2016/03/19

Có nhất thiết phải làm rõ người tự ứng cử được phản động hậu thuẫn?

Chiềng Chạ

Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trần Tổ quốc Việt Nam (MTTQ VN) tại buổi hiệp thương (Nguồn: Internet).


Liên quan thông báo của của trưởng tiểu ban tuyên truyền bầu cử thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Phong với đoàn kiểm tra chuẩn bị cho bầu cử do Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu về tình trạng: "Trong 47 người tự ứng cử tại Hà Nội, "một số người có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, nước ngoài đứng ra vận động bầu cho họ, thậm chí cung cấp tài chính để vận động". Mới đây nhất, tại Hội nghị hiệp thương lần thứ hai bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐB QH) khóa XIV do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ VN) tổ chức vào sáng ngày 17-3, một số thành viên tham dự đã "đề nghị làm rõ thông tin ai là người tự ứng cử được tổ chức phản động nước ngoài hậu thuẫn, vì nói chung chung sẽ ảnh hưởng đến những người tự ứng cử". Bên cạnh đó, đa số đại biểu cũng bày cần có các biện pháp kiểm soát, hạn chế tới mức tối đa việc một số phần tử nhận sự hậu thuẫn, tài trợ của các thế lực thù địch, bọn phản động để tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội như tiến hành kê khai tài sản và thành lập ra cơ quan chuyên trách để thực hiện điều này. Nhiều cơ quan báo chí trong nước cũng đã trích dẫn ý kiến của một số cá nhân tham dự Hội nghị hiệp thương lần thứ hai bầu cử đại biểu Quốc hội như ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Thiếu tướng Lê Mã Lương - nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân đội nhân dân và bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch tập đoàn VID... xung quanh vấn đề này với nội dung đồng thuận với việc phải làm rõ phải làm rõ người tự ứng cử được phản động hậu thuẫn cũng như “thế lực đứng đằng sau một số người tự ứng cử ĐBQH”. 


Xin nói luôn là người viết hoàn toàn đồng tình với ý kiến cho rằng, không nên nói chung chung “có thế lực đứng sau một số người tự ứng cử”, nếu có hãy chỉ rõ ra bởi dù sao đi nữa nó cũng sẽ tác động đến phần nào không khí của cuộc bầu cử trong khoảng thời gian còn lại. Tạo dựng không khí dân chủ, minh bạch trong bầu cử là điều cần làm đầu tiên để có được một kỳ Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực sự có chất lượng. Song, vấn đề đặt ra ở đây là có cần thiết phải làm rõ người tự ứng cử được phản động hậu thuẫn khi mà hoạt động bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 14 và Hội đồng nhân dân các cấp mới chỉ diễn ra những hoạt động đầu tiên? Và liệu rằng điều đó có ảnh hưởng gì đến toàn cục tới một sự kiện 05 năm mới diễn ra 01 lần này không? Để lí giải có hay không cần thiết phải làm rõ người tự ứng cử được phản động hậu thuẫn xin được chỉ ra 02 điểm để những ai quan tâm  cùng suy ngẫm và cho ý kiến: 

(1). Ở đây, tôi không có bất cứ trách cứ hay lên án gì sau thông báo của Tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội đồng bầu cử Quốc gia. Nhiệm vụ được giao của Tiểu ban này đã rất rõ nét, cụ thể như chính cái tên gọi và với ý nghĩ đảm bảo tuyệt đối an toàn, thành công của kỳ bầu cử thì họ được phép công bố những thông tin họ nhận được như một phần trong biện pháp ngăn chặn, cảnh báo về các hoạt động chống phá trong kỳ bầu cử. Hay nói cách khác, Tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội đồng bầu cử Quốc gia đơn thuần chỉ là thực hiện nhiệm vụ của mình và đương nhiên, trong việc thực thi công vụ sẽ khó có thể tránh được những tác động mà xin được gọi là tiêu cực như đã chỉ ra ở trên. 

Và chúng ta thử hỏi rằng, điều gì sẽ xảy ra nếu Cơ quan chuyên trách đảm bảo ANTT dịp bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân vẫn cứ im lặng, coi như không có chuyện "các thế lực thù địch hậu thuẫn, tài trợ cho một số ứng viên ứng cử Đại biểu Quốc hội"? Thì tôi tin chắc rằng sẽ có rất nhiều cử tri đặt nhầm lá phiếu của mình để rước những tên "giặc" vào bộ máy của cơ quan quyền lực cao nhất. Mặc dù với những thông tin được nói ra sẽ rất khó để các cử tri đi bầu cử nhận diện ai là kẻ được hậu thuẫn (?), ai là những tên phản động được cài cắm vào nội bộ Quốc hội *(?) để thực hiện cái gọi là "chuyển hóa chế độ từ bên trong" trước khi đưa ra quyết định sáng suốt cho lá phiếu của mình. 

Sẽ không ai dám phủ nhận mọi sự sẽ dễ dàng hơn cho những cử tri trong việc thực hiện quyền của mình nếu làm rõ, bạch hóa được những nội dung ở trên. Tuy nhiên, thiết nghĩ ở đây không nhất thiết chúng ta phải nói ra một điều mà điều đó sẽ ảnh hưởng tới đại cục cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp (điều này sẽ được làm rõ hơn ở mục (2).

(2). Trước hết, cần thống nhất rằng, bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp diễn ra 05 năm 1 lần và với vai trò là một cơ quan (sau khi bầu nên) sẽ trực tiếp quyết định nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước nên đó không phải là trò chơi hay một cái gì đó có thể đưa ra để thử nghiệm theo kiểu được thì tốt, không được cũng không sao. Nguyên nhân và cũng là động lực để một số đại biểu yêu cầu phải chỉ ra “có thế lực đứng sau một số người tự ứng cử” là để tạo sự dân chủ, tự tin cho người tự ứng cử. Nhưng tôi cho rằng, việc không chỉ ra đôi khi không những không ảnh hưởng gì tới người tự ứng cử mà thậm chí còn tốt cho họ và cho nhiệm kỳ Quốc hội và Hội đồng nhân dân sắp tới. Theo đó, người tự ứng cử không chỉ thuyết phục cử tri của mình bằng năng lực, trình độ mà họ phải còn cho thấy bản lĩnh, sự trong sạch của mình - chứng minh mình không phải là phần tử được nhận sự hậu thuẫn, tài trợ của các đối tượng phản động, từ bên ngoài. 

Mặt khác, có một thực tế là Tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội đồng bầu cử Quốc gia và các cơ quan thành viên đến  thời điểm điểm hiện tại vẫn chưa chỉ ra đầy đủ, trọn vẹn những cá nhân được nhận sự hậu thuẫn, tài trợ của các đối tượng phản động, từ bên ngoài. Họ chỉ công bố từ những kết quả, tài liệu mà họ mới thu thập, điều tra được. Cho nên, nếu công bố cụ thể, đích danh e rằng đó là hành động "dứt dây động rừng", khiến những cá nhân liên quan cảnh giác và chủ động đối phó với các động thái tiếp theo của cơ quan đảm bảo ANTT dịp bầu cử. Và khi đó, việc "công bố một cách chung chung, không cụ thể" sẽ giải quyết cùng lúc 02 vấn đề, đó là: 

(1) Tạo sự cảnh báo, cảnh giác cần thiết cho các cử tri khi thực hiện quyền bầu cử, lựa chọn người đại diện cho mình và đương nhiên, nó cũng sẽ không gây xáo trộn nhiều trước khi hoạt động bầu cử chính thức kết thúc!  

(2). Như đã nói ở trên, khi đã có những cảnh báo, các đại biểu tự ứng cử sẽ phải  thực hiện thêm động tác chứng minh mình trong sạch. Đây là một cách thanh loại triệt để nhất để không một ai có thể lọt vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp một cách mờ ám, vì mục đích khác. 

Và cũng xin thông tin thêm là việc công bố của Tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội đồng bầu cử Quốc gia và các cơ quan thành viên không có nghĩa họ sẽ dừng lại các hoạt động chuyên môn của mình tại đây. Họ vẫn tiếp tục và có thể như kiến nghị của Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch tập đoàn VID thì cơ quan Công an sẽ được huy động để làm rõ thêm những điều đã được cảnh báo và các nguy cơ khác có thể xảy ra!

No comments:

Post a Comment