2016/03/26

Bài 2: Cẩm Nang Kiến Quốc: Hão Huyền Singapore

Để Việt Nam Trở Thành Cường Quốc: Hão Huyền Singapore

Hoàng Hữu Phước, MIB
23-02-2016
Là một quốc gia phải vượt qua các cuộc chiến tranh trường kỳ cứu quốc, lập quốc, và vệ quốc, theo chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh, thực sự “tự mình bương chải” giữa các thế lực thù địch bủa vây, Việt Nam sẽ không bao giờ kiến quốc theo mô hình độc tài của Singapore chỉ để nuôi giấc mơ được hùng mạnh về kinh tế như Singapore.
Lee Kuan Yew (Lý Quang Diệu) là nhà độc tài mà thế giới tự do yêu thích. Ông ủng hộ Chủ Nghĩa Xã Hội và cùng người ủng hộ Chủ Nghĩa Cộng Sản là Lim Chin Sion (Liêm Chính Xương) hợp nhất lập đảng Hành Động Nhân Dân PAP, trở thành đảng chính trị cầm quyền thống trị ở Singapore. Từ triết thuyết cộng sản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, Lee Kuan Yew lập nên mô hình quản lý riêng biệt thiên hướng xã hội dân chủ theo một nền văn hóa chính trị riêng biệt với cơ cấu quyền lực của độc tài, thực dụng, hợp lý và mang tính pháp lý trung ương tập quyền cao độ mà các nhân sự trị quốc được bổ nhiệm chứ không qua bầu cử và dưới sự lãnh đạo của Lee Kuan Yew và PAP Singapore đã đạt và giữ vững sự tăng trưởng kinh tế cùng sự ổn định chính trị. Như vậy, Singapore theo đuổi một chế độ gọi là Meritocracy tứcchế độ trọng dụng nhân tài mà điều kiện tiên quyết của Lee Kuan Yew buộc phải là: luôn hết lòng trung thành với quốc gia và với chủ trương chính sách của Lee Kuan Yew.
Trong các giá trị thì Lee Kuan Yew xem kỹ luật nghiêm ngặt cùng sự bất chấp dân chủ là cao trọng nhất. Lee Kuan Yew cho rằng dân chủ không thích hợp cho các quốc gia đang phát triển. Ông xử tội bất kỳ ai vi phạm các quy định của ông đối với trật tự công cộng, từ người nhai kẹo cao su nhổ bừa bãi, đến người đồng tính nam, nhà phê bình truyền thông, và các lãnh đạo chính trị đối lập. Ông đã thố lộ với phóng viên Thời Báo New York rằng ông đã phải làm vài việc xấu xa như bắt nhốt dân chúng không cần xét xử. Điển hình như vụ Tiến sĩ Chia Thye Poh (Châu Thái Bảo) đã bị bắt tống giam lưu đày trên đảo suốt 23 năm vì thiên cộng sản và dám công kích Lee Kuan Yew, theo Luật An Ninh Nội Địa Singapore nên không bao giờ được đưa ra xét xử ở tòa án, và khi được thả phải bị quản thúc tại gia trong 9 năm, cấm không được đi lại, không được có việc làm, bị tước quyền “làm chính trị”. 32 năm tù đã làm Giáo sư Tiến sĩ Vật Lý Chia Thye Poh từ một giáo sư vật lý trẻ tuổi tài cao 25 tuổi trở thành một ông lão khi được thả khỏi ngục năm 1989 và giam lỏng thêm 9 năm trong một căn phòng giám quản nhỏ đủ cho một người ở mà nhà nước Singapore thậm chí còn bắt ông phải trả tiền thuê để nhà nước có cớ nói ông đã được “tự do”.
Singapore
Cả thế giới tự do không bao giờ lên án Lee Kuan Yew vì Lee Kuan Yew không cộng sản và sự tàn ác của Lee Kuan Yew có thể chấp nhận được vì “tù nhân lương tâm” Chia Thye Poh “có đầu óc” cộng sản. Giáo sư Chia Thye Poh được Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế gọi là “tù nhân lương tâm lâu năm nhất Singapore” như một cách tính toán số học thuần túy cứ như để cái tổ chức ấy có việc để làm, chứ thân phận con người của ông không bao giờ là thứ đáng cho họ phải quan tâm đến, và công việc quan trọngcuối cùng của tổ chức này là ra tuyên bố vào ngày 27-11-1998 rằng các trừng phạt đối với “tù nhân lương tâm” Chia Thye Poh cuối cùng đã được giải tỏa. Ông được trở vào đất liền, được phép tìm việc làm, và được học tiếng Đức, học các bộ môn chính trị học cùng kinh tế học tại Hamburg nhờ sự can thiệp của Thủ tướng Đức Helmut Kohl và năm 2015 được đề cử cho giải Nobel Hòa Bình.
Gần đây hơn, Tiến sĩ Chee Soon Juan (Chí Xuân Dương) sau nhiều lần bị tù tội do dám tuyên bố các cơ quan tư pháp Singapore không độc lập, đã bị tuyên bố phá sản năm 2006 khiến không được phép ra ứng cử Quốc Hội do không đủ tiền đóng phạt cho hai vị thủ tướng tiền nhiệm là Lee Kuan Yew và Goh Chok Tong do đã chê bai các vị lãnh đạo này của đảng PAP. Chỉ sau khi kiếm đủ tiền nộp cho hai vị này, Tiến sĩ Chee mới được phép tham gia ứng cử năm 2015.
Với quyền lực thống chế truyền thông, Lee Kuan Yew thường xuyến công kích các tổ chức truyền thông phương Tây nào dám cả gan nói về chủ nghĩa “gia đình trị” hoặc “chủ nghĩa truyền ngôi triều đại” nhắm vào việc con ông được lên làm Thủ Tướng năm 2004 cũng như nhiều thành viên gia đình ông nắm giữ các chức vụ cao cấp trong chính quyền, thậm chí Ông còn kiện ra tòa luôn cả các cơ quan thông tấn báo chí như International Herald Tribune, Economist, và Bloomberg News, khiến các cơ quan ngôn luận này bị tòa án Singapore phạt nặng và phải giới hạn số lượng ấn bản được phép phát hành.
Lee Kuan Yew đã phạm sai lầm khi ra sức phát ngôn về dân chủ Châu Á, cho rằng các giá trị Á Châu độc đáo không bao giờ tương thích với các hình thái tự do phương Tây, và ông đã bị hớ khi Đài Loan, Hàn Quốc, và Indonesia sau đó trở thành các thực thể “thân Mỹ” hùng mạnh về kinh tế theo mô hình phương Tây, khiến người dân Singapore đòi hỏi phải có những cải tổ dân chủ hơn, và khiến con của Lee Kuan Yew là Thủ tướng Lee Hsien Loong (Lý Hiển Long) buộc phải tuyên bố “đây là một thế hệ khác, một xã hội khác, nên chính trị sẽ phải khác”.
Tóm lại, nền tảng cho sự “cất cánh” của Singapore là minh chứng cho công thức mang tính chân lý của muôn đời của thế giới quân chủ chuyên chế và tư bản đế quốc:
 
Singapore 2
mà người đời có thể ví von rằng nếu thiếu ngọn roi của Tần Thủy Hoàng thì thế giới ngày nay đã không bao giờ có (a) vật thể được nhìn thấy từ khoảng không vũ trụ tức Vạn Lý Trường Thành, và (b) siêu cường quốc Trung Hoa thống nhất.
Vì lý do trên, sơ khởi có 8 chân lý sau:
a- Chân Lý 1: Việc nêu tên Singapore như một “gương sáng” đáng ước mơ mà Việt Nam phải noi theo như một khuôn mẫu duy nhất để trở thành cường quốc kinh tế là một việc hoàn toàn thiếu khôn ngoan.
b- Chân Lý 2: Việc Lee Kuan Yew đã thực thi chủ nghĩa trọng dụng nhân tài với tiêu chí duy nhất là trung thành tuyệt đối với đất nước và đường lối chính trị của Đảng Hành Động Nhân Dân Singapore, cho thấy việc Việt Nam sử dụng nhân tài có sự chọn lọc dù nhân tài trong Đảng hay nhân tài ngoài Đảng trên cơ sở duy nhất là trung thành tuyệt đối với đất nước và đường lối chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam là đúng đắn ở tất cả các quốc gia. Đã có – hoặc manh nha có – các hoạt động chống Chính phủ và/hay chống thể chế chính trị của đất nước thì mãi mãi không bao giờ được xem là “nhân tài” để mà được “trọng dụng” vì đó chỉ là kẻ phá hoại mà ngay cả “thiên đường cường quốc Singapore” cũng phải luôn ra tay trừng trị, triệt tiêu.
c- Chân Lý 3: So với Singapore, Việt Nam đang có cơ sở dân chủ tốt hơn, tự do hơn, lý tưởng hơn, nhân văn hơn, tiến bộ hơn, trọng dân hơn.
d- Chân Lý 4: Nhờ có bàn tay hà khắc của Lee Kuan Yew và luật pháp hà khắc của Singapore, tình hình tham nhũng ở Singapore tốt hơn, trong sạch hơn Việt Nam. Không có bàn tay hà khắc ấy và không có luật pháp hà khắc, Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa quá dịu dàng với người dân tiêu cực vừa quá nhân đạo với đảng viên hư đốn sẽ không bao giờ cải thiện được tình trạng tinh hình tham nhũng ở Việt Nam.
e- Chân Lý 5: Chỉ có học sinh non nớt, sinh viên thơ dại, và người lớn mơ hồ, mới nói, mới viết, mới cho rằng Singapore là hình mẫu đáng ca ngợi và gương sáng vinh diệu cho Việt Nam noi theo.
f- Chân Lý 6: Lý Quang Diệu thành vĩ nhân vì đã trên cơ sở xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa trong tư duy khiến thúc đẫy ươm mầm cho sự vươn lên “vì nước, vì dân” trong kỷ luật sắt, trừng phạt “biểu tình”, tạo nên sự ổn điịnh chính trị gần như là tuyệt đối khiến thế giới tư bản yên tâm đổ xô đổ tiền vào bùng nổ đầu tư, kinh doanh, còn Singapore trở thành cường quốc kinh tế.
g- Chân Lý 7: Lý Quang Diệu thành vĩ nhân vì đã khôn ngoan vừa chống tất cả những ai có tư tưởng cộng sản và xã hội chủ nghĩa như mình để được danh “chống cộng” lấy lòng “thế giới tự do” để cái thế giới ấy để yên cho Ông phát huy tính khí “thiên triều” thừa hưởng từ giòng máu Hoa để trở thành nhà độc tài có quyền trao ngôi thống trị lại cho “hoàng thái tử” và “hoàng tộc Lý triều”.
h- Chân Lý 8: Singapore thành cường quốc vì người dân Singapore tự nguyện chấp nhận các chân lý 6 và 7 kể trên, nghĩa là người dân luôn là một thực thể quyền năng trong hiện thực hóa giấc mơ cường quốc của một quốc gia.
Kỳ sau: Bài 3 Cẩm Nang Kiến Quốc Việt Nam: Hão Huyền Nhật Bản
Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế
Tham khảo:
A) Tư liệu về Lee Kuan Yew và Singapore:
Tạp Chí Economist. 23-3-2015. Lee Kuan Yew, Singapore’s Longtime Leader.http://www.economist.com/blogs/graphicdetail/2015/03/lee-kuan-yews-singapore. Retrieved 20 February 2016.
B) Bài viết của Hoàng Hữu Phước:
1- Về “Đa đảng”:
18-5-2013. Việt Nam Cộng Hòa Có Đa Đảng Không? Mỹ Có “Đa Đảng” Không?https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2013/05/18/viet-nam-cong-hoa-co-da-dang-khong-my-co-da-dang-khong/
18-5-2014: Tôi Trả Lời Phỏng Vấn Của Đài Châu Á Tự Do Về Cù Huy Hà Vũ Và Vấn Đề “Đa Đảng”.https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2014/05/18/toi-tra-loi-phong-van-cua-dai-chau-a-tu-do-ve-cu-huy-ha-vu-va-van-de-da-dang-ngay-20-4-2011/
2- Về “Dân chủ, Tự do”:
3- Về “Tuyệt thực”:
4- Về “Tội ác Cộng quân trong biến cố Tết Mậu Thân”:
5- Về “Nhân quyền”:
6- Về “Biểu tình”:
14-4-2015: Nghị Sĩ Hoàng Hữu Phước Nói Về Vấn Đề Pháp Luật Của “Luật Biểu Tình”.https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2015/04/14/nghi%CC%A3-si%CC%83-hoang-hu%CC%83u-phuoc-noi-ve-lua%CC%A3t-bie%CC%89u-tinh-2/
7- Về “Nhân tài” Việt Nam:
07-3-2014: Về Cái Sự Trăn Trở Của Sinh Viên Ngô Di Lân.https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2014/03/07/ve-cai-su-tran-tro-cua-sinh-vien-ngo-di-lan/

No comments:

Post a Comment