2016/03/16

CUỐN "GẠC MA- VÒNG TRÒN BẤT TỬ" KHÔNG ĐƯỢC XUẤT BẢN LÀ VÌ NỘI DUNG QUÁ YẾU

Dư luận mấy hôm nay ồn ào chuyện vì sao cuốn sách "GẠC MA- VÒNG TRÒN BẤT TỬ" do tướng Lê Mã Lương chủ biên không được xuất bản dẫu bản thảo đã được gửi đến 10 nhà xuất bản. BBC cũng sốt sắng vào cuộc khi đăng tải ý kiến của Nhà sử học Lê Văn Lan. Chúng tôi phì cười vì phát biểu hồ đồ của ông Lê Văn Lan trên BBC. Là một Nhà sử học, ông này tuy chưa hề đọc nội dung cuốn sách và chưa tìm hiểu lý do vì sao sách chưa được xuất bản nhưng ông Lan phán chắc như bắp: Những nhà lãnh đạo đất nước đã sai lầm trong chính sách đối ngoại, coi vấn đề tuyên truyền về Gạc Ma và tội ác của TrungQuốc là vấn đề tế nhị."

Về lý do sách đã gửi đến Nhà Xuất bản trẻ nhưng Nhà Xuất bản từ chối xuất bản, Ông Nguyễn Minh Nhựt - giám đốc NXB Trẻ - cho biết công khai trên báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh: "Tên sách quá hay nhưng bản thảo yếu quá, chỉ lấy lại từ các báo, và không rõ tác quyền. NXB nói các biên tập viên "cứu" bản thảo này nhưng không được. Nói phía First News làm lại thì ông Phước rút lại bản thảo để đưa qua NXB khác". 

Ngoài ra, ngày 14/3, ông Nguyễn Minh Nhựt cũng công khai chia sẻ trên facebook: "Năm 2014, đọc qua bản thảo ‘Gạc Ma - Vòng tròn bất tử’, tôi thấy đề tài quá hay, tên sách quá hay nhưng nội dung thì quá yếu. Tôi nói làm kiểu này thì không được đâu. Đốt nhang cho liệt sĩ thì cũng phải ba nén đàng hoàng”. Ông Nhựt cũng cho hay: “Tôi đã trao đổi lại với đối tác [First News], nếu có làm thì phải làm lại bản thảo chứ làm kiểu này thì tôi không làm. Sau đó, đối tác rút bản thảo đưa các nhà khác nên tôi cũng không quan tâm thêm và cũng không biết bản thảo cuối cùng như thế nào”.

Theo báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh: Một giảng viên Đại Học Quốc Gia từng được NXB Đại học Quốc gia mời đọc thẩm định cuốn sách cũng cho biết: "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử có những câu chuyện xúc động về các liệt sĩ Gạc Ma, tuy nhiên các tư liệu trong sách chưa được dẫn đầy đủ nguồn gốc để đảm bảo độ chính xác, khách quan.Cách tổ chức bản thảo cũng chưa khoa học nên không phù hợp với tiêu chí của NXB Đại học Quốc gia, vốn chuyên về dòng sách khoa học, giáo trình phục vụ sinh viên".

Vậy cụ thể nội dung bản thảo có gì mà các nhà xuất bản đều từ chối? 

Xin hãy nghe video clip để biết quan điểm của ông Lê Mã Lương về trận Gạc Ma:

https://youtu.be/uS5fmvKoCeg


Hãy nghe kỹ video clip này, mọi người sẽ thấy QUAN ĐIỂM của tướng Lê Mã Lương về trận Gạc Ma. Ông Lương đưa ra những lý do hết sức mù mờ, viện cớ vào câu trả lời hoàn toàn mang hàm ý khác của Đô đốc Giáp Văn Cương và tự suy diễn theo ý ông ta:

1- Một lãnh đạo cấp cao (là ai ?) đã ra lệnh cho những người lính ở Gạc Ma "không được nổ súng" (bằng văn bản nào?) hay cũng chỉ dựa vào cái đập bàn bức xúc của ông nào đó?

2- Trong ba đảo Gạc Ma, Colin và Lendao thì vì sao lại chỉ mất có Gạc Ma, ý ông ta ám chỉ có nội gián hay những người lính Gạc Ma hèn nhát (?)

3- Ngay cả tên chiến sĩ giữ cờ bị chúng đâm bị thương tên Nguyễn Văn Lanh cũng được ông ta "biến tấu" thành Nguyễn Văn Luyện.

4- Hùng hồn cho rằng chỉ có mấy thuyền nhôm của TQ vây quanh thôi mà ta không làm gì được (?)

Đặc biệt, ông Lê Mã Lương phát ngôn tầm bậy tầm bạ trong video clip trên là tại cuộc "hội thảo" do mấy ông bà dzận xĩ “minh triết, minh treo” tổ chức và chính các video này sau đó được chính những "chiến sĩ dân chủ" tung lên mạng chứ chả phải cơ quan báo chí chính thống nào thèm đăng! Và rồi, tướng Lê Mã Lương tiếp tục trượt dài khi đàn đúm với lũ mà ai ai cũng biết là lũ rận chấy cặn bã như Trương Văn Dũng:

Về phát biểu của ông Lê Mã Lương cho rằng có ông "Lãnh đạo cấp cao" ra lệnh "không được nổ súng" ở trận Gạc Ma, ai cũng biết, ý ông Lương muốn nói đến ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thời điểm 1988 là Đại tướng Lê Đức Anh. Về điều này, Cựu chiến binh Gạc Ma, người trực tiếp tham gia sự kiện 14/3/1988 là ông Lê Hữu Thảo đã nhiều lần, trên nhiều diễn đàn đã công khai bác bỏ. Theo ông Thảo, những người lính Trường Sa ngày đó chỉ nhận được lệnh KHÔNG NỔ SÚNG TRƯỚC. Điều này cũng phù hợp với thông tin trong bài báo SỰ THẬT Ở TRƯỜNG SA đăng trên báo Nhân dân số ra ngày 24/3/1988 mà Google.tienlang mới đăng lại chiều nay. Mệnh lệnh "KHÔNG NỔ SÚNG TRƯỚC" khi qua miệng ông Lê Mã Lương đã bị xuyên tạc thành "KHÔNG ĐƯỢC NỔ SÚNG!"

Sự xuyên tạc, vu khống của ông Lê Mã Lương đã gặp khá nhiều chỉ trích của những người lính trong cuộc tại sự kiện Gạc Ma 14/3/1088.

Ngay sau sự kiện xảy ra ngày 14-3-1988 tại vùng biển Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh cùng Đô đốc Tư lệnh Quân chủng Hải quân Giáp Văn Cương và nhiều cán bộ cấp tướng của các Quân chủng, Tổng cục trong quân đội đã ra thăm Trường Sa.

Đang là phóng viên ảnh kiêm viết mảng quân đội của báo Phú Khánh (cũ), Nguyễn Viết Thái được cấp chục cuộn phim Orwo đen trắng của Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ) để đi Trường Sa theo đoàn của Đại tướng Lê Đức Anh. Một trong những bức ảnh của Nguyễn Viết Thái được sử dụng nhiều nhất là ảnh Đại tướng Lê Đức Anh tại lễ kỷ niệm 33 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam, ngày 7-5-1988. 


Trước hàng quân trên đảo Trường Sa, giữa quần đảo Trường Sa đầy nắng gió, Đại tướng đọc lời thề: "Chúng ta xin thề trước hương hồn của Tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa trước đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau: Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta".

Để kết thúc bài này và để các ông bà dzận xĩ khỏi xuyên tạc về lý do cuốn sách "GẠC MA- VÒNG TRÒN BẤT TỬ" không được xuất bản, xin mời bạn đọc nghe ý kiến ông Chu Văn Hòa- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và phát hành giải thích các quy định của pháp luật về chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền của từng cơ quan tổ chức liên quan. Đừng có nói mò như "Nhà sử học" Lê Văn Lan trên BBC!

No comments:

Post a Comment