2016/04/22

NGUYỄN TƯỜNG THỤY VÀ CÁI TINH THẦN TỰ SƯỚNG KIỂU AQ


Phản ứng sau khi nhà văn, nhà dân chủMai Tú Ân bày trò dạy đời qua bài viết "Bài học cho những người đấu tranh dân chủ", trong khi đám Xuân Diện Hán Nôm, Nguyễn Lân Thắng, Lê Văn Dũng buông ra những lời khó nghe kiểu cay cú, hằn học như: "Làm mới khó, đứng ngoài phán thì rất dễ anh ạ. Cả nước chỉ có 154 người tự ứng cử thôi ! Còn thì gần 90 triệu đứng ngoài phán như thánh tướng. Ông MTA giỏi giang, có tầm như vậy, sao ko ra ứng cử nhỉ ?/ Người viết bài này rất trịch thượng. Không tham gia ứng cử, ko trải nghiệm, ko chứng kiến một cuộc đấu tố nào, giờ tan cuộc lại định dạy cho những người tự ứng cử bài học. Xin lỗi nhé, ông không có tư cách dạy dỗ chúng tôi nhé. Còn cần học gì, rút ra bài học gì thì tự chúng tôi biết nhé”(FB Chú Tễu - Xuân Diện Hán Nôm); "Anh Mai Tú Ân đừng có trùm chăn hô xung phong, kiếm cái gì mà làm đi chứ đừng ngồi không mà mắng mỏ người khác..." (FBNguyen Lan Thang); "Cái thằng em tú an mai nay chả rõ ở đâu, đút chân gầm bàn chém gió y như rồi. Mai ra bờ hồ biểu tình nhé?" (FB Người Việt Xấu Xí - Lê Văn Dũng)

Thì ở góc nhìn có phần bình thản hơn,Nguyễn Tường Thụy bình luận: "Những ứng cử viên độc lập chưa bao giờ và ngay từ đầu đã không tính đến chuyện trở thành đại biểu quốc hội. Chung danh nghĩa với các đại biểu quốc hội 13 khóa qua chẳng vinh dự gì. Mục tiêu của họ là vạch trần sự thật về cái gọi là "dân chủ đến thế là cùng" ở VN. Và như vậy, dù dừng chân ở giai đoạn nào, họ vẫn thành công, biết chắc thành công ngay từ khi tuyên bố ứng cử”.

Điều dễ nhận thấy là Nguyễn Tường Thụy không phản ứng quá gay gắt, hằn học kiểu của Xuân Diện Hán Nôm về những điều được Mai Tú Ân chỉ ra. Tuy nhiên, xem chừng thái độ ôn hòa, có phần điềm tĩnh của Thụy không khiến gã trở nên lớn hơn trong tầm suy nghĩ so với những Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Lân Thắng hay Lê Văn Dũng trong những phát biểu nói trên. Mà ngược lại, với cách phủ nhận gần như sạch trơn mục tiêu của các hoạt động vừa qua, Nguyễn Tường Thụy vô tình đã khiến cho đám dân chủ tự ứng cử không còn chỗ để mà bấu vúi. Đó cũng có thể xem là một lời tự thú không thể thành thật hơn. 
Tham gia ứng cử không vì mục tiêu trở thành đại biểu quốc hội thì để làm gì? 
Tôi cho đây là một vấn đề cần được chỉ ra để bạch hóa những điều đã được Thụy đề cập tới. Bởi nếu điều này là sự thật thì không khác gì những Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Kim Môn đang diễn trò, đang lừa dối chính những người ủng hộ mình, dù số đó là thiểu số... trong hành động tự ứng cử vừa qua. 

Trước khi có những giải đoán rõ hơn về điều "tự thú" của Thụy, xin được nói về điều khiến tôi ấn tượng qua đoạn phát biểu của Thụy về cái được - mất của "các ứng viên độc lập". Theo đó, sau khi phủ nhận mục tiêu "trở thành đại biểu Quốc hội" trong hoạt động của các "ứng viên độc lập", Thụy đã lấp liếm rằng: "Mục tiêu của họ là vạch trần sự thật về cái gọi là "dân chủ đến thế là cùng" ở VN". Tuy nhiên, ngoài việc tỏ ra thiếu nhất quán trong đưa ra mục tiêu ứng cử và việc "mục tiêu" được Thụy nói đến chỉ được phát ra sau khi hầu hết các ứng viên độc lập đều dừng chân sau khi kết thúc hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú (trước đó, trong cái gọi "cương lĩnh/ Chương trình tự ứng cử Đại biểu Quốc hội không một "ứng viên tự do" nào nói về điều này) thì những ai chứng kiến từ đầu hẳn đã thấy những điều ngược lại. 

Cụ thể, khi mà đám "ứng viên tự do" là các nhà dân chủ chưa chứng tỏ được bất cứ điều gì về cái mục tiêu được đưa ra - "vạch trần sự thật về cái gọi là "dân chủ đến thế là cùng" ở VN" thì chính bản thân họ đã bị dư luận, các cơ quan chức năng vạch trần một cách trần trụi và khó đỡ. Đó là mộtNguyễn Tường Thụy, Nguyễn Đình Hà với những "vết nhơ", các hoạt động vi phạm pháp luật được đại diện chính quyền địa phương ghi rõ trong hồ sơ tự ứng cử. Đó là một Nguyễn Cảnh Bình (Giám đốc Công ty Alfa Book) với cái trò ném đá giấu tay, giả mạo chữ ký người khác thông qua việc có đơn khiếu nại làm rõ kết quả hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với cá nhân mình. Thảm hại hơn, do sợ bị dư luận, sợ thất bại làm xấu mặt mình, một số ứng viên tự do như Phạm Thành (chủ blog Bà Đầm Xòe), Huỳnh Ngọc Chênh... thay vì tham gia Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đã tuyên bố tẩy chay không tham gia... 

Cho nên, nói gì thì nói thì cái mục tiêu mà Thụy nói đến đã không thể thuyết phục được những ai theo dõi câu chuyện ngay từ đầu. Vậy nên, sẽ không có gì là quá đáng hay không phù hợp khi không ít người nhìn nhận quan điểm: "Và như vậy, dù dừng chân ở giai đoạn nào, họ vẫn thành công, biết chắc thành công ngay từ khi tuyên bố ứng cử” là một kiểu tự trào, tự sướng "phép thắng lợi tinh thần" của nhân vật AQ trong tiểu thuyết AQ Chính truyệncủa đại văn hào Trung Quốc Lỗ Tấn. 

Bìa sách AQ Chính truyện (Nguồn: Internet). 

Để tiện theo dõi về nhân vật AQ, xin được trích đoạn tóm tắt về nhân vật này của Wikipedia: "Câu chuyện kể lại cuộc phiêu lưu của A Q, một anh chàng thuộc tầng lớp bần nông ít học và không có nghề nghiệp ổn định. A Q nổi tiếng vì phương pháp thắng lợi tinh thần. Ví dụ như mỗi khi anh bị đánh thì anh lại cứ nghĩ "chúng đang đánh bố của chúng". AQ có nhiều tình huống lý luận đến "điên khùng". A Q hay bắt nạt kẻ kém may mắn hơn mình nhưng lại sợ hãi trước những kẻ hơn mình về địa vị, quyền lực hoặc sức mạnh. Anh ta tự thuyết phục bản thân rằng mình có tinh thần cao cả so với những kẻ áp bức mình ngay trong khi anh ta phải chịu đựng sự bạo ngược và áp bức của chúng. Lỗ Tấn đã cho thấy những sai lầm cực đoan của A Q, đó cũng là biểu hiện của tính cách dân tộc Trung Hoa thời bấy giờ. Kết thúc tác phẩm, hình ảnh A Q bị đưa ra pháp trường vì một tội nhỏ cũng thật là sâu sắc và châm biếm". 

Cũng xin nhấn mạnh thêm so với AQ thì Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên còn phải kêu bằng cụ! 

An Chiến

No comments:

Post a Comment