2016/02/25

NGƯỜI VIỆT CÓ QUÊN CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ?

KhanhKim@


Lâu nay, đám giẻ rách khoác áo dân chủ trong nước vẫn thường cấu kết với đám chống cộng hải ngoại, rồi tự bốc thơm nhau rằng, chúng mới là người yêu nước đích thực và giở thói lưu manh, đạo đức giả, bằng cách kích động người dân, chống chính quyền, vu cáo đảng và nhà nước Việt Nam “nhu nhược”, “hèn với giặc, ác với dân” và rằng, "các liệt sỹ chống Trung quốc đang bị lãng quên". Vì thế, không lạ khi chúng tìm cách "phô trương lòng yêu nước" bằng việc tổ chức các cuộc biểu tình chống chính quyền. Thực chất, chúng chỉ là đám lưu manh, "treo đầu dê bán thịt chó".

Với truyền thống lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, người Việt chưa bao giờ "hèn với giặc ác với dân", chưa bao giờ chịu khuất phục trước cường quyền. Ngược lại, lòng tự tôn, tự hào dân tộc, với bản lĩnh anh hùng của người Việt, các kẻ thù đã lần lượt bị đánh bại và nước Việt vẫn trường tồn cùng thời gian ngay bên cạnh một Trung Quốc hung hăng với mộng bành trướng bá quyền mà cả thế giới đều ngại. Người Việt với truyền thống thương "yêu nước, thương nòi" và "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã trở thành đạo lý từ ngàn xưa và là lẽ sống của dân tộc. 

Thật dễ hiểu, khi đi đâu ta cũng thấy những tượng đài, nghĩa trang liệt sĩ, đình đền, miếu mạo... là nơi tri ân các anh hùng, các cá nhân có công với đất nước. Vì thế, cũng rất dễ hiểu khi hàng năm, lãnh đạo đảng và nhà nước cũng như các cá nhân, tổ chức thường đến thắp hương tưởng nhớ tới các anh hùng liệt sĩ, tri ân những người có công, trong đó có các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương máu bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược vào tháng 2 năm 1979.

Những ai từng đi học cũng đều có thể thấy, trong “Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi”, thì điều đầu tiên là: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”. Đó là điều hoàn toàn dễ hiểu, vì nước, Tổ quốc – ngoài lãnh thổ ra – thì quan trọng nhất là con người, là nhân dân, là đồng bào, là những người cùng nòi giống, cùng dòng máu đang làm chủ mảnh đất này.

Nói về tri ân các anh hùng liệt sĩ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng nói: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, cũng không bao giờ quên công lao của những đồng chí, đồng bào mình chiến đấu hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979″. Đây là câu nói của người Việt và cũng thể hiện quan điểm của đảng và nhà nước Việt Nam đối với các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc.

Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào hay tri ân các anh hùng liệt sĩ không cần đên sự phô trương mà cần đến sự thực tâm, thể hiện bằng hành động. Đối với đảng và nhà nước, lòng yêu nước và tinh thần dân tộc được thể hiện, cụ thể hóa bằng các quyết sách tại các thời điểm khác nhau, mềm dẻo về sách lược nhưng cứng rắn về nguyên tắc nhằm giữ được Độc lập dân tộc, chủ quyền Quốc gia, nhưng vẫn linh hoạt, có các giải pháp hòa bình, hữu nghị đúng đắn và phù hợp, để đối nhân xử thế với “Thù trong giặc ngoài”.

Yêu nước phải bằng cái đầu chứ không phải cơ bắp. Cần bình tĩnh linh hoạt chứ không phải gào thét chửi bới, kích động hận thù dân tộc và càng không phải làm khó chính quyền bằng các vụ gây rối. Yêu nước trong điều kiện thực lực chưa tới thì càng không được sơ xuất để kẻ thù tạo cớ gây chiến, mà trái lại cần tỉnh táo thêm bạn bớt thù, tránh đối đầu, mà vẫn giữ được hòa bình, độc lập, vì lợi ích Quốc gia và chủ quyền dân tộc, đó mới là thượng sách. Chỉ những kẻ lục lâm thảo khấu mới nghĩ rằng, đó là sự hèn nhát với giặc mà thôi.

"Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng" là phương châm chiến tranh và nó không có nghĩa là chúng ta sợ, chúng ta hèn yếu, không dám đánh khi quân thù xâm lược. Người yêu nước chân chính chỉ đánh khi đã chuẩn bị đầy đủ, đánh khi khi chúng ta có thực lực, và đã đánh là phải thắng là phải "sạch không kình ngạc", phải "tan tác chim muông", phải "trút sạch lá khô" và sụt toang đê vỡ", khiến cho quân thù phải thất bại nhục nhã.

Trong trường hợp kẻ thù "buộc ta ôm cây súng" thì người Việt cũng sẵn sàng và chúng ta sẽ là người sau cùng "tra gươm vào vỏ".

Lũ vong nô phản quốc nên nhớ, chưa bao giờ người Việt biết sợ hãi trước kẻ thù. Chưa bao giờ người Việt quên lãng những trang sử đau thương của dân tộc, và chưa bao giờ quên lãng sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, cho dù họ ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào.

No comments:

Post a Comment