Ông Trần Đăng Tuấn: Nguồn: Tại đây
Không
quá ồn ào, chủ nhân của chương trình từ thiện Cơm có thịt - ông Trần
Đăng Tuấn, nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, hiện là
Tổng giám đốc Truyền hình An Viên (AVG) đã phát đi tuyên bố tự ứng cử
trên FB cá nhân (sau khi hoàn tất các thủ tục theo quy định ngay
trước khi thời hạn đăng ký ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 kết thúc.
Hành động của ông Tuấn khi đó đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình cũng như
sự tán dương của những đại biểu Quốc hội tiền nhiệm như ông Nguyễn Minh
Thuyết, ông Dương Trung Quốc.
Và
cũng kể từ dạo ấy, ông Tuấn đã trao quyền quyết định cái tương lai
chính trị của mình dành cho các nhà chức trách và những người sẽ dùng lá
phiếu để đánh giá về mình! Trên FB cá nhân tại địa chỉ Trần Đăng Tuấn không
thấy bất cứ nội dung nào có tính PR cá nhân hay kêu gọi sự ủng hộ của
dư luận xã hội hay giới chức nhà nước. Sự im lặng của ông Tuấn vì thế có
lúc đã khiến những người xung quanh ông tỏ ra hoài nghi về động cơ cũng
như quyết tâm đi đến tận cùng con đường tự ứng cử đại biểu Quốc hội mà
ông đã chọn lựa. Nó khác hoàn toàn với cái cách mà Nguyễn Quang A,
Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Công Vương (tức Vượng Râu), Đỗ Nguyễn Mai
Khôi... đến, sống với thời khắc trước thềm bầu cử.
Ở
đây, mặc dù cá nhân người viết không muốn có bất cứ sự so sánh/đối
chiếu nào về mặt kết quả từ cách ứng xử giữa sự ồn ào của các cá nhân
được nêu tên và sự im lặng có vẻ như bất thường của ông Trần Đăng Tuấn.
Nhưng sự thật hai cách ứng xử đã cho hai kết quả khác nhau và có lẽ hơi
sớm để kết luận vấn đề song cách ứng xử là nhân tố quyết định kết quả,
tương lai của các cá nhân tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội.
Theo kết quả lấy phiếu tín nhiệm cử tri nơi cư trú đối với cá nhân tự ứng cử Đại biểu Quốc hội được cập nhật từ trang Góc nhìn thời đại, các cá nhân tự ứng cử Đại biểu Quốc hội gây ra sự ồn ào trên các diễn đàn mạng đã nhận phải những kết quả hết sức bết bát: "1. Hoàng Dũng (TP Hồ Chí Minh): 7 % đồng ý giới thiệu. 2. Đỗ Nguyễn Mai Khôi (Khánh Hòa): 28 %. 3. Lâm Ngân Mai (TP Hồ Chí Minh): 03/82 phiếu. Trong đó có 2 mẹ con Ngân Mai. 4. Võ An Đôn (Phú Yên): 29/86. 5. Đỗ Anh Tuấn (Vĩnh Phúc): 01/71 phiếu. 6. Nguyễn Trang Nhung (TP Hồ Chí Minh): 1/63 phiếu. 7. Bùi Minh Quốc (Lâm Đồng): bỏ không dự hội nghị cử tri. 8. Nguyễn Chí Trung (TP Hồ Chí Minh): Tẩy chay hội nghị cử tri. 9. Ngô Anh Tuấn (Nghệ An): 36/76 phiếu. 10. Ngô Xuân Phúc (Nghệ An): 10/106 phiếu. 11. Lê Văn Luân (Bắc Ninh): 10/71 phiếu. 12. Nguyễn Kim Anh (Đồng Nai): 2/80 phiếu. 13: Nguyễn Quang A (Hà Nội): 6/75 người biểu quyết ủng hộ. 14. Nguyễn Xuân Diện (Hà Nội): 6/66 phiếu. Trong đó có 2 vợ chồng Diện. 15. Nguyễn Kim Môn (Hà Nội): 3/81 phiếu, gia đình có 4 người là vợ chồng và 2 con đều đã đến tuổi cử tri cùng đi họp!!!". Trong
khi đó, không hề có bất cứ sự dụng công hay "thủ đoạn" nào trong thu
hút sự ủng hộ của dư luận nói chung, cử tri nơi cư trú nói riêng nhưng
ông Tuấn đã nhận được 100% sự ủng hộ tại hội nghị lấy ý kiến của cử tri nơi cư trú.
Cũng
xin nói thêm, bản thân ông Trần Đăng Tuấn là một người ưa phản biện và
cổ súy cho phản biện xã hội. Còn nhớ, trong dịp UBND TP Hà Nội ra quyết
định thay thế toàn bộ cây xanh (cây cổ thụ) trên địa bàn, với góc nhìn
của một nhà báo, một công dân "yêu Thủ đô ngàn năm Văn hiến", ông Tuấn
đã kiến nghị Hà Nội dừng chặt bỏ 6.700 cây xanh,
một động thái mà theo nhiều người ông Tuấn đã tự chuốc vào mình sự
thiếu thiện cảm về mình từ chính quyền. Tuy nhiên, rõ ràng với những gì
đã diễn ra tại hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú vừa qua thì những
suy nghĩ về cách đối đãi, ứng xử của chính quyền đối với ông Tuấn là hết
sức sai lầm. Họ tôn trọng ở ông Tuấn cái tinh thần xây dựng, sự tích
cực trong mỗi hành động của ông và đương nhiên những người xung quanh
ông lại càng hiểu hơn hết. Cho nên thật dễ hiểu tại sao, ông Tuấn lại có
được kết quả tín nhiệm cao đến thế trong khi đám người tự xưng là các
nhà phản biện xã hội lại bết bát và thảm hại đến thế.
Chưa
hết, điều đáng quý của ông Tuấn là sự khiêm nhường, không quá tham vọng
dù khả năng của ông là có thừa. Điều này được thể hiện qua câu trả lời
của ông này sau khi kết thúc hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú: "nếu
sau hiệp thương, tên ông có trong danh sách để bầu thì cơ hội trúng cử
của một người tự ứng cử, khách quan mà nhìn nhận, là không nhiều". Và
ông vẫn kiên trì cái mục đích tự ứng cử của mình là để xóa đi suy nghĩ
theo ông là "cách biện hộ cho sự yếu đuối" khi "lấy lý do xác suất thành công quá nhỏ mà không làm điều gì đó cần làm".
***
Với kết quả đạt được, ông Tuấn sẽ tiếp tục có tên trong Hội nghị hiệp
thương lần 3 dự kiến sẽ diễn ra trong tuần này và hi vọng rằng ông sẽ
tiếp tục gặp thuận lợi trên con đường thực hiện cái mục tiêu của mình.
No comments:
Post a Comment