Tiến sỹ Nguyễn Quang A (Nguồn: Internet).
6/75 phiếu ủng hộ là kết quả tại hội nghị lấy phiếu tín nhiệm nơi cư trú đối với Tiến sỹ Nguyễn Quang A (A Nguyen Quang). Trong đó, theo xác nhận của vị Tiến sỹ này "Trong
6 người đó 4 người tôi biết rất kỹ vì đó là con tôi và bà cô tôi, con
dâu bà và một cậu em con ông chú, họ là 4 trong 102 người cư trú ở đây
đã ký tên ủng hộ tôi. Tôi rất cảm ơn họ.
Đặc biệt rất cảm ơn 2 người tôi chưa từng biết mà chiều hôm qua tôi
đã nhận được sự ủng hộ của họ, trong đó có anh Nguyễn Đăng Vinh (thành
viên tổ kiểm phiếu) và của một bạn trẻ mặc áo tím (hình như học kinh tế)
mà tôi chưa biết tên (làm cho số người ủng hộ tôi là 104)".
Một thực trạng mà xem chừng không buồn không được.
Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao hay đâu là nguyên nhân khiến vị Tiến sỹ
"mặt sẹo" này nhận được ít số phiếu tín nhiệm dù xét về mặt bằng cấp,
trình độ thì chắc chắn ở Việt Nam không nhiều cá nhân tham gia ứng cử
sánh bằng? Entry này sẽ cung cấp thêm một luận cứ để lí giải nguyên nhân
khiến Nguyễn Quang A dù được ưu ái trong quá trình tiếp nhận hồ sơ tự
ứng cử Đại biểu Quốc hội vẫn khó lòng có thể đi sâu hơn vào những vòng
hiệp thương tiếp theo.
Trước hết, phải khẳng định rằng, Luật Bầu cử đại biểu quốc hội và hội
đồng nhân dân đã rất sáng suốt và đúng đắn khi quy định chế định các cá
nhân ứng cử đại biểu Quốc hội hay Hội đồng nhân dân các cấp phải trải
qua hội nghị lấy ý kiến, đánh giá nơi cư trú. Đây cũng là lí do trong hồ
sơ tự ứng cử có đề mục yêu cầu cá nhân đó phải thể hiện đầy đủ, đúng
địa chỉ nơi cư trú. Và cùng với bản lí lịch cho thấy xuất thân, trình độ
của từng cá nhân thì kết quả lấy phiếu tín nhiệm nơi cư trú sẽ giúp các
tầng lớp cử tri thấy được tổng thể "chân dung các cá nhân" trước khi
quyết định sự lựa chọn của chính mình!
Theo Tiến sỹ Nguyễn Quang A, tại hội nghị lấy ý kiến nơi cư trú đối với
cá nhân ông diễn ra trong khoảng thời gian nửa tiếng và có 06 ý kiến
nhận xét, góp ý. Trong đó, ý kiến tập trung chỉ ra việc ông A "không tham gia công tác với tổ dân phố; học hành nhiều nhưng chẳng đóng góp gì cho đất nước".
Như vậy, với hai nội dung có tính tiêu cực trong nhận xét, đánh giá của
cử tri nơi cư trú, chân dung Tiến sỹ Nguyễn Quang A đã trở nên tương đối
rõ ràng với những ai quan tâm hay đang có ý định dùng lá phiếu để ủng
hộ tới cá nhân này. Theo đó, ông A hiện ra là một kẻ xa rời quần chúng với bằng chứng là "không tham gia công tác với tổ dân phố". Không
phản đối nhận xét này nhưng với tôi nó còn là quá nhẹ với Tiến sỹ
Nguyễn Quang A bởi thời gian Tết Nguyên Đán vừa qua lan truyền thông tin
"Được biết Nguyễn Quang A sinh sống tại nơi cư trú gần chục năm nhưng
hàng xóm chỉ vài người biết mặt chứ không biết tên, gặp bà con cũng
không chào hỏi. Thế mà hôm mồng 4 Tết vừa qua, bỗng dưng Nguyễn Quang A
đi chúc Tết khắp lượt họ hàng, làng xóm nhằm mục đích chính để vận động
xin chữ ký, nhằm tranh thủ sự ủng hộ. Thế nhưng bản chất của Nguyễn
Quang A như thế nào thì những người dân ở đó hiểu khá rõ nên trong danh
sách ký ủng hộ đếm đi đếm lại cũng chỉ được chục người mà chủ yếu là
những cụ già trên 80 tuổi, không còn minh mẫn, và họ hàng". Và cũng
giống như Nguyễn Tường Thụy sau hành động chối từ, "tố cáo" "hội Cựu
Chiến binh là tay sai của Đảng Cộng sản Việt Nam", chính lối sống "là
riêng, là duy nhất" đã khiến Nguyễn Quang A không nhận được nhiều sự
thiện cảm, ủng hộ với những người xung quanh. Việc thất bại của Nguyễn
Quang A trong lỗi "sống xa rời quần chúng" là bài học cho những ai đang
tự nâng tầm mình lên khỏi những người xung quang và hãy đừng đến lúc có
chuyện mới cầu mong sự thương hại của người khác!
Đối với nhận xét thứ hai: "Học hành nhiều nhưng chẳng đóng góp gì cho đất nước". Mới
nhìn qua thì nhận xét này không có vấn đề gì lắm bởi ở nước ta không
thiếu gì những kẻ có học nhưng vẫn bất tài và không có bất cứ đóng góp
gì cho xã hội, cho đất nước. Một vấn nạn chung vì thế nên ông A không
phải lấy gì làm buồn về nhận xét này. Tuy nhiên, chúng ta không nên quên
rằng, mục đích việc lấy phiếu tín nhiệm nơi cư trú đối với Nguyễn Quang
A là một phần trong việc xem xét ông A có hay không đủ tư cách để làm
một đại biểu Quốc hội. Nghĩa là chúng ta đang nhìn vào khả năng trên
cương vị một ông Nghị liệu ông A có thể làm nên trò trống gì? Đối với
người trẻ thì việc tạo cơ hội, cho họ cơ hội để thể hiện bản thân là
điều rất đỗi bình thường và nên làm nhưng đối với một người đã qua tuổi
70 như ông A thì đó là điều nên được cân nhắc. Rõ ràng, xét về mặt tuổi
tác, ông A đã có rất nhiều thời gian và cơ hội để thể hiện mình, đó là
chưa nói đến ông có tới hơn 10 năm nghỉ hưu để thể hiện mình. Vậy nhưng,
tất cả là số không tròn trĩnh.Thậm chí, ông A còn khoắc lên mình tấm áo
của một kẻ chống đối. Cho nên, việc không đóng góp gì dù có học hành
trong nhận xét về Nguyễn Quang A trong tình huống này nên được hiểu là
một câu trách khéo đầy nghệ thuật của các cử tri tại hội nghị lấy ý kiến
nơi cư trú giành cho ông!
Có chăng, sau thất bại này ông A nên trách tại sao các cử tri nơi mình cư trú không phải là dạng vừa!
An Chiến
No comments:
Post a Comment