2016/04/01

Cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro: “Cuba không cần đến quà tặng của đế quốc”

Mẹ Đốp


Đã có những ồn ào xung quanh chuyện Tổng thống Mỹ B. Obama đã từ chối không gặp gỡ với Cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro trong chuyến công du lịch sử tới Cuba. Những lí do kiểu suy đoán là chính cũng vì thế được dịp nở rộ. Và trong bối cảnh báo chí chưa có thể giải mã được nguyên nhân vì sao có sự từ chối của Tổng thống Obama theo sự phản ánh của báo chí Mỹ thì có vẻ như nhiều người đã tự thỏa mãn với kiểu lí do như thế. 

Ở bài viếttrước đó, Mõ Làng cũng đã cố gắng luận giải vấn đề dưới góc nhìn của cá nhân. Trong đó, cũng đã đặt ra vấn đề: (1) Tổng thống B.Obama từ chối gặp Cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro vì sợ dư luận trong nước. Đồng thời cũng đã khuyến cáo những ai theo dõi và quan tâm tới vấn đề hãy thử đặt ra một câu hỏi ngược lại: "Liệu Fidel Castro có muốn gặp Tổng thống Obama không khi ông này đến thăm Cu ba?". Và tôi tin đã nhiều người tự tìm cho mình một câu trả lời có tính xác đoán và công bằng nhất về một sự kiện bất thường trong chuyến công du của người đứng đầu Nhà Trắng trên đất Cuba. Tuy nhiên, cũng giống như hầu hết các nhận định và phán đoán trước đó, tất cả đều mang tính suy đoán là chính và sự thật - chân lý sẽ chưa xuất hiện chừng nào một trong hai chủ thể của câu chuyện (Cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro và Tổng thống Obama) chưa chính thức lên tiếng. Lí do của sự từ chối vì thế vẫn là một ẩn số với những ai theo đuổi câu chuyện đến tận cùng. 
Và Fidel Castro đã lên tiếng trước....
Trong một bức thư gửi đích danh Tổng thống Mỹ B.Obama vài ngày sau khi kết thúc chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ tới Cuba, Cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro đã thể hiện cảm xúc của chính mình khi chứng kiến cuộc viếng thăm lịch sử. Bức thư có đoạn viết: “Obama đã đọc một bài diễn văn mà ông ấy dùng những từ ngọt ngào nhất để diễn cảm: ‘Đây là lúc quên đi quá khứ, để lại quá khứ sau lưng, chúng ta hãy cùng nhìn về tương lai, một tương lai hy vọng. Điều đó sẽ không dễ dàng. Sẽ có những thách thức và chúng ta phải cần thời gian nhưng sự kiện tôi có mặt ở đây đã cho tôi nhiều hy vọng hơn về những gì chúng ta có thể cùng làm với nhau như những người bạn, như gia đình, như láng giềng".

“Tôi (Fidel) nghĩ tất cả chúng ta đều có nguy cơ bị đau tim khi nghe những lời này từ Tổng thống Mỹ. Sau sự cấm vận thô bạo kéo dài gần 60 năm, rồi còn những người đã chết trong các cuộc tấn công đánh thuê vào tàu-cảng Cuba, một máy bay đầy hành khách nổ tung trên không, những cuộc xâm chiếm đánh thuê, nhiều hành động bạo lực và cưỡng ép (vậy thì phải nói sao đây)? Không ai nên hoang tưởng rằng những người của quốc gia vị tha và phẩm hạnh này sẽ từ bỏ huy hoàng, quyền lợi và tài sản tinh thần mà họ giành được cùng với sự phát triển giáo dục, khoa học và văn hóa”. 

“Tôi cũng phải cảnh báo rằng chúng ta có thể sản xuất thực phẩm và sự dồi dào nguyên liệu mà chúng ta cần bằng nỗ lực và sự thông minh của người dân chúng ta. Chúng ta không cần đế quốc cho chúng ta bất cứ gì. Những nỗ lực của chúng ta sẽ là hợp pháp và hòa bình, tương tự như cam kết của chúng ta với hòa bình và tình hữu nghị đối với tất cả loài người sống trên hành tinh này”. 

Như vậy, mặc dù bức thư không đề cập đến lí do "ông Obama không gặp lãnh đạo Fidel Castro" (và trên thực tế ông Fidel Castro không có trách nhiệm hay nguyên cớ để nói về một điều mà trong một khía cạnh nào đó ông không quá liên quan/ báo chí chỉ đề cập đến một chiều mà không thử đặt câu hỏi ngược lại) nhưng qua nội dung đã thể hiện được phần nào điều chúng ta đang cần. Fidel Castro không quá tin tưởng vào triển vọng quan hệ hai nước dù cho người Mỹ đã tiến hành tiến trình hòa giải quan hệ với Cuba được gần 2 năm. Song Fidel Castro không phản đối các chính sách, thỏa thuận mà hai bên đang thực hiện, ông vẫn để mọi thứ diễn ra theo một lộ trình thuận lợi nhất. 

Việc Fidel Castro không phản đối hay chưa có sự ủng hộ tuyệt đối cho tiến trình bình thường hóa quan hệ không phải uy tín, sự ảnh hưởng của ông đã giảm sút. Cần nhớ rằng, người đang đảm nhận cương vị lãnh đạo tối cao tại Cuba là em trai của ông - một người đã tuyên thệ tiếp tục thực hiện lí tưởng của anh trai mình - ông Fidel Castro. Hiểu như thế để thấy rằng, sẽ không có chuyện "lệch pha" trong giới lãnh đạo Cuba hay giữa hai anh em nhà Castro trong thực thi chính sách đối với Mỹ. 

Rõ ràng, sẽ không ai dám phủ định vai trò từ việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ đối với nền kinh tế Cuba vốn bị cấm vận suốt 60 năm qua. Song điều mà giới chức Cuba luôn cần là sự ủng hộ tuyệt đối của người dân cho các chính sách của mình (điều đã giúp họ sống, tồn tại và thậm chí là phát triển suốt 60 Mỹ áp dụng chính sách cấm vận). Cho nên, đối với một sự kiện có ý nghĩa lịch sử và hệ trọng (Bình thường hóa quan hệ với Mỹ), Cuba không muốn có bất cứ một sự sai sót nào dù nhỏ nhất. Và sự thận trọng trong từng bước đi là điều mà họ sẽ phải thể hiện để người dân Cuba tiếp tục trao gửi niềm tin vào Nhà nước và trong bối cảnh như thế sẽ không ai đảm nhận vị trí "Nhạc trưởng" hơn lãnh tụ Fidel Castro. 

Không gặp/từ chối gặp Tổng thống B.Obama trong chuyến công du Cuba với Fidel Castro vì thế mà một sự mệnh lịch sử. Lãnh tụ Fidel Castro mới là người chủ động trong sự việc gây nóng dư luận này!

No comments:

Post a Comment