2016/02/26

Trung Quốc xuống nước trước Philippines trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông

Oh My God



Ở bài viết trước đó, khi đề cập tới một phát biểu có tính dự định của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Philippines xung quang việc nước này đã khởi kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague, Hà Lan, tôi đã hoàn toàn đồng tình và cho rằng những bước đi của Philippines là hết sức đúng đắn: "Philippines có thể sẽ xem xét đàm phán song phương với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông với điều kiện Manila thắng kiện tại tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague". (Phát biểu của Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm 12-2). 

Theo đó, với những sự đồng thuận, ủng hộ có được ở tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague, Hà Lan, Philippines đã có một chỗ dựa hoàn toàn vững chắc để không bị thua thiệt trong trường hợp Trung Quốc có lời đề nghị đàm phán song phương trong giải quyết tranh chấp giữa hai nước trên khu vực Biển Đông. Và trên thực tế, đường đi nước bước hiện tại của Philippines trong giải quyết các tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông trong mối tương quan với Trung Quốc hoàn toàn phù hợp với thỏa thuận mà Mỹ và Asean đạt được trong Hội nghị thượng đỉnh tổ chức tại Mỹ vào các ngày 15, 16/2/2016 vừa qua: Kiên trì đối thoại, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình. 
Ông Vương Nghị họp báo tại Mỹ ngày 23-2. Ảnh: AP

Và theo một thông tin mới đây nhất được phát đi từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong chuyến thăm tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (CSIS - Mỹ) đã công khai thể hiện mong muốn thương lượng lại với Philippines về Scarborough. 

Trước khi đi tới lời đề nghị có phần khó khăn này, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không quên thể hiện tầm vóc cũng như tính "chính nghĩa", "sự tôn trọng pháp luật" của Trung Quốc trong giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông với các quốc gia liên quan, trong đó có Philippin. Giải thích về điều này chúng ta sẽ dễ dàng thấy rằng: Việc "xuống thang" với Philippin trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông sau khi nước này chính thức kiện Trung Quốc ra Tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague, Hà Lan là việc làm không dễ dàng gì đối với Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh sức mạnh Trung Quốc đang bị Mỹ và một số nước đồng minh ngăn cản. Hơn nữa, trên thực tế do quá tin tưởng sự ủng hộ của Tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague, Hà Lan cũng như việc áp đảo của các tài liệu có tính pháp lý và lịch sử về chứng minh chủ quyền trên Biển Đông nên dù đã nhiều lần được đề nghị song phía Trung Quốc vẫn từ chối tham gia vụ kiện. Cho nên, Trung Quốc sẽ không bao giờ phát đi một tuyên bố có tính hạ mình và thể hiện sự bất lực của mình, nhất là khi đó lại là một nước nhỏ chứ không phải là một khu vực kiểu như Asean...

Hiểu như thế để thấy được rằng tại sao trong bài phát biểu nhân chuyến thăm Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (CSIS - Mỹ), Bộ trưởng Bộ Ngoại giaoTrung QuốcVương Nghị ngoài việc phủ định và "đổ lỗi vì các nước tranh chấp có hành động gia tăng quân sự ở biển Đông nên Trung Quốc cũng phải xây dựng các cơ sở quân sự trên biển Đông để tự vệ" đã "cáo buộc Philippines đã có hành động khiêu khích chính trị khi kiện tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông ra Tòa án trọng tài quốc tế The Hague (Hà Lan)"; cho rằng "quyết định này của Philippines là vô trách nhiệm đối với người dân Philippines và tương lai Philippines.

Philippines đệ đơn kiện tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông đầu năm 2013 sau khi Trung Quốc không chịu rút tàu ra khỏi bãi cạn Scarborough (nằm giữa bãi Macclesfield và đảo Luzon của Philippines ở biển Đông, Trung Quốc tranh chấp gọi là đảo Hoàng Nham).

Lý lẽ của Philippines là tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông không phù hợp với Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 và phải được tòa ra phán quyết vô hiệu". (tin do hãng tin AP (Mỹ) đưa tin và báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh dẫn lại). 

Như vậy có thể thấy rằng, với việc theo đuổi chính sách ôn hòa trên cơ sở tôn trọng và thực thi đúng pháp luật quốc tế trong giải quyết các tranh chấp liên quan với Trung Quốc trên Biển Đông, Philippin đã dồn Trung Quốc vào thế phải chủ động đề nghị đàm phán nếu không muốn bị tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague, Hà Lan đưa ra phán quyết cuối cùng vào cuối năm nay. Và dù chưa thể nói trước điều gì trong trường hợp Trung Quốc và Philippin cùng ngồi vào bàn đàm phán để có được thương lượng cuối cùng. Song với những gì đang diễn ra thiết nghĩ đó là bài học mà Việt Nam và những nước liên quan còn lại cần học tập để tạo ra sức ép cần thiết lên Trung Quốc và Trung Quốc có thể ngang ngược trên Biển Đông nhưng điều họ sợ nhất là bị cô lập với phần còn lại của thế giới. 

No comments:

Post a Comment