2016/03/30

NHÀ BÁO CÓ ĐƯỢC BẢO VỆ KHÔNG?

Ong Bắp Cày


He he, nghe anh Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng phát biểu thấy kinh.


Link đây:
http://laodong.com.vn/thoi-su-xa-hoi/neu-khong-bao-ve-nha-bao-thi-khong-ai-dam-len-an-dau-tranh-bao-ve-cong-ly-534510.bld

Vừa phải thôi anh!

Ai bảo với anh là không có ai bảo vệ nhà báo. Thế pháp luật vứt đi đâu? Ai nói với anh là chỉ có nhà báo mới biết đấu tranh bảo vệ công lý?

Việc nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị côn đồ đánh là đáng tiếc, nhưng không vì thế mà kết luận, rằng không ai bảo vệ nhà báo. 

Vì công an không phải lúc nào cũng đi bảo vệ nhà báo được, nhất là trong những vụ việc mang tính bí mật mà chỉ mình nhà báo và Tòa soạn biết.

Phải nói thế này, trước hết, nhà báo là công dân nên được bảo vệ như mọi công dân khác. 

Cũng nên nhớ, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, vì thế, pháp luật bảo vệ công dân như thế nào thì bảo vệ nhà báo như thế ấy. Anh không thể nói tôi là nhà báo nên tính mạng sức khỏe của tôi quý hơn công dân khác và vì thế pháp luật phải bảo vệ tôi tốt hơn một nhà giáo được.

Ngoài việc được pháp luật, cơ quan, đồng nghiệp và bạn đọc bảo vệ thì chính nhà báo phải biết tự bảo vệ mình. Đến mình mà còn không tự bảo vệ được thì làm sao bảo vệ được người khác hay công lý?

Cách bảo vệ mình tốt nhất, ngoài cảnh giác với tội phạm, tệ nạn xã hội, thói xấu của người khác thì nhà báo cần phải hành nghề trung thực, đúng luật.

Thực tế, nhiều nhà báo bị xã hội đen, hay bọn tham nhũng trả thù, nhưng cũng không ít nhà báo dính chàm vì câu kết với xã hội đen hoặc tội phạm. Nhiều nhà báo nhiễm thói hư tật xấu, dính vào tệ nạn xã hội và nhiều nhà báo cũng đã tự biến mình thành tội phạm mà đánh mất mình. Cũng không ít nhà báo hành nghề thiếu trung thực và vi phạm pháp luật dẫn đến bị chính người dân đánh hoặc pháp luật trừng trị. Dưới góc nhìn này, các nhà báo phải biết tự bảo vệ mình.

Luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn luật sư TP.HCM) cũng từng có thời gian làm báo lâu năm, cho rằng cần thiết phải trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật cho nhà báo. Theo luật sư Đức, đây sẽ là một trong những biện pháp hữu hiệu để giúp các tòa soạn và phóng viên tránh được rủi ro khi tác nghiệp: hiểu và vận dụng đúng quyền và nghĩa vụ của nhà báo, cẩn thận khi sử dụng tài liệu của cơ quan nhà nước để tránh việc đưa tài liệu mật lên mặt báo và tôn trọng quyền dân sự của các tổ chức và cá nhân.

Nói gì thì nói, nhà báo dùng sức mạnh của truyền thông để đấu tranh bảo vệ công lý là rất hiệu quả, nhưng cũng không thể nói chỉ có nhà báo mới biết đấu tranh bảo vệ công lý.

Thực tế, đấu tranh bảo vệ công lý, như cách nói của báo đài thì trách nhiệm thuộc về cả hệ thống chính trị, thuộc về các cơ quan, tổ chức và cá nhân, tóm lại là toàn xã hội chứ không riêng gì nhà báo mới có sứ mạng thiêng liêng này anh ạ.

Dù rất bức xúc trước việc các nhà báo bị hành hung, nhưng có lẽ các nhà báo cũng nên xem lại mình, nhất là đạo đức nhà báo.

No comments:

Post a Comment