2016/04/11

LS Võ An Đôn: Khi những mảng tối được chỉ ra

Chiềng Chạ
Loan báo về kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với cá nhân mình tại nơi làm việc (Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên), LS Võ An Đôn (Đôn An Võ) đăng tải bài viết với tiêu đề "Sáng nay tôi tiếp tục bị đấu tố": 
 
Ảnh từ FB Đôn An Võ
"Sáng nay ngày 02/4/2016, Mặt trận tổ quốc tỉnh Phú Yên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tôi tại nơi làm việc. Tham dự hội nghị có 16 luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên và 01 lãnh đạo của Mặt trận tổ quốc.
Mở đầu hội nghị giới thiệu sơ lượt về tôi, sau đó cho các luật sư tham dự đấu tố tôi: có 05 luật sư tham gia đấu tố, nội dung xoay quanh việc tôi trả lời phỏng vấn các đài nước ngoài, tôi bị sở Tư pháp phạt tiền vì không lập sổ báo cáo tài chính nhưng không khai báo, tôi không thừa nhận Facebook là không trung thành với tổ quốc…. nên không đủ điều kiện làm Đại biểu quốc hội (vì tất cả đều là đồng nghiệp nên tôi không thể nói rõ nội dung đấu tố của từng luật sư đối với tôi, nhưng nội dung đấu tố nói chung rất nặng nề và ngu muội).
Ngược lại có 03 luật sư đứng lên bảo vệ tôi, cho rằng tôi là người thẳng thắn và có quan điểm tiến bộ, dám nói lên sự thật, rất xứng đáng được làm Đại biểu quốc hội.
Sau khi đấu tố xong thì phát phiếu bầu, phiếu bầu rất đơn giản chỉ ghi họ tên tôi, nếu ai đồng ý thì giữ nguyên phiếu bầu, nếu không đồng ý thì gạch tên tôi. Kết quả tôi được 06/16 phiếu.
Qua hai lần lấy phiếu tín nhiệm tại nơi cư trú và nơi làm việc, tôi đều không đạt yêu cầu, đồng nghĩa với việc tôi chấm dứt ứng cử Đại biểu quốc hội từ đây. Dù thất bại trong việc ứng cử Đại biểu quốc hội, nhưng qua đó đã chứng minh có dân chủ trong bầu cử hay không? đó là vấn đề chính mà mọi người trong xã hội này quan tâm.
Như vậy, theo sự tường thuật của LS Đôn thì quy trình, các thủ tục trong lấy phiếu tín nhiệm đối với cá nhân Luật sư này do Mặt trận tổ quốc tỉnh Phú Yên và Đoàn LS tỉnh Phú Yên tổ chức không có bất cứ sai sót hay "không dân chủ" như đồn đoán. Chỉ có điều, thay vì nhìn nhận các ý kiến góp ý theo chiều hướng cho rằng LS Đôn không đủ điều kiện làm đại biểu Quốc hội là điều hết sức bình thường, thuộc về quy định và thuộc về "quyền" của các cá nhân tham dự hội nghị thì LS này lại cho đó là "đấu tố", là diễn đàn để người khác đứng ra chỉ trích mình chứ không phải là Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú hoặc nơi làm việc (?).
Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu trong suy nghĩ, định hình của LS Đôn, hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú/ làm việc sẽ diễn ra như thế nào? Phải chăng, đó là cái hội nghị được tổ chức ra để những người còn lại tán dương, ủng hộ người được lấy phiếu tín nhiệm? Rõ ràng, ngay trong suy nghĩ của LS Đôn về quy trình, thủ tục thực hiện các công đoạn trong bầu cử Đại biểu Quốc hội đã có vấn đề.
Giải thích điều này, có thể trong các hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú/ làm việc đối với các ứng viên trước đó LS Đôn đã chứng kiến đó là điều hết sức bình thường. Nghĩa là chỉ có tán dương chứ không bị đấu tố như cách nói của LS Đôn. Tuy nhiên, đã bao giờ LS tự đặt ra câu hỏi là tại sao những cá nhân trước đó lại dễ dàng nhận được sự đồng thuận của các cử tri tại Hội nghị mà lại khó khăn đối với cá nhân mình? Tin chắc rằng, hiểu được điều này LS Đôn sẽ dễ dàng chấp nhận những gì đã xảy ra với mình. 
Rất nhiều người đã dành cho LS Đôn sự thiện cảm sau vụ án Ngô Thanh Kiều và trong bối cảnh xã hội đang có quá nhiều vấn đề để giải quyết, để cải tạo thì rất cần nhiều LS như Võ An Đôn để làm thay đổi những quan niệm đã trở nên lạc hậu, xưa cũ. Và cũng sẽ không ai dám phủ nhận tài năng của LS Đôn trong vấn đề pháp lý và điều này lại càng cần cho Quốc hội trên cương vị là cơ quan lập pháp cao nhất. Vậy nhưng, thật đáng tiếc đó chỉ là những mảng sáng trong nhân cách, phẩm chất của LS Võ An Đôn. Những mảng sáng còn lại ấy đã được 10/16 người tham gia Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú/ làm việc chỉ ra. 

Thế mới biết, để một "con sâu" chui vào "nồi canh" mang tên Quốc hội không phải là chuyện gì đó dễ dàng! Điều này ít nhất đúng với trường hợp LS Võ An Đôn! 

No comments:

Post a Comment