2016/04/01

NGUYỄN TƯỜNG THUỴ BỊ HỚ

Theo kết quả công bố sáng ngày 31/3, với đa số phiếu đồng ý (472 đại biểu (95% tán thành), bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã trở thành nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và cũng là người đầu tiên thực hiện quy định tuyên thệ khi nhậm chức. Với chức danh Chủ tịch hội đồng bầu cử Quốc gia, 467 đại biểu (91%) đồng ý để bà Ngân nhận nhiệm vụ mới, 10 phiếu không đồng ý, 7 phiếu không hợp lệ. Như vậy, căn cứ vào nội quy, bà Kim Ngân trúng cử Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch hội đồng bầu cử Quốc gia. Tờ trình Nghị quyết bầu hai chức danh trên được 100% đại biểu có mặt bấm nút thông qua.
Khi còn làm Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội, khi nghe tin cầu Cần Thơ sập, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã không quản đường sá, bình dị trong bộ quần áo và bắt xe ôm cho kịp có mặt tại hiện trường (Nguồn: Báo PLO)

Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, hầu hết đều đăng các thông tin, bài viết về tân Chủ tịch Quốc hội VN, bà Nguyễn Thị Kim Ngân như một tấm gương sáng về nghị lực, sự tận tâm và là một nữ lãnh đạo vừa có tâm, vừa có tầm. Trên báo Pháp luật TP.Hồ Chí Minh đăng ngày 31/3/2016, có đăng bài viết "Nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của Việt Nam: Một quan chức bình dị" của PV Nông Huyền Sơn. 

Nội dung bài viết phản ánh về sự kiện, năm 2007, nhịp dẫn cầu Cần Thơ bị sập trong giai đoạn đang thi công. Khi ấy, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đang là Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, nghe tin, dù đang chuẩn bị chuyến công du nước ngoài, bà hủy bỏ để bay về Cần Thơ. Trong đó, có đoạn viết:
"Thời điểm đó, hầu hết các lãnh đạo đều được CSGT hướng dẫn đi vòng qua Cần Thơ đến bến Ninh Kiều, ngồi xuồng cao tốc để đến hiện trường. Với cách đi vòng xa như vậy, các vị lãnh đạo được ngồi xe ô tô đến tận bến tàu. Bà không chọn con đường đó mà đề nghị đi đường bộ để đến hiện trường nhanh hơn và đến gia đình các nạn nhân tiện hơn. Nhiều cán bộ địa phương nói đi thẳng như thế, bà sẽ phải đội nắng hơn 30 phút và chỉ có thể sử dụng phương tiện duy nhất là xe máy. Bất chấp lời khuyên, bà mượn một chiếc nón lá, nhờ một anh Honda ôm chở đi. Các cán bộ địa phương đành lục tục đi tìm xe máy chạy theo phía sau".
Và sau đó là kèm các bức ảnh về một bà Bộ trưởng mặc bộ quần áo giản dị, đội chiếc nón lá để che nắng, ngồi sau chiếc xe hiệu Honda của anh xe ôm để kịp đến hiện trường nhanh hơn và "đến gia đình các nạn nhân tiện hơn". Trong khi hầu hết cư dân mạng đang thi nhau chia sẻ bài viết này kèm những bức ảnh bình dị mà cao quý của tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thời còn làm Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội thì "lão già nát rượu" Nguyễn Tường Thuỵ lại dường như hả hê, đắc chí với "phát hiện" của mình. Rằng, Nguyễn Tường Thuỵ nói rằng "Không hiểu tờ báo này có ý gì mà lại đăng chùm ảnh bà Ngân ngồi xe máy không đội mũ bảo hiểm, cả cậu xe ôm luôn. Theo bài báo thì chùm ảnh này chụp vào năm 2007. Còn qui định bắt buộc đội mũ bảo hiểm có từ 7 năm trước đó".

Nguyễn Tường Thuỵ nghĩ rằng, với "phát hiện" đầy nhanh nhạy của mình thì sẽ được đồng bọn tung hứng vì đã tìm ra được thông tin nhằm hạ thấp uy tín của tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Nhưng, "lão già nát rượu" đã không ngờ rằng, sự "phát hiện" của y đã không nhận được sự đồng tình của đồng bọn vì đó là sự quy chụp, ngớ ngẩn. Theo bài báo thì bức ảnh cùng những thông tin trên là từ sự kiện cầu Cần Thơ bị sập năm 2007. Và theo Nghị quyết 32, Thủ tướng Chính phủ ban hành, một loạt các biện pháp kiên quyết cưỡng chế thi hành pháp luật trật tự ATGT được đưa ra. Theo đó, từ ngày 15/9/2007, người đi mô tô, xe máy trên tất cả các tuyến quốc lộ sẽ bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm (MBH). Và kể từ ngày 15/12/2007, người đi mô tô, xe máy trên tất cả các tuyến đường (kể cả trong đô thị) đều bắt buộc phải đội MBH.

Thế nhưng, Nguyễn Tường Thuỵ lại tỏ ra ngô nghê khi nói rằng, quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm "có từ 7 năm trước", ý là có từ năm 2000! Vụ sập cầu Cần Thơ là cuối tháng 9/2007. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân ngồi đằng sau xe máy, không đội mũ bảo hiểm mà thay vào đó là đội chiếc nón lá để che nắng là hoàn toàn không vi phạm luật giao thông vì đến ngày 15/12/2007 thì trên tất cả các tuyến đường, người đi mô tô, xe máy mới bắt buộc phải đội MBH. 

Với sự hấp tấp, sốt sắng trong việc cố lập "thành tích", tuy nhiên, sự ngô nghê, thiếu hiểu biết, chộp giựt của Nguyễn Tường Thuỵ đã quay ngược lại tố cáo bản chất của y. Nguyễn Tường Thuỵ nghĩ rằng, với sự "phát hiện" của mình thì sẽ có thể hạ bệ được uy tín của tân Chủ tịch Quốc hội, hiện đang được đại đa số nhân dân ủng hộ. Tuy nhiên, "gậy ông đã đập lưng ông", mặc dù rất đông đồng bọn "dân chủ" vào góp ý là thông tin của Nguyễn Tường Thuỵ hoàn toàn sai nhưng với sự cố chấp, bảo thủ của mình, "lão già nát rượu" này đã không sửa thông tin vì lỡ to mồm trên mạng xã hội facebook. Một thông tin về quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm có từ khi nào còn chưa xác định được như thế này thì liệu Nguyễn Tường Thuỵ có đủ tư cách để ứng cử đại biểu Quốc hội và trở thành đại biểu Quốc hội hay không? Câu trả lời không cần phải nghĩ suy, đó là không. 

An Chiến

No comments:

Post a Comment