2016/04/20

Báo Lao động chỉ biết "vuốt ve dư luận"

Chiềng Chạ



Trước đó, viết về những sai lầm hết sức ngớ ngẩn của một cây chính luận đinh của báo Lao Động Đào Tuấn tại địa chỉ http://laodong.com.vn/…/cai-nam-tay-hay-cu-da-do-khong-phai…http://laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/cai-nam-tay-hay-cu-da-do-khong-phai-la-de-danh-cho-dan-540998.bld. Chủ FB Nguyen Quang đã tương đối dày công trong việc chỉ ra cho dư luận thấy được tương đối rõ bản chất câu chuyện anh Công an Phường quật ngã gã hàng rong gây rúng động dư luận trong thời gian qua. Đó cũng là lời cảnh báo về tình trạng không ít cây viết có tiếng của một số tờ báo tương đối có uy tín không giữ được chính mình trước những sức ép từ dư luận.
Thay vì định hướng dư luận, báo Lao động làm điều ngược lại....
Quy luật cuộc sống chỉ ra rằng, những kẻ có thể sống được và giàu lên dù cho xã hội đang rơi vào vòng luẩn quẩn liên tiếp của khủng hoảng chính là họ biết thích nghi, biết ngả ngiêng theo xu hướng đa số, thường thấy của dư luận. Nhưng chức năng, nhiệm vụ của báo chí không giống như cái phương thức để một người có thể sống được và giàu lên như đang nói đến. Theo đó, thay vì chỉ biết nói nguyên văn cái điều dư luận đang quan tâm, báo chí sẽ phải gạn đục khơi trong, chỉ ra cho dư luận thấy được đâu mới là bản chất thực của câu chuyện/sự việc. Đồng thời, thông qua hoạt động nghiệp vụ của mình (sản phẩm là các tin, bài), báo chí tiếp tục định hướng cho dư luận về  xu hướng tích cực góp phần thúc đẩy về các chân giá trị cuộc sống.

Tiếc rằng, trong bài viết phản ánh về sự việc giữa viên Cảnh sát Phường và gã hàng rong tại TP Hồ Chí Minh vừa qua báo Lao Động đã phạm phải điều tối kỵ.
Cụ thể, đồng tình rằng trong câu chuyện đang được nói đến viên cảnh sát có hơi nóng nảy và rằng còn rất nhiều cách ứng xử có thể đi đến giải quyết sự việc một cách gọn gẽ và nhanh chóng. Cái sai đây là sự nóng giận, "cả giận mất khôn" và cái giá mà anh ta đang phải đối diện là cái án kỷ luật cùng việc bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để lo viện phí cho gã hàng rong! Tuy nhiên, ngoài sự nóng giận ra thì viên cảnh sát này không phạm phải bất cứ một sai lầm nào để đến nỗi Đào Tuấn gọi đó là "vết nhơ". 

Trong khi đó, xét trên khía cạnh nhân đạo gã hàng rong cũng có chút đáng thương. Đó là một kẻ nghèo khó gần tận đáy của xã hội bởi nếu không quá nghèo thì anh ta đã không chọn cái nghề hàng rong dặt dẹo để mưu sinh qua ngày. Song công bằng mà nói thì anh ta đáng trách hơn là đáng thương. Cái lí do khiến anh ta phản kháng lại yêu cầu của viên cảnh sát không phải vì anh ta đúng mà là anh ta đang cố bào chữa cho cái sự sai của anh ta và rất nhiều người trong khi những người khác đã tuân thủ thay vì cố phản kháng.

Xung quanh sự việc này, có một điều chúng ta không thể không quan tâm. Ngay khi sự việc xảy ra, dưới góc nhìn của rất nhiều người qua những thông tin được lan truyền trên internet, đó là kết quả của một vấn nạn xin được tạm gọi là sự lạm quyền của những kẻ thừa hành pháp luật mặc dù nếu theo dõi kỹ hơn video ghi lại về sự việc thì có thể chiều hướng câu chuyện có thể đã khác đi. Các tình tiết liên quan, thái độ mẫn cán, tận tụy trong công việc của viên Công an không hề được đưa ra để xem xét, đánh giá về các chủ thể liên quan. 

Chính cái thói xét đoán câu chuyện với một thái độ hết sức dửng dưng và không chi tiết đã khiến sự thật câu chuyện đi xa ra cái quỹ đạo thường thấy. Câu hỏi đặt ra là những người như nhà báo Đào Tuấn có biết điều này không? Có hiểu đâu là bản chất thật của câu chuyện không? Thì xin thưa rằng, họ biết hơn ai hết không chỉ là vì kinh nghiệm của một người làm nghề báo mà đó là một trong những nguyên tắc cơ bản trong hành nghề mà nếu đi ngược lại thì họ sẽ phải trả giá. Cái sức ép từ dư luận đôi khi cũng khiến cho một người trở nên mất nghề là vì thế. Tuy nhiên, với một cách đưa tin kiểu vuốt đuôi và chiều lòng dư luận, nhà báo Đào Tuấn đã "thí tốt" viên Công an từ lúc nào không hay. 

Có lẽ sự việc sẽ không đáng được bàn đến thế và người quan tâm sẽ thay vì "tin sái cổ" những điều được lan truyền trên Internet thì sẽ chờ đợi kết quả cuối cùng từ cơ quan chức năng nếu không có bài viết của Đào Tuấn trên báo Lao Động. Sự chính danh của một tờ báo lớn và chiều hướng đăng tin về sự việc đã củng cố thêm cho dư luận về một điều mà họ đã được tiếp cận trước đó. Và đương nhiên sau khi bài báo được đăng tải cái sức ép của dư luận lên câu chuyện vì thế càng trở nên lớn hơn rất nhiều. Đây cũng là lí do khiến Công an TP Hồ Chí Minh, cơ quan chủ quan đứng ra phán xét, ra quyết định cuối cùng thay vì kiên định trong việc chống chọi với dư luận để bảo vệ cán bộ thuộc cấp thì đang có xu hướng nghiêng ngả. 

Theo thông tin mới đây nhất, cơ quan này đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với viên cảnh sát và nếu dư luận không lắng xuống, chủ nhân bài báo nói trên (Đào Tuấn) không đính chính thì đó có thể là hình thức kỷ luật mà viên cảnh sát kia phải gánh chịu. Và khi đó, bản chất câu chuyện sẽ mãi thuộc về bóng tối, viên cảnh sát sẽ mãi được biết đến như một mẫu hình của một kẻ lạm quyền trong thực thi công vụ mà không một ai có thể gội rửa cho anh ta. Thiết nghĩ rằng, cùng với việc giữ nguyên lập trường trong việc bảo vệ viên công an tên Hà, đã đến lúc Công an TP Hồ Chí Minh nên có văn bản kiến nghị yêu cầu Báo Lao Động, cá nhân nhà báo Đào Tuấn có nội dung đính chính công khai về bản chất sự việc. 
Báo Lao Động lại gây chuyện....
Tôi hiểu rằng, trong câu chuyện nói trên, báo Lao Động có cái khó trong việc đính chính nội dung bài báo của nhà báo Đào Tuấn. Danh dự, uy tín và tương lai của một tờ báo tương đối lớn khiến họ không thể hạ mình dù biết như thế là không đúng. 

Nhưng cứ ngỡ rằng, sau tất cả những gì đã qua, Báo Lao Động nói chung, cá nhân nhà báo Đào Tuấn nói riêng đã tự rút cho mình một bài học "xương máu" và để đời thì mới đây nhất, tờ báo này lại khiến dư luận phải bàng hoàng xung quanh một câu chuyện khác và tất nhiên tư duy đưa tin vẫn là "vuốt đuôi dư luận". Câu chuyện được FBMai Duong chia sẻ như sau: 
"Nấu cháo tại trụ sở ủy ban xã, là trò quậy phá Chí Phèo nhất mà những kẻ đầu trò khiếu kiện có thể nghĩ ra.
Ủy ban xã, tất nhiên ở địa phương làng, tất nhiên không phải là để giải quyết nhu cầu chống đói, mà chỉ giải quyết nhu cầu quậy phá.

Người ủy ban, cũng là người làng, người địa phương cả. Quanh đi quẩn lại đụng nhau nên đa số là nhẫn nhịn. Nhưng quá đà thì phải xử lý.

Khi tập trung đông người, kẻ cơ hội hoàn toàn có thể kích động để tiến tới đập phá trụ sở UB xã.

Năm 2008, trụ sở UBND huyện Văn Giang, Hưng Yên cũng bị đập phá khi các cán bộ ở đây vì tính địa phương mà chần chừ không xử lý.

Bắt là đúng.

Thử lên Hùng Vương hay Nguyễn Cảnh Chân nấu thử xem!

Báo Lao Động, thứ báo giả ngu giả ngơ bậc nhất đang cố tình khiêu khích dư luận để câu view. Họ biết chứ không phải không biết, nhưng vẫn cố tình làm vậy.
Người dân thiếu hiểu biết bị dẫn dắt còn có thể thông cảm, nhưng mang thân nhà báo đi cổ súy những hành vi này để câu viu mà bất biết có thể đem lại tai họa cho người dân khác, đó là loại mất dạy!". 
Không hiểu báo chí Việt Nam sẽ đi đến đâu khi vẫn còn những tờ báo tự đánh mất thiên chức vốn có của mình để viết báo, đưa tin không khác gì đám Hội Dân oanhay Việt Tân vẫn làm?

No comments:

Post a Comment