2016/05/25

Đâu là lực cản trong mối quan hệ VIệt - Mỹ?

Chiềng Chạ
Trong bài phát biểu trước 4000 khách mời là sinh viên trí thức Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội, trong rất nhiều nội dung được đề cập, người đứng đầu Nhà Trắng - Tổng thống B. Obama đã nhắc lại câu nói của Thượng nghị sỹ John McCain khi diện kiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Hai nước chúng ta không nên là kẻ thù mà phải là bạn". Tổng thống Mỹ B. Obama cũng nên quan điểm tiếp cận trong xây dựng mối quan hệ Việt - Mỹ chính là tinh thần lắng nghe lẫn nhau bởi như bản thân nước Mỹ hùng cường là thế, giàu mạnh là thế những vẫn còn không ít những vấn đề chưa thực sự hoàn hảo, cần được giải quyết. 
Mối quan hệ Việt - Mỹ được bình thường hóa từ năm 1995 và cho tới nay dù đã hai thập kỷ qua đi những chưa thể nói có những dấu ấn gì đặc biệt và đáng kể. Nguyên nhân kìm hãm và khiến cho mối quan hệ của hai bên chưa thực sự bứt phá tất nhiên không khó để chỉ ra. Bên cạnh sự mặc cảm của hai quốc gia từng là cựu thù, từng xem nhau là kẻ thù trong quá khứ đã khiến cho những cái đầu chưa thể bỏ qua sự cảnh giác hay thoải mái trong quá trình hợp tác và làm việc với nhau thì ý chí và hành động của một bộ phận người đến từ hai nước cũng là một nguyên nhân không thể nói là không quan trọng trong câu chuyện đang được đề cập. 
Và xin thưa rằng, bộ phận người này đến từ nhiều giai tầng trong xã hội Mỹ và Việt Nam. Đó có thể là một ông thượng nghị sỹ, một dân biểu đến từ Mỹ mang nặng tinh thần hiếu chiến và luôn xem sự thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam là một nỗi nhục mà họ được ký thác sự mệnh phải hóa giải... Đó cũng có thể là một luật sư, một ký giả hoặc thậm chí là một người từng được ăn học, lớn lên trong xã hội Việt Nam sau năm 1975... 
Điểm chung lớn nhất của họ chính là chưa bao giờ mong muốn sự hòa hợp giữa hai dân tộc và với một não trạng như thế nên thay vì giúp các nhà chức trách hai bên thúc đẩy sự tương đồng, hạn chế tới mức tối đa những dị biệt thì họ lại làm điều ngược lại. 
Rất nhiều các dự luật nhân quyền, tự do tôn giáo, các cuộc trừng phạt kinh tế trong quá khứ mà lưỡng viện Quốc hội (Thượng viện và Hạ viện) Mỹ nhằm vào Việt Nam đơn thuần chỉ là sản phẩm của nhóm người này từ hai bên. Và những ai quan tâm tới các hoạt động trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Mỹ tới Việt Nam hẳn đã thấy đã có rất nhiều bức thư của các nghị sỹ, dân biểu từ Mỹ (tất nhiên có cả những lá thư của đám người Việt chống cộng tại đây) được gửi tới Tổng thống B. Obama với những lời đề nghị mà xin thưa rằng, nếu thực hiện theo thì đã không có chuyện Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và cam kết "Việt Nam sẽ có những vũ khí cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia" trong chuyến thăm vừa qua. 
Thượng nghị sỹ John Cornyn (Nguồn: http://vn.sputniknews.com). 
Mới đây nhất, theo thông tin từ trang tin http://vn.sputniknews.com, trong ngày thứ 02 (23/05/2016) chuyến thăm của tổng thống Obama tới Việt Nam "Thượng nghị sĩ John Cornyn thuộc đảng Cộng hòa lần thứ hai đã đề xuất sửa đổi Luật Quốc phòng, trong đó xem xét các biện pháp trừng phạt mới đối với Việt Nam". Thông tin cũng cho biết thêm: "Ông Cornyn đã công bố ý định sửa đổi Luật ngay trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama", "Ông ta đã đề xuất biện pháp trừng phạt chống Việt Nambằng một dự luật riêng. Bây giờ thượng nghị sĩ đưa dự luật trở thành một điều khoản sửa đổi trong Luật Quốc phòng, bộ luật sẽ được đưa ra thảo luận trong tuần này". 
Hiểu như thế để thấy rằng, đã có một sự tiếp cận rất mới mẻ và tiến bộ trong quan điểm của người đứng đầu Nhà Trắng trong nhìn nhận một số vấn đề được xem là lực cản trong mối quan hệ Việt - Mỹ. Việc cùng theo đuổi mục tiêu kép trong mối quan hệ với Việt Nam đã khiến người Mỹ không thể vượt quá khỏi lằn ranh giới và những mặc cảm được đã có trong quá khứ. Và việc cởi bỏ nó hoặc lựa chọn một trong 02 mục tiêu (hoặc là phát triển hoặc là nhân quyền) đang trở thành một yêu cầu hàng đầu nếu Mỹ không muốn Việt Nam mãi chỉ là một đối tác tiềm năng của mình trong thời gian tới. 
Những ai theo dõi nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng thống B. Obama hẳn đều thấy, một trong những ưu tiên hàng đầu của Mỹ là thiết lập sự ảnh hưởng lên Châu Á và chuyển trục trọng tâm chiến lược sang Châu Á thay vì Châu Âu hay Châu Mỹ như trong nhiệm kỳ thứ nhất đã được Nhà Trắng khởi động một cách ráo riết. Đây cũng là một phần trong chiến lược kiềm tỏa sự lớn mạnh của một kình địch khác và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng giống như mối quan hệ với Việt Nam, quá trình xác lập ảnh hưởng tại Châu Á nói chung, Đông Nam Á nói riêng vẫn còn rất khiêm tốn; trong khi đó, với vị trí địa lý gần gũi và các lợi thế từ trong quá khứ đã giúp cho Trung Quốc tạo dựng được những thứ mà người Mỹ muốn. 
Và ở đây không quá khó để nhận ra rằng, có một sự loay hoay nhất định của người Mỹ trong tìm lối thoát trong bối cảnh hiện tại khi mà còn hơn 1 năm nửa nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng thống B. Obama sẽ kết thúc; tất nhiên, vị Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ này không muốn nhiệm kỳ thứ 2 của mình kết thúc trong dang dở và mục tiêu lớn nhất của mình vẫn dậm chân tại chỗ! Chính vì vậy, thay đổi trong tư duy, cách tiếp cận song phương đang được người Mỹ và cá nhân ông B. Obama xem như cứu cánh để vớt vát những gì trong thời gian còn lại. 
Và dù chưa thực sự rõ ràng nhưng đó có thể là sự cáo chung cho những kẻ xem Mỹ là nơi bảo trợ cho các hoạt động chống đối từ trong nước!

No comments:

Post a Comment