2016/03/20

Vận động xin chữ ký để ứng cử ĐBQH có phải là ưu việt?

Loa Phường

Ông Nguyễn Quang A đang khoe và thẩm du rằng, ông ta đã thu được 5000 chữ ký ủng hộ ứng cử Đại biểu Quốc hội và khoảng 100 chữ ký nơi cư trú với ý đồ là nếu ở Hội nghị cử tri do Hội đồng bầu cử địa phương tổ chức, ông ta bị đa số cử tri tham dự bỏ phiếu không ủng hộ ông ta ứng cử thì đây sẽ là căn cứ để “phủ nhận” ý kiến cử tri nơi cư trú.




Cao hứng với thành quả là 5000 chữ ký thu thập được, ông còn làm hẳn kiến nghị lên Ủy Ban bầu cử Quốc gia đề nghị bổ sung quy định vào Luật Bầu cử Việt Nam trong tương lai, người dân nào muốn ra ứng cử độc lập vào cơ quan dân cử phải xin được số chữ ký nhất định theo như cách làm của một số quốc gia Châu Âu. Lập luật duy nhất cho việc đề xuất luật này là “đây là tập quán lành mạnh ở nhiều nước”, ngoài ra ông ta không nêu được thêm lý do nào có tính thuyết phục hơn cho kiến nghị của mình. Điều đó, ông không hề có tác phong làm việc của một trí thức, một nhà khoa học khi đưa ra bất cứ lập luận, kiến xuất nào đều phải đưa ra cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận có tính thuyết phục. Đồng thời, nó còn chứng tỏ, ông ta mượn cớ gửi kiến nghị thực ra nhằm “khoe” với Hội đồng bầu cử về “uy tín, ảnh hưởng” của mình và ám chỉ mình xứng đáng được trở thành ĐBQH, lối hành xử này cho thấy, “phong cách đòi quà của đứa trẻ” ở một ông già đã 60 tuổi và đang khoác áo “nhà hoạt động”, “nhân sỹ trí thức”!
Sự kiện này khiến tôi liên tưởng đến sự việc cha mẹ tử tù thảm sát Bình Dương đi vận động được 10.000 chữ ký ủng hộ tha chết cho kẻ giết 6 mạng người là con dứt ruột đẻ ra của mình đang gây sự chú ý trên mạng. Tất nhiên cha mẹ tử tù trên, không như ông Nguyễn Quang A lấy chữ ký qua mạng và có một ban vận động xin chữ ký cho mình, cha mẹ tử tù trên xin được 10 ngàn chữ ký tươi/xịn, kèm theo những lời đồng cảm của những người dân mà họ gặp, cầu xin chữ ký! Hành xử của ông Nguyễn Quang A “vác rá” đi xin chữ ký người dân, họ hàng, làng xóm ủng hộ cho mình ứng cử xem ra cũng gần giống với “hy vọng” của cha mẹ tử tù trên, rằng mình sẽ dùng cái “áp lực” này để vượt qua khuôn khổ luật pháp (với ông Quang A là khuôn khổ/tiêu chuẩn về tư cách, đạo đức của một Đại biểu Quốc hội).
Bàn về trò xin chữ ký làm “tiêu chuẩn” ứng cử ĐBQH, bạn sinh viên Hoàng Thị Nhật Lệ châm biếm ông Nguyễn Quang A
“Nói ông Quang A đừng giận, vài nghìn cái chữ ký “tươi” của ông không bằng số lẻ fan hâm mộ của Sơn Tùng hay Lệ Rơi. Nếu như 2 nhân vật này cũng làm đơn tự ứng cử như ông và hô hào fan của họ ký tên ủng hộ. Tôi đảm bảo lúc đó không ai biết Quang A là ai luôn.
Thôi nói gì thì nói, tự ứng cử là quyền của ông. Có để ông trở thành đại diện của mình hay không lại là việc của nhân dân. Chỉ mong sao sau này nếu có tạch vì không ai tín nhiệm, ông đừng mang đống chữ ký đó ra để lòe thiên hạ. À quên hỏi nhỏ ông câu này. Theo như lời ông nói thì ông “nhận được 100 chữ ký ủng hộ từ cử tri nơi cư trú”. Vậy ông cho tôi hỏi, trong số 100 chữ ký đó, có bao nhiêu chữ ký ông kiếm được từ việc “vác ra đi xin” cùng với vợ mình hôm mùng 4 tết vừa rồi ? Tôi nghe bác Bái – tổ trưởng tổ dân phố nơi ông sinh sống nói ông xin chữ ký cả của những cụ năm nay đã hơn 90 tuổi, tinh thần không còn minh mẫn. Nể ông thật đấy”.
 Trước đó nghe ông Nguyễn Quang A khoe được dân cư nơi cư trú ủng hộ ông ứng cử khiến nhóm bạn Lệ đến phỏng vấn người dân ở đây, từ đó họ thấy rõ thực hư của trò “xin chữ ký” này, chắc chỉ thuộc về “thiểu số” những người có bản lĩnh “mặt dạn mày dày” mới làm nổi, theo quan niệm về ứng xử của người Việt


Đúng như bạn trẻ này nói, “Giữa việc không cần chữ ký ủng hộ cũng có thể ra ứng cử và phải có 100 chữ ký mới được ứng cử, theo ông cái nào hơn ?”. Tâm lý người Việt hay cả nể, thương xót cảm tính chứ không “sỗ sàng”,”thẳng thắn” như lối hành xử của người phương Tây, cũng như trường hợp bà mẹ tử tù trên, họ có thể ký tên ủng hộ vì thấy tội cho bà mẹ cũng như nỗi đau của người làm cha làm mẹ phải chứng kiến con mình chết, vì “một lời chào cao hơn mâm cỗ” nhưng để khi cần quyết định cái gì đúng/sai, thì họ không “a dua” như ông ảo tưởng đâu.

No comments:

Post a Comment