổn phận của họ trong việc sử dụng tự do lá phiếu của mình để mưu cầu công ích. Giáo Hội ca ngợi và quý trọng việc làm của những người vì lợi ích quốc gia mà dấn thân phục vụ con người cùng nhận lãnh gánh nặng và tránh nhiệm này" cũng chính là thể hiện sự vận dụng linh hoạt các huấn từ, sứ điệp từ bề trên của Giám mục Đạo. Việc chỉ mời gọi các tín hữu hãy đọc giáo huấn của Công Đồng trong Hiến Chế VMHV để hiểu thêm về sứ mạng của người kitô hữu trong hoạt động chính trị và xã hội" mà không trích dẫn lại vì thế có chăng chỉ thể hiện sự đầy đủ và tôn trọng tính nguyên bản của các huấn từ trong Hiến chế vui mừng và hi vọng của vị tân chủ chăn này!
(Còn nữa)
No comments:
Post a Comment