2016/04/06

KHI MỌI ĐỒN ĐOÁN ĐỀU BẰNG THỪA!

Trước khi đăng tải bài viết và cũng là một câu hỏi của Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada.http://bbc.in/22b24lZ có tên "Sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thực sự chấm dứt?" trên trang của mình, BBC Vietnamese có bài viết: "Không ngạc nhiên khi Thủ tướng Dũng nghỉ". Nghĩa là trong cùng một nội dung (liên quan Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng), BBC Vietnamese đã cho thấy sự mâu thuẫn rất đỗi khó lí giải của chính mình! Và để làm rõ hơn sự mâu thuẫn có tính phổ biến, chu kỳ của hãng tin này xin được nói đôi điều xung quanh bài viết phỏng theo câu hỏi của LS Vũ Đức Khanh (đến từ Canada). 


Cũng xin nói luôn là tôi không quan tâm vị LS có tên Vũ Đức Khanh kia là ai bởi chắc chắn nó cũng không tác động quá nhiều độ chuẩn xác, xác thực của thông tin, nhận định được nói đến. Nhiều người trong nước trực tiếp chứng kiến cảm nhận, thậm chí là chịu tác động trực tiếp của các biến động chính trị trong nước đôi khi còn nhận thức chưa đúng huống hồ đó là một người định cư tại nước ngoài như LS Khanh. Đó là còn chưa nói đến việc ông Khanh có mặt tại Canada theo diện gì? và sẽ chẳng có gì lạ nếu ông Khanh là con em của chế độ Ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn ra đi sau sự kiệ 30.4.1975! 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Nguồn: Internet. 

Mở đầu bài viết được đăng tải trên facebook cá nhân, Vũ Đức Khanh cũng không quên nhắc lại những diễn biến chính được báo chí trong nước đăng tải xung quanh việc Quốc hội sẽ bỏ phiếu kín miễn nhiệm Thủ tướng, sau đó bỏ phiếu kín bầu Thủ tướng mới: "Truyền thông nhà nước loan báo ngày 6/4, Quốc hội (QH) sẽ bỏ phiếu kín miễn nhiệm Thủ tướng, sau đó bỏ phiếu kín bầu Thủ tướng mới. Ngày 7/4, tân Thủ tướng sẽ tuyên thệ nhậm chức.

Theo ông Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc, "công tác nhân sự được tiến hành vào kỳ họp cuối không có gì mâu thuẫn với luật định, theo đó cho phép kiện toàn nhân sự trong nhiệm kỳ. Các chức danh kể trên (Chủ tịch QH, Chủ tịch nước, Thủ tướng) cần 'kiện toàn' vì sau Đại hội Đảng 12, những người đang giữ các vị trí này không tái cử Ban chấp hành TW đảng." và rằng “đây không phải là lần đầu tiên thực hiện sớm việc kiện toàn nhân sự. Công việc tương tự cũng đã được thực hiện tại kỳ họp thứ 9 QH khóa 11 (2006)." Tuy nhiên, LS này nhắc lại không phải là để cho những ai theo dõi bài viết của mình xác thực về một trong các nội dung đang diễn ra tại kỳ họp cuối cùng Quốc hội khóa XIII tại Việt Nam mà là để chỉ ra rằng việc miễn nhiệm và bầu các chức danh chủ chốt, trong đó có chức danh Thủ tướng Chính phủ là "một điều không bình thường", là "sai, vi hiến cũng như trái với những thông lệ bình thường nhất của một nhà nước pháp quyền chuẩn mực và, của cả thông lệ của QH Việt Nam". 

Riêng với các nội dung này, xin được chỉ cho LS Khanh các đầu văn bản có tính căn cứ, quy định trong miễn nhiệm, bầu mới đối với chức danh Thủ tướng Chính phủ và là cũng để thấy rằng, Quốc hội XIII đã không vi phạm Hiến pháp trong các hoạt động của chính mình: "Căn cứ điểm 5 của Nghị quyết số 01 ngày 12/3/2016 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Căn cứ điều 88 của Hiến pháp 2013; Căn cứ Điều 11 luật Tổ chức Quốc hội và căn cứ vào Nội quy kỳ họp Quốc hội, Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Tấn Dũng". Tôi tin chắc rằng, LS Khanh sẽ thay đổi quan điểm nếu ông kiên trì tìm hiểu các văn bản được nêu trên đây! 

Còn đối với câu hỏi được LS Khanh đặt ra ở giữa bài viết xuất phát từ câu hỏi của một đám người được ông này gọi tên là "nhiều nhà quan sát thời sự Việt Nam": "Sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Dũng đã hết?" thì có lẽ đây là một sự bịa đặt và tạo cớ của riêng LS Khanh. Điều này thể hiện rõ từ cách đặt vấn đề của LS này: "Sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Dũng đã hết? Đó là câu hỏi mà nhiều nhà quan sát thời sự Việt Nam thường hỏi tôi. Câu trả lời đơn giản nhất của tôi là tốt nhất quý vị nên tìm đến ông Dũng mà hỏi vì tôi không phải là ông Dũng, nên không thể trả lời thay cho ông ấy. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng ông Dũng không phải là người đơn giản và nếu sự nghiệp chính trị của ông có chấm dứt hay không thì chỉ do ông ta quyết định, không một ai có thể quyết định chấm dứt sự nghiệp chính trị của ông ấy". 

Dường như khi đọc những dòng này, tôi có cảm giác câu hỏi kia cũng do LS Khanh tự đặt ra (chứ không có một ai đặt và hỏi về điều này) để khai mở một vấn đề do chính ông nghĩ ra bởi chỉ có một kẻ điên mới nghĩ rằng, một người không trúng cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Quốc hội khóa XIII đang tiến hành các thủ tục miễn nhiệm để bầu Thủ tướng mới lại có thể "tiếp tục cuộc đời chính trị" theo nghĩa sẽ tiếp tục tham chiến đường đường, chính chính. Và nực cười thay, vị LS đang sinh sống tại Canada này lại có thể nghĩ ra chuyện: ...."và ông biết rất rõ điều đó, thì ông chỉ có một cách duy nhất là đứng ra lập một tổ chức chính trị mới cạnh tranh với ĐCSVN. Tuy sự nghiệp chính trị của ông với ĐCSVN đã thực sự chấm dứt kể từ đây nhưng một chân trời mới tự do, dân chủ của đất nước đang rộng mở đón chào ông". 

Ông Dũng đã từ giã chính trường và ông đã cảm thấy thanh thản sau khi Quốc hội chính thức bỏ phiếu kín để miễn nhiệm để bầu thủ tướng mới lên thay thế. Vậy nên, tốt hơn hết hãy để ông ấy yên bởi vài ba cái trò lừa bịp kiểu trẻ con ấy không thể làm nên được điều gì đó đủ to lớn. 

An Chiến

No comments:

Post a Comment