2016/04/07

Trả Lời Một Câu Hỏi Hiền tài hay Việt gian ?


Nguyễn Mạnh Quang



LTS: Nhân gần đây có vài bài báo bàn tán về nhân vật Trương Vĩnh Ký, chúng tôi xin trích đăng lại loạt bài đã đăng từ năm 2009. Kẻ thì tiếp tục ca ngợi Petrus Ký như từ thời Pháp thuộc cho đến về sau, nhưng có nhiều người đã tiếp cận được sử liệu, và nhận định giá trị con người lịch sử này đúng như các tài liệu vô tư đã mô tả thực chất về ông. Trong bài, tác giả Nguyễn Mạnh Quang thường dùng cụm từ Liên Minh Pháp – Vatican, một cụm mà bạn đọc có thể nghe lạ tai, chỉ vì chưa được nghe nói thường xuyên. Thiết nghĩ cụm từ đó cũng đã mang chung số phận với những dữ liệu thường bị che lấp hàng thê kỷ trước cho đến nay. Lý do quan trọng hơn cả là vì Vatican luôn luôn đứng trong lớp áo tôn giáo, cầm trong tay một cây trượng quyền lực vô hình mà chẳng ai thắc mắc. Vậy xin bạn đọc làm quen với cụm từ Liên Minh Pháp – Vatican qua những chứng cớ mà tác giả trình bày trong các tác phẩm của ông. Xin kính mời (SH).

Đây là lá thư (1) gửi quí vị cựu giáo sư và học sinh
Trường Kiểu Mẫu Thủ Đức

Tacoma ngày 6 tháng 5 năm 2009
Thưa quý vị giáo sư,
Cùng các em hoc sinh KMTĐ,
Sáng ngày 6/5/2009, em QBH có gửi đến quý vị và các em một điện thư qua đia chỉ k.... com trong đó em có nêu lên mấy thắc mắc và nhờ tôi giải thích. Dưới đây là mấy đoạn văn trong điện thư:
“... Trời mẹ ! Dạ lần đầu tiên em nghe một trí thức khoa bảng là giáo sư tiến sĩ Trần Chung Ngọc DÁM gọi DANH NHÂN VIỆT NAM , bậc tiên hiền của Giáo Dục Việt Nam là NGUYỄN TRƯỜNG TỘ và PÉTRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ là "Việt gian", dạ đứa học trò Quách thiệt là ngứa nách ! Việt Cộng còn chưa dám chửi Nguyễn Trường Tộ nha ? Việt Cộng chỉ dám đổi tên trường Pétrus Ký , đổi tên đường Pétrus Ký thành Lê Hồng Phong thôi hà . Còn cụ Phan Thanh Giản thì Việt Cộng đã "xét lại" gồi nha !
Thầy Nguyễn Mạnh Quang vui lòng giảng cho em về lịch sử "Công giáo có công đào tạo Việt gian" Nguyễn Trường Tộ và Trương Vĩnh Ký đi ? A , em biết có trường Trần Lục nữa ? Cám ơn KỲ CÔNG ĐÀO TẠO HIỀN TÀI của CÔNG GIÁO ! ...”
Và sau đây là phần trình bày của tôi để làm sáng tỏ những thắc mắc trên đây của em QBH


Trường trung học Petrus Trương Vĩnh Ký
Trước khi trả lời câu hỏi của em QBH, thiết tưởng cũng nên trình bày những vấn đề liên hệ để đưa đến thắc mắc trên. Yếu tố quan trọng nhất là bối cảnh sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại trong đó có thời Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đô hộ (1885-1945), thời Kháng Chiến (1945-1954) giành độc lập và thời Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican thống trị miền Nam Việt Nam (1954-1975). Xin giới hạn, chỉ đề cập đến các chính quyền đã có chính sách giáo dục đưa đến các thắc mắc của em QBH nêu lên trong điện thư trên đây mà thôi.

I.- TỪ BỐI CẢNH LỊCH SỬ…
Nước ta bị Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican thống trị trên toàn lãnh thổ trong thời gian 1885-1954 và riêng miền Nam Việt Nam lại bị Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican thống trị thêm một thời gian từ năm 1954 đến năm 1975. Trong những khoảng thời gian trên đây, chính sách giáo duc ở Việt Nam, đặc biệt là môn Sử và Công Dân đều bị chính quyền Bảo Hộ (Pháp hay Mỹ), trong đó Nhà Thờ Vatican là chủ lực, khống chế và kiểm soát chặt chẽ. Họ bưng bít những gì có thể bưng bít được và xuyên tạc hay bóp méo những gì không thể hay không cần phải bưng bít hay che giấu.
A.- Những sự kiện lịch sử bị bưng bít:
Bằng chứng cho hành động bưng bít hay che giấu này của họ là:
Thứ nhất, việc một ông linh mục trong thời chính quyền Ngô Đình Diệm yêu cầu Nhà Nước phải “tịch thu và cấm bán” bộ sách “Lịch Sử Thế Giới” do hai ông Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang biên soạn, xuất bản vào năm 1956. Sự kiên này được tác giả Nguyễn Hiến Lê kể lại rằng:
Một chuyện đáng ghi là vì bộ đó mà năm 1956 (chúng tôi) bị một độc giả ở Cần Thơ mạt sát là “đầu óc đầy rác rưởi” chỉ vì chúng tôi nhắc qua đến thuyết của Darwin về nguồn gốc loài người. Chẳng cần nói ai cũng biết độc giả đó là một tín đồ tín đồ Công Giáo.
Sau, một linh mục ở Trung yêu cầu bộ giáo dục cấm bán và tịch thu hết bộ vì trong cuốn II viết về thời Trung Cổ, có nói đến sự bê bối của một vài giáo hoàng. Bộ phái một viên bí thư có bằng cấp cử nhân tiếp xúc với tôi. Ông này nhã nhặn, khen tôi viết sử có nhiệt tâm, cho nên đọc hấp dẫn như đọc bộ sử Pháp của Michelet; rồi nhận rằng sách của tôi được Bộ Thông Tin cho phép in, lại nạp bản rồi, thì không có lý gì tịch thu, chỉ có thể ra thông cáo cho các trường đừng dùng thôi, cho nên ông ta chỉ yêu cầu tôi bôi đen vài hàng trên hai bản để ông ta đem về nộp bộ, bộ sẽ trả lời linh mục nào đó, còn bán thì cứ bán, không ngại gì cả. Tôi chiều lòng ông ta….
Hồi đó, bộ lịch sử của tôi chỉ còn một số ít. Tôi hỏi các nhà phát hành, được biết có lệnh cấm các trường ngoài Trung dùng nó, trong Nam thì không. Chỉ ít tháng sau bộ đó bán hết. Tôi không tái bản.
Một hôm bà láng giềng cho tôi hay: ”Ít lâu nay tôi thấy ngày nào cũng có một hai người ngồi ở quán cà phê bên kia đường nhìn về phía nhà thầy và nhà tôi, như rình cái gì. Hôm qua, một người vào nhà tôi hỏi: “Ông Lê ở nhà bên lúc này đi đâu mà không thấy?” Tôi đáp: “Ông ấy đau, nằm ở trong phòng, chứ đi đâu? Thầy cứ vô hỏi. Rồi họ đi.” Vậy là mật vụ rình tôi mà tôi không biết.” [1]
Thứ hai, chính quyền miền Nam (lẽ dĩ nhiên có Giáo Hội LM đứng sau) đòi mua hết cuốn "Đảng Cần Lao" của tác giả "Chu Bằng Lĩnh" (Mặc Thu) được nhà xuất bản Đồng Nai in và phát hành vào năm 1971. Nếu không chấp nhận thì họ đe dọa sẽ thủ tiêu tác giả.
"Theo thân hữu của nhà văn Mặc Thu cho biết, khi tác phẩm in xong, có một người đến gặp tác giả ra điều kiện mua hết số sách đã in với giá 1 triệu đồng bạc Việt Nam và không được in tiếp. Nếu không chấp nhận, họ đe dọa sẽ thủ tiêu tác giả. Sau đó, tác giả tìm hiểu thì được biết số tiền 1 triệu đồng là của ông Trương Vĩnh Lễ, cựu chủ tịch quốc hội bỏ ra, và số người thi hành là của ông Cao Xuân Vỹ. Do đó, tác phẩm Đảng Cần Lao không đến tay quí vị đọc giả là do áp lực kể trên. Nhưng may mắn trước đó tác giả đã tiên đóan là sẽ có chuyện xảy ra, nên đã cất giấu được một số đem tặng thân hữu và đưa vào tòa đại sứ Mỹ được vài quyển." [Chu Bằng Lĩnh, Đảng Cần Lao (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1993), tr. I]
Còn nhiều sự kiện lịch sử khác cũng bị bưng bít như vậy. Xin kể thêm một số những sự kiện:
1.- Việc Giáo Hội La Mã chủ trương đánh chiếm Việt Nam. Chủ trương này nằm trong chính sách chung của Giáo Hội qua việc ban hành Sắc Chỉ Romanus Pontifex vào ngày 8 tháng 1 năm 1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas (1447-1455). Nội dung của sắc chỉ này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại trong sách “Thập Giá và Lưỡi Gươm” như sau:
"...., quyền lợi của Bồ Đào Nha đã được phân định rõ ràng trong sắc chỉ "Romanus Pontifex" do Đức (Giáo Hoàng) Nicholas V (1447-1455) ra ngày 8 tháng Giêng năm 1454. Theo quyền lực Chúa ban và quyền lực của Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng ban cho triều đình Lisbon (Bồ Đào Nha) "toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasins (tức người Ả Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn."  [2]
Ngoài ra, cũng trong thế kỷ 15, Tòa Thánh Vatican còn ban hành nhiều thánh lệnh hay sắc chỉ khác với nội dung tương tự như Sắc Chỉ Sắc Chỉ Romanus Pontifex trên đây. Tất cả các sắc chỉ hay thánh lệnh này đã được sử gia Vũ Ngự Chiêu dưới bút hiệu là Nguyên Vũ ghi rõ nơi các trang 389-392 trong cuốn “Ngàn Năm Soi Mặt." [3]
2.- Việc Tòa Thánh Vatican đã ba lần gửi người đến kinh thành Paris uốn lưỡi Tô Tần vận động chính quyền Pháp liên kết với Giáo Hội xuất quân đánh chiếm Việt Nam để làm thuộc địa, cùng thống trị, cùng cướp đọat tài nguyên của đất nước ta, cùng nô lệ hóa dân ta và cùng chia nhau lợi nhuận. Xin xem Chương 5 trong tập sách “Tâm Thư Gửi Chính Quyền Việt Nam” hiện nay. Chương sách này đã được đưa lên sachhiem.net từ ngày 29/3/2009.
3.- Việc Giáo Hội liên kết chặt chẽ với Pháp trong việc đánh chiếm và thống trị Việt Nam từ năm 1858 cho đến mùa thu năm 1954.
4.- Sự hiện diện của các nhà truyền giáo và tu sĩ Công Giáo (xin được gọi tắt là Ca-tô, do chữ Catholics đã trở nên phổ thông ở hải ngoại) trong đoàn quân viễn chinh Pháp với nhiệm vụ dẫn đường đưa lối cho đoàn quân xâm lăng này trong các chiến dịch tấn chiếm Việt Nam từ năm 1858 cho đến khi Hiệp Ước Giáp Thân 1884 ra đời.
5.- Vai trò các tín đồ Ca-tô được Giáo Hội đưa đến chủng viện Pénang ở Mã Lai để huấn luyện về kỹ thuật chống phá tổ quốc Việt Nam rồi được đưa về Việt Nam phục vụ cho Liên Minh Pháp – Vatican, làm các công việc thông ngôn, chỉ điểm, đưa đường dẫn lỗi, dịch thuật các tài liệu trong bộ máy tuyên truyền và bộ máy đàn áp cho Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatican, hoặc là trong các chiến dịch tấn công các cứ điểm phòng thủ của quân dân ta cũng như trong các chiến dịch tấn công và tiêu diệt các lực lượng nghĩa quân kháng chiến Việt Nam trong suốt thời kỳ từ năm 1958 cho đến 1945. Trong số những tên Ca-tô Việt gian này có Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Nguyễn Trường Tộ, v.v…
6.- Việc đoàn ngũ hóa tín đồ Ca-tô trong các xóm đạo và tổ chức họ thành những đạo quân thứ 5 nằm tiềm phục tại địa phương chờ nhận lệnh của các đấng bề trên để nổi lên tiếp ứng vào khi Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatican tiến đến tấn công một vị trí nào đó ở các vùng gần bên.
7.- Vai trò của Linh-mục Trần Lục dẫn 5 ngàn giáo dân Phát Diệm có võ trang đi tiếp viện cho đoàn quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Trung-tá Metzinger và Đại Úy Joffre trong chiến dịch tấn công và tiêu diệt lực lượng nghĩa quân kháng chiến tại Chiến Lũy Ba Đình (Thanh Hóa) dưới quyền chỉ huy của cụ Đinh Công Tráng vào những năm năm 1886 và 1887.
8.- Vai trò của tên Việt gian Ngô Đình Khả (phụ thân của Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Luyện) cùng với Nguyễn Thân trong chiến dịch tấn công và tiêu diệt căn cứ nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta dưới quyền chỉ huy của nhà ái quốc Phan Đình Phùng. Ngô Đình Khả và Nguyễn Thân là hai người chủ động trong việc đào mả cụ Phan Đình Phùng lấy hài cốt đem đốt thành tro, lấy tro trộn với thuốc súng, rồi bắn xuống sông Lam Giang để trả thù cho những chiến dịch “Bình Tây Sát Tả” của nghĩa quân ta trước đó. Cái truyền thống đào mả kẻ thù những người đã chết để trả thù là của đạo Ca-tô đã có ở Âu Châu từ thời Trung Cổ [4]
9.- Việc tên Ca-tô Việt gian Ngô Đình Khả được Liên Minh Thánh Pháp - Vatican gài vào triều đình Huế để theo dõi thái độ và hành động của ông vua gỗ Thành Thái rồi báo cáo với chính quyền bảo hộ.
10.- Việc Vatican và Pháp đồng thuận với nhau trong việc bổ nhậm cựu Linh-mục Thierry d’ Argenlieu (vừa là người của Giáo Hội La Mã, vừa là người của Pháp) nắm giữ chức vụ Cao Ủy Đông Dương từ ngày 17/8/1945 cho đến ngày 15/3/1947.
11.- Vai trò của Giáo Hội La Mã và giáo dân Việt Nam đã liên tục chống lại tổ quốc Việt Nam qua những hành động chiến đấu bên cạnh đoàn quân xâm lăng Pháp suốt trong thời Kháng Chiến Chống Pháp 1945-1954.
12.- Sự chuyển hướng mục tiêu tranh đấu của các lực lượng nghĩa quân kháng chiến Việt Nam (từ 1858 đến 1945) trong việc đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp-Vatican để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc. Trong sự chuyển hướng này, có mục nói về chủ trương loại bỏ chế độ quân chủ dưới mọi hình thức kể cả hình thức trung ương tập quyền lẫn hình thức quân chủ lập hiến. (Nếu đưa mục này vào trong chương trình sử ở bậc trung học, thì làm sao nhà cầm quyền miền Nam có thể giải thích được việc Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican chủ trương đưa ra “Giải Pháp Bảo Đại” để chống lại chính quyền Kháng Chiến dưới quyền lãnh đạo của Mặt Trận Việt Minh?)
13.- Những bài học về Hội Nghị Genève và Hiệp Định Genève 1954
14.- Những hành động của chính quyền Ngô Đình Diệm vi phạm điều khoản quy định việc tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào tháng 7/1956.

B.- Những sự kiện lịch sử bị diễn dịch lươn lẹo hay bị bóp méo hoặc bị xuyên tạc:
Ngoài ra, lại còn có rất nhiều sự kiện lịch sử đã bị cắt xén hay bị diễn dịch sai lạc (lươn lẹo) rồi mới được đưa vào chương trình học ở bậc trung học. Trước khi nói đến vấn đề này, thiết tưởng cũng nên biết tài nghệ bóp méo sự thật lịch sử của Giáo Hội La Mã. Nói về tài nghệ này của Nhà Thờ Vatican, học giả Ca-tô Phan Đình Diệm cũng là hội trưởng Học Hội Đức Giêsu Kitô Phục Sinh ghi nhận như sau:
Hàng ngàn năm, để bưng bít và che giấu 7 chương tội đối ngoại và một chương đối nội là tám, nghệ thuật tuyên truyền của Giáo Hội Roma phải nói là đã đạt đến chỗ cực kỳ ảo diệu, thiên biến vạn hóa, một nghệ thuật tuyên truyền thần thánh, một nghệ thuật tuyền truyền nhồi sọ tuyệt vời: Giáo Hội là Thánh, Giáo Hội là Mầu Nhiệm, Giáo Hội là Bí Tich, Giáo Hội là Hiền Thê của Đức Giê-su, Giáo Hội là Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền, Giáo Hội là Vương Quốc của Thiên Chúa… Giáo Hội tự nhận cho mình hết tất cả những khái niệm cao cả thánh thiện, vừa linh thiêng siêu hình, vừa hữu hình thế tục, chẳng bỏ sót một phạm trù nào! Ngoài nghệ thuật tuyên truyền, Giáo Hội vẫn phải xây “vạn lý trường thành đức tin” và buông bức “màn sắt thần học” lên đầu đàn chiên. Mỗi tòa giảng là một cái loa tuyên truyền, dựa vào khoa thần học phù phép, ảo thuật, (Giáo Hội) đã biến “núi tội thành con chuột”, “kẻ cướp (thành) thày tu” và “quỷ satan thành (người) có diện mạo ông thánh.”  [5]
Như đã nói ở trên, mục đích của việc làm bất chính này là làm cho học sinh không nhận ra có sự liên hệ khắng khít giữa những sự kiện đó với Giáo Hội hay tu sĩ hoặc tín đồ Ca-tô. Một trong những sự kiện này là chuyện Tòa Thánh Vatican  cấu kết với đế quốc thực dân Pháp để đưa ra Giải Pháp Bảo Đại với dã tâm bơi nguợc dòng lịch sử, phục hồi cái vương quyền lỗi thời của nhà Nguyễn để làm bức bình phong che đậy cho mưu đồ bất chính trong chính sách dùng người Việt đánh người Việt và dùng tín đồ Ca-tô để cai trị đại khối dân tộc thuộc tam giáo cổ truyền. Việc Vatican chủ trương đưa ra Giải Pháp Bảo Đại được sách sử ghi lại rõ ràng như sau:
"Ngày 28/12/1945: Huế:Tổng Giám Mục Antoni Drapier, đại diện Roma, tuyên bố: Gia đình Bảo Đại là gia đình thân Pháp bậc nhất trong dân chúng Việt Nam (la plus francophile de tous les annmites) và theo ý ông ta, nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3 (À mon avis, il serait avantageux pour le calm de rétablir le Roi comme chef régulier avant le 9 mars; DOM [aix], CP 125). Drapier cũng đưa ra giải pháp là có thể sau đó sẽ cho Bảo Long kế vị, và Nam Phương làm Giám Quốc [Phụ Chính] [6]
Tiếp theo đó, họ lại khua chiêng gióng trống tô vẽ cho ông vua gỗ này và bọn Việt gian bán nước cho Pháp và Vatican bằng những luận điệu bịp bợm với những cụm từ “chính quyền quốc gia”, “chính nghĩa quốc gia”, “người Việt quốc gia” chiến đấu dưới “lá cờ vàng ba sọc đỏ”, nhưng hết sức lúng túng, rồi từ đó gây ra những lúng túng tiếp theo như những chiếc vòng khoen móc nối với nhau trong một sợi giây chuyền:
1.- Lúng túng không thể giải thích được việc tái lập vương quyền cho nhà Nguyễn bằng cái gọi là “Giải Pháp Bảo Đại”. Đây là một hành động bơi ngược dòng lịch sử, nghĩa là đi ngược với trào lưu tiến hóa của phong trào đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican với bốn nhiệm vụ chính là:
a.- Giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc.
b.- Đập tan cái ách quân chủ phong kiến lỗi thời coi nhân dân như chó ngựa đã đè nặng lên đầu lên cổ dân tộc ta từ mấy ngàn năm qua bằng cách thiết lập chính quyền dân chủ tự do cho dân, vì dân và bởi dân.
c.- Thực hiện một cuộc cách mạng xã hội, xóa bỏ hết tất cả những bất công xã hội, xóa bỏ hết tất cả những tàn tích đế quốc, thực dân và phong kiến còn rớt lại.
d.- Thực hiện một cuộc cách mạng ruộng đất để đem lại công bằng về kinh tế cho người dân ở nông thôn và mang lại phúc lợi cho toàn dân theo đà tiến hóa của nhân loại.
2.- Lúng túng trong việc biện minh sao cho thuận lý về cái chính nghĩa khi họ khoác cho chính quyền bù nhìn Bảo Đại cái danh xưng "chính quyền quốc gia" và "chính nghĩa quốc gia".
3.- Lúng túng khi phải gọi những tên Việt gian vốn đã có thành tích làm tay sai cho Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp Vatican từ trước năm 1945 và trong thời Kháng Chiến 1945-1954 là "những người Việt quốc gia chân chính". Ai cũng biết rằng gọi những tên Việt gian này là “ những người Việt quốc gia chân chính” quả thật là không ổn.
Làm sao những tên Việt gian như Lê Văn Hoạch, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Văn Tâm, Phan Văn Giáo, Trần Văn Hữu, Lê Văn Viễn, v.v… lại có thể được gọi là những người quốc gia chân chính yêu nước tranh đấu cho quyền lợi tối thượng của dân tôc?
Làm sao những tên quan lại làm tay sai cho chính quyền bảo hộ Liên Minh Pháp Vatican trong thời kỳ từ trong thời 1885-1945 lại có thể được gọi là những người quốc gia chân chính yêu nước?
Làm sao có thể gọi những tên Việt gian này là những người đã quyết tâm liều thân tranh đấu cho quyền lợi tối thượng của dân tộc?
Chẳng lẽ những tên Việt gian khét tiếng làm tay sai đắc lực cho liên minh giặc Pháp – Vatican như Trần Bá Lộc, Nguyễn Hữu Độ, Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Lê Hoan, Linh-mục Trần Lục, Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải, Hoàng Trọng Phu, Ngô Đình Khôi, Hoàng Gia Mô, Giám-mục Nguyễn Bá Tòng, Giám-mục Ngô Đình Thục, Cung Đình Vận, Vi Văn Định, Nguyễn Duy Hàn, Ngô Đình Diệm, v.v…lại có thể được gọi là những người quốc gia yêu nước hay sao?
Nếu như vậy, thì những tên Việt gian ác ôn làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican trong thời Kháng Chiến 1945-1954 như Lê Văn Hoạch, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Văn Tâm (cọp Cai Lậy, nhân sĩ Bắc Hà đã từng mắng thẳng vào mặt là “Chó Tâm bồi Tây” bằng cụm từ “đại điểm quần thần”), Trần Văn Hữu, Phan Văn Giáo, Lê Văn Viễn, Giám-mục Lê Hữu Từ, Giám-mục Phạm Ngọc Chi, Linh-mục Hoàng Quỳnh (Phát Diệm), Linh-mục Nguyễn Gia Đệ (Ninh Bình), Linh-mục Lương Huy Hân (Nam Định), Linh-mục Nguyễn Kim Điền (Phát Diệm), Linh-mục Mai Đức Tín (Thái Bình), Linh-mục Nguyễn Quang Ân (Thái Bình), Linh-mục Vũ Đức Luật (Thái Bình), Linh-mục Mai Ngọc Khuê (Bùi Chu), v.v… và những sĩ quan người Việt trong đạo quân đánh thuê cho Liên Quân Xân Lăng Pháp – Vatican trong thời Kháng Chiến 1945-1954 cũng được gọi là những người Việt Quốc Gia yêu nước hay sao?
Nếu như vậy, thì những tên Việt gian bán nước cho Liên Minh Xâm Lược Mỹ – Vatican trong những năm 1954-1975 cũng có thể được gọi là "những người Việt quốc gia chân chính" hay sao?
Nếu như vậy, thì những tên Việt gian làm mật vụ cho Liên Minh Pháp – Vatican trong những năm 1945-1954 và đã từng nắm giữ những chức vụ chỉ huy trong ngành mật vụ công an ở miền Nam như Trần Kim Tuyến, Trần Khắc Kính, Trần Khắc Nghiêm, Lê Quang Tung, Lê Quang Triệu, Ngô Thế Linh, Nguyễn Văn Hai, Phan Quang Đông, Dương Văn Hiếu, Trần Thiện Dzai, Mai Thế Quyền, v.v… cũng được gọi là những người Quốc Gia yêu nước hay sao?
Ai cũng biết rằng tất cả những người được nêu lên trên đây đều là những người được chính quyền Liên Minh Pháp – Vatican đào tạo để phục vụ cho quyền lợi của hai thế lực (Pháp và Vatican) và đã có nhiều thánh tích chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam hoặc là từ trước năm 1945 và hoặc là từ thời Kháng Chiến 1945-1954. Nếu gọi những hạng người này là những “người Việt quốc gia yêu nước”, thì quả thật là tội nghiệp cho cụm từ “người Việt quốc gia yêu nước” và tội nghiệp cho ngôn ngữ Viêt Nam!
Thực ra, những lúng túng này là do ý đồ nhập nhằng đánh lận con đen bằng cách gom những tên Việt gian đã được nêu lên trên đây vào chung với những người yêu nước chân chính trong các đảng phái và phong trào cách mạng chống Liên Minh Pháp – Vatcian trong thời kỳ 1858-1945.


Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ Giáo Hội La Mã chính là thủ phạm đã làm cho tín đồ Ca-tô cũng như tất cả những người Việt khác sinh ra và lớn lên ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 không được học đầy đủ lịch sử thế giới, và cũng không được học đầy đủ những bài học lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại.
Tình trạng này đã khiến cho họ khi nói hay viết về lịch sử đều có một điểm chung là thiếu một bức tranh toàn cảnh về lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại, tức là bỏ hết những nguồn lịch sử thế giới đã ảnh hưởng đến dòng sinh mệnh của dân tộc ta, trong đó có Giáo Hội La Mã là quan trọng hơn cả. Cũng vì cái “điểm chung” này mà các ông văn sĩ Ca-tô như người múa gậy giữa vườn hoang, thường biên sọan những ngụy thư để bào chữa và lấp liếm những khu rừng tội ác của Giáo Hội La Mã và những người đồng đạo, bất kể là họ đã chống lại tổ quốc và dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử từ giữa thế kỷ 16 cho đến ngày nay (trực tiếp hoặc gián tiếp thâu thập tin tức tình báo chiến lược, tiếp tay cho bọn gián điệp Ca-tô dưới danh nghĩa là các nhà truyền giáo, và nhiều tội ác khác.) Dưới đây là một số những ngụy thư tiêu biểu:
 1.- Cuốn “Trần Lục” (Montréal, Canada, 1996) do các ông giáo sĩ và trí thức nửa mùa Ca-tô như Đức Ông Trần Ngọc Thụ, Đức Ông Trần Văn Khả, Linh-mục Trần Cao Tường, Lê Văn Lân, Phạm Đình Khiêm, Vũ Huy Ba, Phạm Xuân Thu, LM Võ Long Tê, Hồ Linh Vũ Ngọc Ánh, Nguyễn Gia Đệ, Lê Hữu Mục, Bằng Phong, Phạm Xuân Thu, Trần Trung Lương, LM Trần Văn Kiệm, LM Vũ Thành, Vũ Duy Hiền, Trần Xuân Tiên, Lê Đình Ngân hè nhau biên soạn. Nhận xét về cuốn ngụy sử này, ông Nguyễn Ngọc Quỳ viết:
“Trước hết, điểm mặt xem ai nâng Trần Lục lên: Hội Truyền thống Giáo phận Phát Diệm, Đức ông Trần Ngọc Thụ (Rome), các LM Nguyễn Thái Bình, Trần Phúc Vị, Trần Phúc Nhân (ba vị nầy từ Việt Nam qua), LM Nguyễn Gia Đệ (Canada), LM Trần Quý Thiện, hai Đức ông, 3 Linh Mục, cùng với ông Lê Hữu Mục và 5 trí thức giáo sư Công giáo (đồng tác giả trong một cuốn sách dày 640 trang để vinh danh và ca tụng LM Trần Lục) , ông Vũ Quang Ninh và ông Sơn Diệm Vũ Ngọc Ánh, hai nhân sĩ Công giáo tại Mỹ, …như thế cũng tạm đủ để kết luận tính đại diện cho quan điểm Sử học và Văn hóa của toàn bộ Giáo hội Công giáo Việt Nam về con người Trần Lục rồi. Vả lại, cho đến giờ nầy, không thấy một cuốn sách nào của người Công giáo viết "khác", lại càng chẳng thấy một người Công giáo Việt Nam nào lên tiếng "phản đối" các vị nầy, kể cả những chuyên viên viết lách Công giáo lúc nào cũng sẳn sàng đòi "dạy Sử" cho cả nước như các ông "tiến sĩ" Cao Thế Dung, ông Tú Gàn thẩm phán Nguyễn Cần và ông cựu Nghị sĩ đao to búa lớn Nguyễn văn Chức .
Bây giờ hãy xem họ nâng ông Cha Trần Lục nầy lên đến độ cao nào: "danh nhân anh tài không những của Giáo hội Công giáo mà còn của dân tộc Việt Nam chúng ta" (LM Trần Quí Thiện), "danh nhân không những trong nước Việt Nam mà còn cả ngoài nước" " (Đức Ông Trần văn Khả) ", "đức độ và tài ba", "LM Trần Lục là một vĩ nhân của lịch sử hiện đại" (ông Sơn Diệm Vũ Ngọc Ánh), "gương chung cổ cho người cả nước đời đời soi chung" (ông Vũ Huy Bá), …và nhiều lời tâng bốc mà chính những anh hùng liệt nữ nước ta như các bà Trưng bà Triệu, và các vị Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học cũng không sánh bằng.”…“Một người đã hướng dẫn và cung cấp cho quân xâm lược 150 tay súng Công giáo để đánh chiếm thành lũy Ninh Bình của nước ta, một người đã huy động 5.000 giáo dân Việt Nam giúp Tây tiêu diệt chiến khu Ba Đình của anh hùng Đinh Công Tráng, một người đã từng bị lãnh tụ chống xâm lăng Phan Đình Phùng đè ra hỏi tội và đánh đòn công khai, một người đã từng được quân xâm lăng Pháp tưởng thưởng công lao bằng hai Bắc Đẩu Bội Tinh, một người như thế mà lại được cộng đồng chức sắc và trí thức Công giáo hải ngoại, cho đến giờ nầy, vẫn còn ồn ào "nâng" lên thành anh tài của Việt Nam và vĩ nhân của thế giới, thì làm sao lý giải được hiện tượng chua xót và … quái đản nầy ?”  [7]
2.- Cuốn “Những Bí Ẩn Đàng Sau Cuộc Thánh Chiến Tại Việt Nam” (Garden Grove, CA:, 1994) và cuốn “Những Bí Ẩn Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam” (Garden Grove, CA:, 1999) do ông Lữ Giang (tức cựu thẩm phán Nguyễn Cần) .
3.- Cuốn “Việt Nam Chính Sử” (Fall Church, VA:TXB 1992) do ông Nguyễn Văn Chức biên soạn.
4.- Bộ “Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan” (Fall Church, VA: TXB 1991) do Linh mục Vũ Đình Họat biên soạn.
5.- Cuốn “Tổ Quốc Ăn Năn” (Paris TXB, 2001) do ông Nguyễn Gia Kiểng biên soạn.
6.- Cuốn “Việt Nam: Cuộc Chiến Tranh Quốc Gia - Cộng Sản, Tập I” (San Jose, CA: TXB 2002) do nhóm các ông Dương Diên Nghị, Nguyễn Châu, Lương Văn Toàn, Lê Hữu Phú và Hòang Đức Phương biên soạn.
7.- Cuốn “Việt Nam Huyết Lệ Sử” (New Orleans, Louisiana: Đồng Hương, 1996) do ông Cao Thế Dung biên soạn .
8.- Cuốn “Việt Nam 1945-1995” (Tập I, Bethesda, MD, 2004) do ông Lê Xuân Khoa biên soạn.
9.- Cuốn “Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê” (CA: Thông Vũ 1998) do ông Minh Võ biên sọan.
10.- Nhà giáo kiêm nhà văn Ca-tô Nguyễn Ngọc Ngạn tuyên bố khơi khơi trong cuốn video Paris By Night 81 rằng “Bắc Hàn không xâm lăng Nam Hàn” và viết cuốn “Xóm Đạo” (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003) với nhiều phán đoán lịch sử ngược với sự thật. Xin đọc “Khi Nhà Văn Lạm Bàn Lịch Sử của Nguyễn Mạnh Quang, có đăng trong sachhiem.net.
11.- Ông Vũ Hải Hồ bịa đặt ra chuyện Cựu Đại Sứ Pháp Jrean Marie Mérillion viết cuốn “Sàigon Et Moi” cũng không ngòai mục đích giống như các tác giả của 10 trường hợp ở trên. Xin xem bức thư trao đổi giữa Tiến-sĩ Hoàng Ngọc Thành và thư trả lời của Cựu Đại Sứ Pháp Jrean Marie Mérillion in nơi các trang 622-623 trong cuốn Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm (San Jose, CA: Quang Vinh & Kim Loan & Quang Hiếu, 1994). 
Và các ông trí thức nửa mùa Ca-tô khác cư ngụ ở Montréal và ở nhiều nơi khác tha hồ phóng bút tâng bốc Nhà Thờ Vatican và chế độ đạo phiệt Ca-tô của tên bạo chúa phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm.
 
II.- ĐẾN NHỮNG THẮC MẮC TRÊN ĐÂY

Như đã nói ở trên, trong khoảng thời gian 1885-1945, toàn lãnh thổ nước ta đã bị Liên Minh Xâm Lược Pháp đô hộ và trong những năm 1954-1975 miền Nam Việt Nam bị Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican thống trị, cho nên, chính sách giáo duc, đặc biệt là môn Sử và Công Dân đều bị Nhà Thờ Vatican khống chế và kiểm soát chặt chẽ. Vì thế mà những thế hệ sinh ra và lớn lên trong thời gian trên đây không có cơ hội tìm hiểu và biết rõ những sự kiện lịch sử đã bị nhà cầm quyền bưng bít và bóp méo. Do đó mới có nhưng thắc mắc như trên.
Cũng nên biết, từ năm 1975, có rất nhiều trí thức người Việt hải ngọai hằng quan tâm đến lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại. May mắn là họ có nhiều thì giờ và cơ hội tiếp cận với các văn khố và thư viện tại các nước như Pháp, Anh, Đức, Hòa Lan, Hoa Kỳ Canada, Úc Đại Lợi, v.v…. Nhiều người đã có cơ may nghiên cứu các tài liệu của các nhà viết sử chân chính và các tư liệu của những người có liên hệ trực tiếp hay gián tiếp đến việc Nhà Thờ Vatican vận động chính quyền Pháp và Mỹ trực tiếp can thiệp vào nội tình Việt Nam. Những ai đã từng đọc các tài liệu này đều ngỡ ngàng khi thấy rằng những sự thật về lịch sử Việt Nam trong cận và hiện đại đã bị bưng bít và xuyên tạc như tôi đã trình bày ở trên. Có nhiều người đã biên soạn thành những tác phẩm để công bố những sự thật này cho mọi người cùng biết. Dưới đây là một số những tác phẩm này:
1.- “Les Missionaires Et La Politique Coloniale Francaise Au Vietnam” (1857-1914). Heaven, CT: Yale Southeast Asia Studies, 1990) hay Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân tại Việt Nam. Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988 của tiến sĩ Cao Huy Thuần,
2.- “Bước Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858-1897” (Saint Raphael, Pháp, TXB, 1995) của học giả Nguyễn Xuân Thọ,
3.- “Thập Giá và Lưỡi Gươm” (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978) của Linh-mục Trần Tam Tỉnh.
4.- Các tác phẩm của Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu hoặc là dưới bút hiệu Chính Đạo và Nguyên Vũ. Cũng nên biết chính nhà viết sử Vũ Ngự Chiêu đã tìm ra được lá thư của Giám-mục Ngô Đình Thục đề ngày 21/8/1944 viết tại Tòa Tổng Giám Mục Vĩnh gửi Toàn Quyền Jean Decoux, trong đó ông kể ra công lao huyết hãn của thân phụ ông là Ngô Đình Khả đã hy sinh cho nước Pháp trong các chiến dịch truy lùng và tiêu diệt lực lượng nghĩa quân Cần Vương (dưới quyền lãnh đạo của cụ Phan Đình Phùng) để khẩn khỏan xin Pháp tha cho ông Ngô Đình Diệm cái tội phản Pháp đi theo Nhật khi Nhật tiến vào Việt Nam từ tháng 9 năm 1940.
5.- Tất cả các ấn phẩm của học giả Charlie Nguyễn,
6.- Tất cả các sách hay các bài viết của Giáo-sư Trần Chung Ngọc
7.- Tất cả các tác phẩm của ông Bùi Kha
8.- Tất cả các tác phẩm của ông Ngô Triệu Lịch
9.- Tất cả những tác phẩm do Giao Điểm phát hành và đăng trên giaodiemonline.com,
10.- Tất cả những tác phẩm đăng trên sachhiem.net,
11.- Tất cả những tác phầm của ông Chu Văn Trình,
12.- Cuốn “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi” (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1993) của cụ Hoành Linh Đỗ Mậu,
13.- Tất cả các tác phẩm của Giáo-sư Lý Chánh Trung. Những tác phẩm này đã được in và phát hành vào giữa thập niên 1960, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ.
Và còn nhiều nữa ..v.v…, ..
Tất cả những tác phẩm trên đây đều là công trình biên soạn của những học giả hằng quan tâm đến lịch sử nước nhà. Họ đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu các tài liệu sử trong các thư viện ở Bắc Mỹ, ở Âu Châu, ở Úc Châu hay trong internets (mới có sau này từ đầu thập niên 1980). Điều đáng buồn là trong những tác giả này, không có người nào là do Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn, hay Đại Học Sư Phạm Huế hoặc Đại Học Văn Khoa Sàigòn đào tạo. Điều này chứng tỏ rằng các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 đã khinh thường môn sử trong chương trình học và coi nhẹ vấn đề đào tạo giáo viên phụ trách dạy môn sử. Xin xem Chương 8 trong sách Tâm Thư Gửi Chính Quyền Việt Nam. Chương sách này sẽ được đưa lên sáchhiem.net trong tháng 5/2009 này.

III.- VỀ CÁC ÔNG PÉTRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ, LINH MỤC TRẦN LỤC VÀ NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
Ở hải ngoại đã có những nghiên cứu khám phá lịch sử về những nhân vật này, và đã có những kết luận hoàn toàn khác với những điều mà học sinh đã được học dưới thời Pháp thuộc và thời Mỹ can thiệp ở miền Nam. Do đó, gần đây đã có những cuộc tranh cãi về các nhân vật này mà chi tiết có thể đọc từ các tài liệu tham khảo kê ra ở đoạn dưới của phần này. Sau đây, tôi xin đề cập đến hai tiểu đề.
A. Tóm lược những hành động của họ chống lại tổ quốc và dân tộc.
1.- Vê ông Petrus Trương Vĩnh Ký, sách “Các Vua Cuối Nhà Nguyễn - Tập 1” (Houston, TX: Văn Hóa, 1999), tr. 130, có ghi rõ hành động Việt gian của ông này với nguyên văn nhu sau:
"32.- SHM (Vincennes) GG2 99:2. Petrus Key, tức Trương Vĩnh Ky sau này, cũng cùng một nhận xét. Tháng 3/1859, Petrus Key viết cho Grand Chef et vous, très honorables officiers de la flotte française: "Ayez pitié de nous; Ayez pitié de nous. Vous êtes nos libérateurs et la main des ennemis nous a touché!” … "Et cependant nos souffrances nous poussent à invoquer votre puissance et à vous exposer du fond du coeur tout ce que je viens de soumettre à votre prudence et à votre sagesse." Thư tháng 2/1859. Petrus Key gửi Grand Chef; SHM (Vincennes) GG2 99:2. [8] [Thư của Pétrus Ký gửi cho vị Tổng Chỉ huy Hạm đội Pháp: “Hãy thương xót chúng tôi, Hãy thương xót chúng tôi. Các ngài là những vị giải phóng chúng tôi và bàn tay của kẻ thù đã chạm đến chúng tôi rồi” … “Và tuy nhiên, nỗi đau đớn của chúng tôi đã thúc đẩy chúng tôi cầu khẩn đến quyền lực của Ngài và bộc bạch từ tận đáy sâu tấm lòng của chúng tôi đến sự cẩn trọng và khôn ngoan của Ngài”
2.- Về ông Linh-mục Trần Lục, sách Thập Giá và Lưỡi Gươm ghi rõ như sau:
"Cho tới ngày chết, 25-4-1892, Giám-mục Puginier chẳng bỏ qua bữa nào để củng cố thêm vị trí nước Pháp tại xứ sở con nuôi này của ông. Người ta đang giữ được hàng chục điệp văn và bản tin tình báo mang chữ ký của ông trong văn khố của Bộ Thuộc Địa. Và một phần nhờ ở các bản tin đó mà quân Pháp đã có thể đập tan cuộc kháng chiến vũ trang của người Việt Nam. Cuộc kháng cự hùng mạnh nhất đã xẩy ra tại Ba Đình, Thanh Hóa, dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng. Bề ngoài, đó là một loại làng được biến thành căn cứ, được lũy tre bảo vệ, có thành, có đường hầm và hệ thống giao thông hào được bố trí rất thông minh. Tinh thần các chiến sĩ lúc đó rất cao. Nhằm "bình định" cứ điểm này, quân Pháp đã gửi tới một lực lượng gồm 2250 tên lính, 25 đại bác, 4 pháo hạm dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Metzinger. Cuộc tấn công ngày 16-12-1886 bị đầy lui. Quân Pháp phải tổ chức bao vây để tìm hiểu chiến thuật mới. May cho chúng, vì có một sĩ quan trẻ, đại úy Joffre (sau này là thống chế Pháp trong Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất) nghĩ tới việc nhờ Linh-mục Trần Lục, quản xứ Phát Diệm và là Phó Vương, tiếp trợ cho cuộc bình định các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông linh mục này đã nhận phép lành của Giám-mục Puginier, rồi đi tiếp viện cho quân Pháp với 5 ngàn giáo dân. Ba Đình đã thất thủ."  [9] .
3.- Về nhân vật Nguyễn Trường Tộ, thiết tưởng cần nên biết một số những đặc tính của người tín hữu Ki-tô là:
a.- Phải tuyệt đối trung thành với Vatican hay Giáo Hội La Mã.
b.- Phải triệt để tuân hành những lệnh truyền của các đấng bề trên trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã.
c.- “Phải giấu kín những chuyện tội lỗi, dù có thật, xẩy ra trong giáo xứ, không nên để cho người ngoại đạo được biết.”  [10]
d.- Phải hết lòng và tùy theo hoàn cảnh để thi hành “nghĩa vụ tông đồ” hay “làm sáng danh Chúa” (lôi kéo những người thuộc các tôn giáo khác vào đạo) bằng tất cả khả năng, bằng bất cứ phương tiện và thủ đọan nào miễn là đạt được mục đích.
e.- Phải đặt quyền lợi của Nhà Thờ Vatican lên trên quyền của tổ quốc và dân tộc. Nghĩa vụ này được Nhà Thờ Vatican ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 đúc kết thành khầu hiệu “Nhất Chúa, nhì cha, thứ ba Ngô Tổng Thống” [Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003), tr. 18.] và khẩu hiệu “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” . Khẩu hiệu vong bản phản quốc này được Linh-mục Hoàng Quỳnh công khai hô lớn trong cuộc biểu tình của giáo dân tại ngoài hàng rào bên cạnh cổng vào Bộ Tổng Tham Mưu tại đường Võ Tánh, Gia Định để làm áp lực cho yêu sách đòi chính quyền Nguyễn Khánh phải phục hồi quyền lực và quyền lợi cho Nhà Thờ Vatican và Đảng Cần Lao  [11]
..v.v..
Về việc ông Nguyễn Trường Tộ được Nhà Thờ huấn luyện như thế nào, Wikipedia, the free encyclopedia (google) viết:
Để thoát khỏi bị những luật lệ giới hạn chống Ca-tô, (Linh-mục Gauthier và Nguyễn Trường Tộ trốn đi Đà Nẵng vào năm 1859 và xin vào sống nhờ dưới sự che chở của quân đội người Âu Châu lúc đó chiếm đóng các cứ điểm dọc theo bờ biển miền Trung và các vùng phụ cận. Từ Đà Nẵng, Linh-mục Gauthier dẫn Nguyễn Trường Tộ đi Hồng Kông, rồi đến Penang ở Mã Lai và nhiều nơi khác ở Đông Nam Á Châu, nơi mà Hội Truyền Giáo Hải Ngọai của Pháp đã có những chủng viện (trường dòng).” Nguyên văn: “To escape Huế’s anti-Catholic restriction, Gauthier and Nguyễn Trường Tộ fled to Đà Nẵng in 1859, placing themselves under the military protection of the besieged European forces then occupying central coast enclaves in the vicinity. From Đà Nẵng, Gauthier took Nguyễn Trường Tộ to Hong Kong, Penang in Malaysia, and other places in Southeast Asia where the Foreign Missions Society had established seminaries.”  [12]
Ông Nguyễn Trường Tộ là tín hữu Ki-tô ngoan đạo và là đệ tử ruột của Linh-mục Gauthier (Ngô Gia Hậu) và Linh-mục Gauthier là cánh tay mặt của Giám Mục Puginier. Giám-muc Puginier là khâm sứ đại diện Tòa Thánh Vatican tại Hà Nội từ đầu thập niên 1860 cho đến khi ông ta qua đời vào ngày 25/4/1892. Nhiệm vụ của ông giám mục này là phải hòan thành nhiệm vụ được Vatican giao phó cho tại Việt Nam trong việc theo đuổi tham vọng bá quyền thống trị toàn cầu để nô lệ hóa nhân loại và thi hành các sách lược để đạt được tham vọng trên đây. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Giám-mục Puginier biên soạn một kế họach mà các nhà viết sử gọi là Kế Hoạch Puginier với chủ trương “diệt tận gốc, trốc tận rễ” giới Nho sĩ, tiệu diệt luôn cả nếp sống và truyền thống của nền văn minh Khổng Mạnh. Kế hoạch này được Tiến-sĩ Cao Huy Thuần trình bày khá rõ ràng nơi các trang 287-303 trong cuốn Les Missionaires Et La Polique Coloniale Francaise Au Vietnam 1857-1914 (New Haven CT: Yale Southeast Asia Studies, 1990), và nơi các trang 387-414 trong bản tiếng Việt với tựa đề là “Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam” (Los Angelss, CA: Hương Quê, 1988.)  
 
B.- Tranh luận về những việc làm phản quốc của các ông Trần Lục, Pétrus Ký và Nguyễn Trường Tộ.
Vai trò hai ông Nguyễn Trường Tộ và Pétrus Trương Vĩnh Ký tiếp tay với Vatican và người Pháp trong việc đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa đã gây tranh cãi sôi nổi giữa một bên là các con chiên người Việt tuyệt đối trung thành với Tòa Thánh vatican cùng với những người Việt Nam không có cơ hội tìm hiểu sâu rộng về lịch sử Việt Nam trong thởi cận và hiện đại, và một bên là các nhà trí thức người Việt ở hải ngọai có cơ may được tiếp cận với các văn khố và thư viện tại các nước như Pháp, Ý, Đức, Anh, Mỹ, Canada, Úc Đại Lợi, v.v… Tại các nơi này, các nhà trí thức người Việt hải ngọai đã tìm hiểu và nghiền ngẫm các tài liệu sử cùng các tư liệu của chính các giáo sĩ Ca-tô và của những nhân vật người Pháp có liên hệ với việc Liên Minh Pháp – Vatican đánh chiếm Việt Nam trong thế kỷ 19, cho nên họ mới có thể biên soạn thành tác phẩm (như đã nói ở trên) để cho dân ta nhìn thấy rõ những sự thật lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại một cách rõ ràng, để khỏi bị Giáo Hội La Mã và con chiên người Việt lạc dẫn.
Riêng về vấn đề ba nhân vật Trần Lục, Pétrus Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Tường Tộ, đã có một số tác phẩm của các nhà trí thức người Việt ở hải ngoại trình bày rõ ràng với những luận cứ có khả năng rất thuyết phục để chứng minh là cả ba người này đều hành động theo lệnh truyền của Nhà Thờ Vatican và phục vụ rất đắc cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican (nếu không về phương diện này thì cũng về phương diện khác)  từ khi họ tiếp cận liên minh xâm lược này cho đến ngày họ qua đời. Dưới đây là một số những tác phẩm này:
1.- Sách đã xuất bản: LM Trần Lục (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1999) của hai tác giả Bùi Kha và Trần Chung Ngọc.
2.- Sách đã xuất bản: Nguyễn Trường Tộ Con Người Và Sự Thật (Houston, TX: Anh Trần, 1998) của nhiều tác giả.
3.- Sách đã xuất bản: Nguyễn Trường Tộ Thực Chất Con Người & Di Thào (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1999) của hai tác giả Bùi Kha và Trần Chung Ngọc: http://sachhiem.net/BUIKHA/BK_NTT.php  
4.- Sách đã xuất bản: Pétrus Trương Vĩnh Ký Tuyển Tập (San Diego, CA: Mr. Lê, 1998) của tác giả Cửu Long Lê Trọng Văn.
5.- Tài liệu điện tử: Xét lại Huyền Thoại “Nguyễn Trương Tộ” do sachhiem.net tóm lược. Xin xem đường nối: http://sachhiem.net/LICHSU/SH.php
6.- Tài liệu điện tử: Nguyễn Trường Tộ Là Danh Nhân Việt Nam? của Lý Đương Nhiên. Xin bấm link http://www.sachhiem.net/LICHSU/LyDuongNhien.php

IV.- VỀ CÂU NÓI: “VIỆT CỘNG CÒN CHƯA DÁM CHỬI NGUYỄN TRƯỜNG TỘ”
Từ “Việt Cộng” trong câu nói của em QBH thật ra phải nói là các nhà làm chính sách hay các nhà lãnh đạo chính quyền Việt Nam hiện nay. Cũng nên biết rằng, có một điểm hoàn toàn khác biệt giữa một bên là những người cầm quyền Việt Nam trong thời chính quyền Bảo Đại (1948-1954) và các nhà cầm quyền ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 và một bên là những người cầm quyền chính quyền Việt Minh trong thời Kháng Chiên 1945-1954 cũng như chính quyền miền Bắc trong những năm 1954-1975 và chính quyền Việt Nam từ năm 1975 cho đến ngày nay.
Khác nhau như thế nào? Xin thưa: Khác nhau ở những vấn đề sau đây:
A.- Miền Nam:
Các nhà cầm quyền trong thời Bảo Đại (1948-1954) và các nhà cầm quyền ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 là những người được các thế lực ngọai bang đưa lên cầm quyền để thực thi những chính sách do họ làm ra, giống như một tên quản lý đồn điền cao su chỉ biết thi hành lệnh của ban giám đốc, không được làm trái ý họ. Nếu làm trái ý họ, thì  hoặc là sẽ bị khiển trách hoặc là bị cho về vườn. Nếu có ý đồ chống lại hay phản lại họ, thì sẽ bị khử diệt. Đây là trường hợp ông Ngô Đình Diệm mưu đồ thi hành chính sách Ki-tô hóa miền Nam bằng bạo lực một cách trắng trợn làm mất mặt Hoa Kỳ đối với nhân dân thế giới (tức là chống lại Hoa Kỳ) trong những năm 1954-1963. Xin xem Chương 63, Phần VI trong bộ sách “Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã”. Chương sách này đã được lên sachhiem.net từ ngày 2/11/2007.
Tóm lại, họ không phải là các nhà lãnh đạo chính trị, mà chỉ là những tên đầy tớ thừa hành, làm tay sai cho ông chủ người ngọai bang. Ông chủ bảo sao, thì họ làm như vậy. Trong những năm 1948-1955, ông chủ của họ là người Pháp và Vatican, rồi tới trong những năm 1954-1975, ông chủ thực sự của miền Nam Việt Nam là Hoa Kỳ và Vatican. Khi nào các ông chủ này còn tồn tại ở Việt Nam, thì chính quyền và bọn đầy tớ mà họ thuê mướn để làm tay sai cho họ còn tồn tại. Khi nào các ông chủ này cuốn gói ra đi, thì chính quyền này rơi vào tình trạng rã đám và bọn đầy tớ cũng cuốn gói ra đi theo ông chủ. Đây là sự thật lịch sử và sự thật này đã xẩy ra đúng như vậy.
B.- Miền Bắc:
Trái lại, các nhà lãnh đạo chính quyền Việt Nam hiện nay là những người xuất thân từ bàn tay trắng, từ giả gia đình ra đi với lòng nhiệt thành yêu nước, đi theo lý tưởng đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican để giành lại chủ quyền độc lập cho tổ quốc và đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, đòi lại Miền Nam đem lại thống nhất đất nước cho dân tộc. Tất cả họ đã thành công và tất cả những thành công này đều là do tài xoay sở, lèo lái của họ mà tạo nên. Đây là sự thật lịch sử và sự thật này đã được gần như toàn thể nhân dân ta và nhân dân thế giới đều công nhận. Điều này chứng tỏ họ vừa là các chính khách có tinh thần ái quốc rất cao, có tinh thần cách mạng rất mạnh và có rất nhiều thủ đoạn chính trị để lãnh đạo toàn dân trong thời kháng chiến chống Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican cũng như trong cuộc chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican và trong thời hậu chiến phục hưng xứ sở.
C. Thái độ chính trị:
Vì là những nhà ái quốc có tinh thần cách mạng rất mạnh và có nhiều thủ đoạn chính trị, ta có thể nói chính quyền miền Bắc gồm các nhà chính trị rất lão luyện, khôn khéo và rất linh động trong việc ứng xử (hành động hay sử dụng ngôn từ) đối với các cá nhân hay thế lực bạn cũng như thù tùy theo thời thế hay hoàn cảnh của đất nước hay tình hình thế giới, để “thêm bạn bớt thù”. Nói cho rõ hơn, họ là những người biết rõ khi nào nên tiến và khi nào nên thoái, đúng như cụ Nguyễn Công Trứ đã nói:
Anh hùng khi gặp khúc lươn,
Khi cuộn thì ngắn, khi vươn thì dài.
Tổng Thống De Gaulle của nước Pháp đã từng tuyên bố “vì quyền lợi quốc gia, chúng ta không có đồng minh vĩnh viễn và cũng không có kẻ thù vĩnh viên.”
● Cùng một ý như trên, Tổng Thống Hoa Kỳ Eisenhower cũng tuyên bố: “Kẻ thù của kẻ thù là bạn của chúng ta, và bạn của kẻ thù là kẻ thù của chúng ta.” Vì quan niệm như vậy, cho nên từ giữa thập niên 1950 cho đến đầu thập niên 1970, Hoa Kỳ coi miền Nam Việt Nam là tiền đồn chống lại làn sóng Cộng Sản đang dâng tràn từ phương Bắc và triệt để thi hành chính sách Chống Cộng. Vì theo đuổi chính sách này mà họ bỏ ra hàng trăm tỉ Mỹ Kim để nuôi dưỡng chính quyền và quân đội miền Nam làm công cụ phục vụ cho nhu cầu chiến lược chống Cộng này của họ. Nhưng đến đầu thập niên 1970, sau khi đã kết thân được với Trung Cộng (trở thành bạn của Hoa Kỳ), Hoa Kỳ không còn cần sử dụng miền Nam để làm tiền đồn cho nhu cầu chống Cộng nữa. Cũng vì vậy mà Hoa Kỳ mới quyết định bỏ rơi miền Nam, và không cần phải bỏ tiền ra nuôi nợ chính quyền và quân đội miền Nam nữa. Do đó mới có biến cố ngày 30/4/1975.
● Cùng một thủ đọan chính trị như Tổng Thống Pháp De Gaulle và Tổng Thống Mỹ Eisenhower, trong những năm đầu thời Kháng Chiến Chống Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nêu cao khẩu hiệu: “Liên hiệp với nhân dân Pháp đánh đuổi thực dân xâm lược Pháp.”
● Chúng ta cũng có nhìn thấy rõ thủ đọan chính trị này được các nhà chính trị lão luyện của Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh cúa Hoa Kỳ áp dụng với ông Ngô Đình Diệm. Khi cần sử dụng ông Diệm làm con cờ cho họ sử dụng, thì họ o bế ông Diệm, bốc thơm và tôn ông ta như là:
Một người hùng Đông Nam Á”, là “Constantine Châu Á”, là “Klovít (Clovit mới trong lịch sử của Giáo Hội (La Mã).” [13]
Nhưng khi nói chuyện riêng với nhau về “các ông người Việt Quốc Gia” đến cầu cạnh xin xỏ họ để được đưa lên cầm quyền, thì Tổng Thống Eisenhower nói với hội đồng chính phủ Mỹ rằng:“Trong đám mù, thằng chột làm vua.” Dưới đây là mấy đọan văn nói về sự kiện lịch sử này:
Với hai yếu tố vì tôn giáo và vì chống Cộng, ông Diêm được Đức Hồng Y Spellman tiếp tục giới thiệu với William O. Douglas, Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện, Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield, Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy, Allen Dulles, Giám Đốc Trung Ương Tình Báo CIA, và anh của ông Dulles là Ngoại Trưởng John Foster Dulles [MAN, Tr. 58]. Từ đó, ông Diệm trở thành con đáp số gần như mỹ mãn trong bài toán chính trị của một phe phái có ý muốn can dự vào Việt Nam:
 1.- Chính sách đối ngoại đang đòi hỏi Hoa Kỳ phải xây dựng một thành trì chống Cộng ở Việt Nam.
 2.- Ngoại Trưởng John Foster Dulles đang muốn tìm một lãnh tụ chống Cộng theo khuôn mẫu đạo đức và xã hội Thiên Chúa Giáo.
 3.- Đức Hồng Y Spellman đang cần Hoa Kỳ thay thế Pháp ở Việt Nam, và cũng cần một giáo dân trung kiên như ông Diệm để lãnh đạo công cuộc chống Cộng như lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Pius XII.
 Điều còn lại sau cùng cho kế hoạch chính trị hỗn hợp này là làm thế nào để giải thích cho Hội Đồng Chính Phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ và kinh nghiệm chính trị và khả năng lãnh đạo của ông Ngô Đình Diệm? Tổng Thống Eisenhower cũng chỉ có thể trấn an Hội Đồng Chính Phủ bằng câu nói, “Trong đám mù, thằng chột làm vua,”.[HER]. Điều này cho thấy: một là ông Diệm không có một thành tích chính trị nào đáng kể, hai là ông Diệm không có khả năng lãnh đạo, hoặc ba là người Mỹ hoàn toàn không biết gì về ông Diệm.
 Đầu năm 1954, Ngoại Trưởng John Foster Dulles khuyến dụ Pháp khuyên nhủ Bảo Đại bổ nhiệm ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam làm thủ tướng.” [14]
● Sau này, trong chuyến viếng thăm Sàigòn vào năm 1961, Phó Tổng Thống Lyndon Johnson đã cường điệu so sánh ông Ngô Đình Diệm với ông Churchill của nước Anh. Sau đó, lên phi cơ trở về Hoa Kỳ, ký giả Stanley Karnow hỏi ông rằng:
Phải chăng ông thực sự so sánh Diệm với ông Churchill như vậy sao?” Phó Tổng Thống Lyndon Johnson đã trả lời liền rằngCái cục cứt! Diệm là thằng bé duy nhất chúng ta có ở đây!”  Nguyên văn: “Carried away by oratorical hyperbole during a visit to Saigon in 1961, Lyndon Johnson, then vice-president, had compared Diem to Churchill. “Did you really mean it?” I asked him aboard his airplane later. “Shit,” he drwaled, “Diem’s the only boy we got there.” [15]
● Giống như Hoa Kỳ, chính quyền miền Bắc cũng dùng những thủ đoạn chính trị này đối với với Ngô Đình Diệm. Trong thời gian từ đầu niên 1963 về trước, chính quyền Kháng Chiến Việt Nam (1945-1954) và chính quyền miền Bắc (1954-1975) luôn luôn gọi ông Diệm là tên phản động đại Việt gian. Vào khỏang cuối năm 1954, khi ông Diệm được Mỹ và Vatican đưa về Việt Nam lập chính phủ, ông ta trở thành một tay sai đắc lực của Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican, chính quyền miền Bắc không ngớt sử dụng ngôn từ hay lời lẽ  nặng nề để lên án ông ta. Những lời lẽ  lên án này còn nặng nề gấp bội phần so với những lời  lẽ lên án ông Bảo Đại trước đó. Tôi còn nhớ hồi cuối năm 1954, nhà thơ Tú Mỡ có sáng tác một bài thờ trào phúng nói về chuyện ông Diệm được đưa về Việt Nam cầm quyền, trong đó có câu “Giặc Pháp thay bù nhìn như thay tã”.
Ấy thế mà vào đầu năm 1963, vì nhu cầu chiến lược ly gián giữa Mỹ và anh em Nhà Ngô, chính quyền miền Bắc quay ra o bế ông Ngô Đình Diệm: Chủ Tịch Hồ Chí Minh không ngần ngại gọi ông Diệm là “một nhà ái quốc”, và thậm chí chính cụ còn gửi một cảnh đào đến Dinh Gia Long để tặng riêng ông Ngô Đình Diệm nữa để động viên ông Diệm chống Mỹ hầu làm yếu miền Nam.
● Tương tự như trên, các nhà lãnh đạo chính quyền Việt Nam hiện nay không còn gọi các con chiên Việt Nam đã từng đi theo Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và đi theo Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam là “Việt gian” nữa, và cũng không còn lên án Nguyễn Trường Tộ là Pétrus Trương Vĩnh Ký là “Việt gian” nữa. Đây cũng chỉ là một thủ đoạn chính trị trong lúc Nhà Nước Việt Nam đang tiến hành chính sách đoàn kết dân tộc để lôi cuốn hết tất cả mọi người Việt thuộc mọi thành phần, ở trong nước cũng như ở hải ngoại, cùng nắm tay nhau xây dựng và phát triến nước nhà cho được hùng mạnh để tiến lên sánh vai cùng với các con rồng Á Châu và các cường quốc trong cộng đồng thế giới.
Thế nhưng, lịch sử là lịch sử, ở vào bất kỳ thời đại nào, hoàn cảnh nào hay thời thế như thế nào thì những sự kiện lịch sử cũng vẫn không thay đổi. Còn những lời lẽ của các nhà chính khách thường thường là có tính cách xã giao và luôn luôn thay đổi, thay đổi với từng lọai người đối thoại và thay đổi với hoàn cảnh lịch sử hay hoàn cảnh chính trị khi họ tuyên bố hay nói chuyện. Sự thay đổi này cũng giống như Hoa Kỳ hay bất kỳ các cường quốc nào thay đồi chính sách của họ.
Những lời nói hay tuyên bố, hoặc thái độ không đả động gì đến tội ác của các ông Pétrus Trương Vĩnh Ký, Linh-Mục Trần Lục và Nguyễn Trường Tộ không có nghĩa là tình trạng tội ác phản quốc của mấy tên tội đồ Việt gian này đã được xóa bỏ hết và họ nghiễm nhiên trở thành các nhà ái quốc của dân tộc Việt Nam. Tội ác Việt gian của họ chỉ được xóa bỏ khi còn sống họ mà đã quay về chiến đấu chống quân lại cướp nước như trường hợp của người anh hùng của đất nước Trịnh Văn Cấn mà thôi!

V.- VỀ MỘT TRƯỜNG HỌC MANG TÊN TRẦN LỤC
Phần này để trà lời lên thắc mắc của em QBH trong bức điện thư về chuyện có một trường học mang tên Linh-mục Trần Lục (ở Sàigòn trong những năm 1954-1963)
Cũng nên biết là các ông Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu đều là tín đồ Ca-tô và đều do Giáo Hội La Mã với sự chấp thuận của Hoa Kỳ đưa lên cầm quyền để thi hành các chính sách của Nhà Thờ Vatican nhằm phục vụ cho quyền lợi của Giáo Hội La Mã.
Một trong những chính sách này là vinh danh các tu sĩ và tín đồ Ca-tô đã có công lớn giúp Liên Minh Pháp – Vatican và Liên Minh Mỹ - Vatican xâm lược và thống trị Việt Nam. Cũng vì thế mà ngay khi ông Diệm vừa mới được Hoa Kỳ và Vatican đưa về cầm quyền ở Việt Nam, những con chiên tay sai của Giáo Hội ở Sàigòn đã hồ hởi tiến hành việc vinh danh những tên Ca-tô tội đồ chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam từ thế kỷ 17. Nhờ vào hành động bất chính này mà tên của những tội đồ khốn nạn được chễm chệ treo trên các trường học, đường phố ở Sàigòn và nhiều thành phố lớn khác ở miền Nam Việt Nam. Ai đã từng sống ở Sàigòn trong những năm 1954-1975 đều thấy rõ:
A.- Về trường học, có các trường học như Trường Pétrus Ký, Trường Nguyễn Tường Tộ, Trường Trần Lục, Trường Hồ Ngọc Cẩn, Trường Nguyễn Bá Tòng, Trường Nguyễn Duy Khang (ở Thị Nghè), Trường Lê Bảo Tịnh, Trường Thánh Thomas (Nhà Thờ Ba Chuông), v.v…
B.- Về đường phố, có Đường Tổng Đốc Lộc (Ca-tô Trần Bá Lộc), Đường Tổng Đốc Phương (Ca-tô Đỗ Hữu Phương), Đường Alexandre de Rhode, Đường Pétrus Ký, Đại Lộ Ngô Đình Khôi (Từ Cầu Công Lý đến Phi Trương Tân Sơn Nhất – Sau ngày Cách Mạng 1/11/1963, khúc đường này được đổi thành Đường Cách Mạng 1/11), Đường Nguyễn Bá Tòng, Đường Huỳnh Tịnh Của, Đường Phát Diệm, Đường Bùi Chu, v.v… Đặc biệt ở Vĩnh Long, lại có Đại Lộ Ngô Đình Thục.
Do đó, tên của Linh-mục Trần Lục được dùng để đặt tên cho một trường trung học  ở Sàigòn cũng không nằm ngoài chính sách này. Ông Nguyễn Ngọc Quỳ, trong bài viết về Trần Lục, đã có một nhận định rất hay: “Họ [những người Công giáo] chỉ có một tiêu chuẩn để đánh giá: Có lợi hay có hại cho Công giáo ? Cho nên, để có lợi cho Công giáo, họ đã lạy Trần Lục thì làm sao mà thờ Đinh Công Tráng và Phan Đình Phùng được, vì có điều nầy thì không thể có điều kia !”


Hy vọng phần trình bày trên đây có thể làm sáng tỏ những thắc mắc của em Quách Bửu Hiệp.
Thánh nhân còn có khi lầm, cho nên khi biên soạn lá thư này, chắc chắn là người viết cũng có một số thiếu sót hay sai lầm. Ước mong nhận được sự chỉ giáo của quý vị bất kể là giáo sư hay học sinh Kiểu Mẫu Thủ Đức hoặc là độc giả vốn không có liên hệ gì với trường Kiểu Mẫu Thủ Đức.
Thân chúc quý vị giáo sư, các em học sinh và quý vị độc giả vạn sự như ý.
Trân trọng,
Nguyễn Mạnh Quang

CHÚ THÍCH

[1] Nguyễn Hiến Lê, Đời Viết Văn của Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1989), tr. 99-101.
[2]Trần Tam Tỉnh,  Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr 14-15.
[3] Nguyên Vũ, Ngàn Năm Soi Mặt (Houston, TX: Văn Hóa, 2002), tr.389-392.
[4] Trần Quý, Lòng Tin Âu Mỹ Đấy! (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1993), tr. 132-133.
[5] Phan Đình Diệm. Mea Culpa Bài 3 – Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh Cáo Thú Tội Lỗi Ngàn Năm.”  http://www.kitohoc.com/bai/net066.html Ngày 19/9.2000.
[6] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 (Tập A: 1939-1946) (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr 295.
[7] Nguyễn Ngọc Quỳ. “Tản Mạn Quanh Cuốn Trần Lục.” http://www.sachhiem.net/LICHSU/ NguyenNgocQuy.php. Ngày 4/4/2009.
[8] Vũ Ngự Chiêu, Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945 - Tập 1 (Houston, TX: Văn Hóa 1999), tr. 130.
[9] Trần Tam Tỉnh Sđd., tr. 45-46.
[10] Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003), tr. 320.
[11] Chu Văn Trinh, Văn Sử Địa (Tavares, Florida, 1989), tr. 80.
[12] Wikipedia, the free encyclopedia (google) “Nguyễn Trường Tộ”.
[13] Trần Tam T?nh, Sđd., tr 122.
[14] Lê Hữu Dản, Sự Thật - Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997 (Fremont, Caliornia, 1997), trang  23-24.
[15] Stanley Karnow, Vietnam A History (New York The Viking. 1983), P. 210.
___________________
Những bài cùng đề tài:
- Trương Vĩnh Ký Phản Bội Tổ Quốc, Sao Lại Gọi Là Yêu Nước? (Bùi Kha) http://sachhiem.net/BUIKHA/BuiKha25b_TVK.php
- Hành Trình Đi Tìm Ông Trương Vĩnh Ký Nguyễn Thái An)
http://sachhiem.net/LICHSU/N/NguyenThaiAn.php
- Đắc Lộ, Trương Vĩnh Ký & Chữ Quốc Ngữ của Tác Giả Minh Vân (Bùi Kha) http://sachhiem.net/BUIKHA/BuiKha25.php
- Ngắn Gọn Về Thầy Thông Ngôn Trương Vĩnh Ký (Nguyễn Thái An) http://sachhiem.net/LICHSU/N/NguyenThaiAn04.php
- Trương Vĩnh Ký, Yêu Nước? Đối Luận với ông Trần Hữu Tá (Bùi Kha) http://sachhiem.net/BUIKHA/BuiKha19.php
- Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh Trường Kiểu Mẫu Thủ Đức Hiền tài hay Việt gian? (Nguyễn Mạnh Quang) http://sachhiem.net/NMQ/NMQ011.php
- Đổi Mới Sử Học Không Có Nghĩa Là Tô Đen Thành Trắng (BS. Nguyễn Văn Thịnh) http://sachhiem.net/VANHOC/N/NguyenvThinh_05.php

No comments:

Post a Comment